Ngắm bộ đồ sứ ngoại dát vàng của vua nhà Nguyễn

Ngắm bộ đồ sứ ngoại dát vàng của vua nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Mâm bồng Rivoli rồng vàng, bộ đồ sứ in quốc huy dát vàng dùng để tiếp đãi sứ đoàn ngoại giao, bình sứ Meudon người Pháp tặng vua Hiệp Hòa... là những món đồ sứ đẳng cấp nằm trong bộ sưu tập cổ vật của các vua nhà Nguyễn.

Món  đồ sứ dát vàng ấn tượng này là mâm bồng Rivoli, quà tặng của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Món đồ sứ dát vàng ấn tượng này là mâm bồng Rivoli, quà tặng của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Cúp dùng để trang trí do triều đình nhà Nguyễn đặt làm tại Pháp đầu thế kỷ 20. Những món đồ sứ do triều đình đặt làm tại nước ngoài được gọi chung là đồ sứ ký kiểu.
Cúp dùng để trang trí do triều đình nhà Nguyễn đặt làm tại Pháp đầu thế kỷ 20. Những món đồ sứ do triều đình đặt làm tại nước ngoài được gọi chung là đồ sứ ký kiểu.
Ấm và chén, một phần trong bộ đồ sứ dát vàng triều đình đặt làm tại Pháp dưới thời vua Thành Thái, được dùng trong các buổi tiếp đãi sứ đoàn ngoại giao của triều đình.
Ấm và chén, một phần trong bộ đồ sứ dát vàng triều đình đặt làm tại Pháp dưới thời vua Thành Thái, được dùng trong các buổi tiếp đãi sứ đoàn ngoại giao của triều đình.
Chiếc liễn này nằm trong bộ đồ sứ cổ thời Thành Thái nói đến ở trên. Nắp và thân hiện vật trang trí quốc huy dát vàng hình rồng uốn lượn đằng sau một cuốn thư ghi hai chữ "Đại Nam" và thanh bảo kiếm nằm ngang.
Chiếc liễn này nằm trong bộ đồ sứ cổ thời Thành Thái nói đến ở trên. Nắp và thân hiện vật trang trí quốc huy dát vàng hình rồng uốn lượn đằng sau một cuốn thư ghi hai chữ "Đại Nam" và thanh bảo kiếm nằm ngang.
Chi tiết hình tượng quốc huy. Hình tượng này thể hiện sự giao thoa giữa phong cách trang trí mỹ thuật truyền thống phương Đông và mỹ thuật phương Tây ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Chi tiết hình tượng quốc huy. Hình tượng này thể hiện sự giao thoa giữa phong cách trang trí mỹ thuật truyền thống phương Đông và mỹ thuật phương Tây ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Một chiếc chén có kiểu dáng lạ mắt trong bộ đồ sứ ký kiểu thời Thành Thái.
Một chiếc chén có kiểu dáng lạ mắt trong bộ đồ sứ ký kiểu thời Thành Thái.
Bình sứ Meudon, quà tặng bang giao của chính phủ Pháp nhân ngày đăng quang của vua Hiệp Hòa năm 1883.
Bình sứ Meudon, quà tặng bang giao của chính phủ Pháp nhân ngày đăng quang của vua Hiệp Hòa năm 1883.
Món đồ sứ có nắp dát vàng được triều đình nhà Nguyễn nhập từ Anh quốc nửa đầu thế kỷ 19. Dòng gốm Anh được áp dụng kỹ thuật trang trí in chuyển họa, đề tài trang trí phần lớn là thiên nhiên, công trình kiến trúc hoặc mô phỏng hoa văn Trung Hoa.
Món đồ sứ có nắp dát vàng được triều đình nhà Nguyễn nhập từ Anh quốc nửa đầu thế kỷ 19. Dòng gốm Anh được áp dụng kỹ thuật trang trí in chuyển họa, đề tài trang trí phần lớn là thiên nhiên, công trình kiến trúc hoặc mô phỏng hoa văn Trung Hoa.
Chiếc liễn có quai dát vàng nằm trong bộ sưu tập đồ sứ Anh của nhà Nguyễn. Dưới thời Minh Mạng (1820-1841), đồ sứ Anh được nhập vào Việt Nam qua Công ty Đông Ấn Anh hoặc các thương gia Việt Nam mua tại các hải cảng của người Anh.
Chiếc liễn có quai dát vàng nằm trong bộ sưu tập đồ sứ Anh của nhà Nguyễn. Dưới thời Minh Mạng (1820-1841), đồ sứ Anh được nhập vào Việt Nam qua Công ty Đông Ấn Anh hoặc các thương gia Việt Nam mua tại các hải cảng của người Anh.
Chiếc đĩa trang trí hoa văn Trung Hoa trong bộ sưu tập đồ sứ Anh quốc.
Chiếc đĩa trang trí hoa văn Trung Hoa trong bộ sưu tập đồ sứ Anh quốc.
Tách và đĩa lót bằng sứ được đặt làm tại Trung Hoa thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Thời Thiệu Trị là giai đoạn đồ sứ ký kiểu Trung Hoa chiếm số lượng nhiều nhất và đạt đến độ tuyệt hảo về chất lượng.
Tách và đĩa lót bằng sứ được đặt làm tại Trung Hoa thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Thời Thiệu Trị là giai đoạn đồ sứ ký kiểu Trung Hoa chiếm số lượng nhiều nhất và đạt đến độ tuyệt hảo về chất lượng.
Bên cạnh đồ sứ được tạo dáng theo khối tròn còn có kiểu dáng gãy góc, lục giác, bát giác theo kiểu đồ sứ châu Âu. Đặc trưng trang trí trên đồ sứ ký kiểu thời Thiệu Trị là đề tài rồng và mây, hồi văn quy giáp, thủy ba tam sơn...
Bên cạnh đồ sứ được tạo dáng theo khối tròn còn có kiểu dáng gãy góc, lục giác, bát giác theo kiểu đồ sứ châu Âu. Đặc trưng trang trí trên đồ sứ ký kiểu thời Thiệu Trị là đề tài rồng và mây, hồi văn quy giáp, thủy ba tam sơn...
Đĩa sứ ký kiểu thời Tự Đức (1848-1883).
Đĩa sứ ký kiểu thời Tự Đức (1848-1883).
Một số món đồ sứ ký kiểu thời Minh Mạng (1820-1841). (Hình ảnh được thực hiện với sự đồng ý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).
Một số món đồ sứ ký kiểu thời Minh Mạng (1820-1841). (Hình ảnh được thực hiện với sự đồng ý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.