Ngạc nhiên lý xe tăng Mỹ dùng động cơ tua-bin khí

Ngạc nhiên lý xe tăng Mỹ dùng động cơ tua-bin khí

(Kiến Thức) - Ở thời điểm hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất ba quốc gia đủ công nghệ chế tạo các động cơ tua-bin khí giành cho xe tăng, trong đó nổi trội nhất vẫn là Mỹ với dòng xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams.

Loại xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trên thế giới được trang bị  động cơ tua-bin khí là T-80 do Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên loại xe tăng làm nên tên tuổi của động cơ tua-bin lại là M1 Abrams của Mỹ. Về cơ bản, động cơ tua-bin có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn so với động cơ diesel dùng cung cấp cùng công suất. Nguồn ảnh: Sina.
Loại xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ tua-bin khí là T-80 do Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên loại xe tăng làm nên tên tuổi của động cơ tua-bin lại là M1 Abrams của Mỹ. Về cơ bản, động cơ tua-bin có kích thước, trọng lượng nhỏ hơn so với động cơ diesel dùng cung cấp cùng công suất. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm đặc biệt của động cơ tua-bin đó là ở trọng thái chờ - nghĩa là chỉ nổ máy và đứng im một chỗ, động cơ tua-bin sẽ đốt nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ diesel. Việc đốt nhiều nhiên liệu hơn cũng đồng nghĩa với việc sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm đặc biệt của động cơ tua-bin đó là ở trọng thái chờ - nghĩa là chỉ nổ máy và đứng im một chỗ, động cơ tua-bin sẽ đốt nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ diesel. Việc đốt nhiều nhiên liệu hơn cũng đồng nghĩa với việc sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Binh lính trên chiến trường sẽ tận dụng nguồn nhiệt này để nấu nướng hoặc đun nước uống - một kiểu "nhất cử lưỡng tiện". Nguồn ảnh: Sina.
Binh lính trên chiến trường sẽ tận dụng nguồn nhiệt này để nấu nướng hoặc đun nước uống - một kiểu "nhất cử lưỡng tiện". Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài nhược điểm tốn nhiều nhiên liệu hơn ở chế độ chờ, động cơ tua-bin còn đắt đỏ hơn nhiều so với động cơ diesel thông thường. Điều này khiến cho xe tăng T-90 - phiên bản ra đời sau T-80 đã bỏ sử dụng động cơ tua-bin, quay lại động cơ diesel truyền thống. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài nhược điểm tốn nhiều nhiên liệu hơn ở chế độ chờ, động cơ tua-bin còn đắt đỏ hơn nhiều so với động cơ diesel thông thường. Điều này khiến cho xe tăng T-90 - phiên bản ra đời sau T-80 đã bỏ sử dụng động cơ tua-bin, quay lại động cơ diesel truyền thống. Nguồn ảnh: Sina.
Ngược lại, với quốc gia mà "tiền không bao giờ là vấn đề" như Mỹ, việc áp dụng động cơ tua-bin vào sản xuất hàng loạt với tiêu biểu là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được thực hiện ngay lập tức do những lợi ích to lớn mà loại động cơ này đem lại. Nguồn ảnh: Sina.
Ngược lại, với quốc gia mà "tiền không bao giờ là vấn đề" như Mỹ, việc áp dụng động cơ tua-bin vào sản xuất hàng loạt với tiêu biểu là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được thực hiện ngay lập tức do những lợi ích to lớn mà loại động cơ này đem lại. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại trên thế giới cũng có rất ít loại xe tăng sử dụng động cơ tua-bin do loại động cơ này khó chế tạo, chi phí nghiên cứu lớn và chi phí vận hành cũng cao. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại trên thế giới cũng có rất ít loại xe tăng sử dụng động cơ tua-bin do loại động cơ này khó chế tạo, chi phí nghiên cứu lớn và chi phí vận hành cũng cao. Nguồn ảnh: Sina.
Ba loại xe tăng sử dụng động cơ tua-bin nổi tiếng nhất thường được biết tới gồm M1 Abrams, T-80 và Leclerc. Trong đó xe tăng Leclerc của Pháp là động cơ lai, chỉ sử dụng một động cơ tua-bin nhỏ làm nhiệm vụ tăng công suất cho động cơ diesel chính. Nguồn ảnh: Sina.
Ba loại xe tăng sử dụng động cơ tua-bin nổi tiếng nhất thường được biết tới gồm M1 Abrams, T-80 và Leclerc. Trong đó xe tăng Leclerc của Pháp là động cơ lai, chỉ sử dụng một động cơ tua-bin nhỏ làm nhiệm vụ tăng công suất cho động cơ diesel chính. Nguồn ảnh: Sina.
Trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, được chiến đấu và đóng quân bên cạnh những chiếc xe tăng sử dụng động cơ tua-bin thực sự là điều may mắn của rất nhiều binh lính. Nguồn ảnh: Sina.
Trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, được chiến đấu và đóng quân bên cạnh những chiếc xe tăng sử dụng động cơ tua-bin thực sự là điều may mắn của rất nhiều binh lính. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, hai lợi thế lớn nhất của động cơ tua-bin đó là dễ dàng thay thế và lắp đặt (do nó có kích thước và trọng lượng nhỏ) kèm theo đó là sử dụng được đa nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, hai lợi thế lớn nhất của động cơ tua-bin đó là dễ dàng thay thế và lắp đặt (do nó có kích thước và trọng lượng nhỏ) kèm theo đó là sử dụng được đa nhiên liệu. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ tua-bin sử dụng được mọi loại dầu diesel hoặc xăng hoặc thậm chí cả xăng máy bay. Đây là điều cực kỳ quan trọng trên chiến trường vì sẽ giảm tải được gánh nặng cho hậu cần. Điều quan trọng nhất là khi sử dụng nhiên liệu khác nhau, công suất của động cơ tua-bin gần như vẫn được bảo tồn. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ tua-bin sử dụng được mọi loại dầu diesel hoặc xăng hoặc thậm chí cả xăng máy bay. Đây là điều cực kỳ quan trọng trên chiến trường vì sẽ giảm tải được gánh nặng cho hậu cần. Điều quan trọng nhất là khi sử dụng nhiên liệu khác nhau, công suất của động cơ tua-bin gần như vẫn được bảo tồn. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Trung Quốc phục vụ trong biên chế quân đội Thái Lan.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.