Ngạc nhiên giải pháp quái dị cải tiến T-72 của Ukraine

(Kiến Thức) - Ukraine thực hiện một chương trình phát triển táo bạo biến xe tăng T-72 thành xe chiến đấu bộ binh đáng sợ.

Xe bọc thép chở quân trên chiến trường vốn có điểm yếu là khả năng bảo vệ tương đối thấp nhất là trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân. Để khắc phục hạn chế này các nhà thiết kế Ukraine đã giới thiệu một giải pháp khá “quái dị” là biến một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực thành một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng.

Cụ thể, Cục thiết kế và xây dựng máy móc Kharkiv Morozov, Ukraine đã tiến hành một chương trình nâng cấp toàn diện để biến xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 thành một loại xe chiến đấu bộ binh hạng nặng mang tên BMT-72.

Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMT-72 nhìn từ phía trước rất giống xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD.
Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMT-72 nhìn từ phía trước rất giống xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD.

Để thực hiện vai trò mới, phần thân xe được thiết kế kéo dài thêm 1,75 mét so với thân T-72 nguyên bản. Khoang chở quân được bố trí nằm giữa tháp pháo và động cơ, khoang này có thể chở theo 5 binh lính với đầy đủ trang bị. Tùy thuộc vào điều kiện chiến trường, binh lính có thể ra khỏi xe để chiến đấu hoặc bắn từ trong xe thông qua các lỗ châu mai.

BMT-72 được bọc giáp khá tốt kết hợp thêm giáp phản ứng nổ do Ukraine chế tạo giúp bảo vệ xe và ê kíp chiến đấu tốt hơn trước các loại vũ khí chống tăng. Đặc biệt, xe chiến đấu bộ binh này còn được trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 làm tăng khả năng sống sót trước các loại tên lửa chống tăng có điều khiển.

Theo quan sát, BMT-72 được trang bị tháp pháo tương tự như trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD. Tháp pháo lắp pháo chính 125mm nâng cấp, nó có thể bắn các loại đạn xuyên giáp liều nổ cao HEAT, đạn động năng APFSDS, đạn nổ phá mảnh HE-FRAG.

Khoang chở binh lính được bố trí phía sau tháp pháo, khoang này có thể chở theo 5 người.
Khoang chở binh lính được bố trí phía sau tháp pháo, khoang này có thể chở theo 5 người.

Pháo chính này cũng có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo loại AT-11 Sniper. Cơ số đạn mang theo 30 viên, trong đó có 22 viên trong hệ thống nạp đạn tự động, số còn lại được lưu trữ ở trong khoang.

Vũ khí phụ bao gồm 1 súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm điều khiển từ xa.
BMT-72 được trang bị động cơ diesel tăng áp đa nhiên liệu 6TD-2 công suất 1.200 mã lực. Động cơ có thiết kế khá nhỏ gọn nhưng công suất mạnh hơn so với T-72 nguyên bản.

Hệ thống động lực mạnh mẽ giúp xe đạt tốc độ khoảng 60km/h, phạm vi hoạt động khoảng 750km, xe có thể lội nước ở độ sâu 1,8 mét mà không cần chuẩn bị trước, nếu trang bị ống thông gió xe có thể lội nước sâu 5 mét.

BMT-72 được xem là một giải pháp thiết kế khá độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Ukraine cũng như xuất khẩu cho các nước trên thế giới. Quân đội Ukraine có khoảng 1.300 chiếc T-72 đang lưu trữ nếu tiến hành nâng cấp theo chương trình nói trên có thể tạo ra một lượng xe chiến đấu bộ binh hạng nặng tương đối lớn.

Ê kíp lái xe tăng và bộ binh đi kèm trên xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMT-72. Giải pháp thiết kế khá lạ này không nhận được sự quan tâm của quân đội Ukraine cũng như khách hàng nước ngoài.
 Ê kíp lái xe tăng và bộ binh đi kèm trên xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMT-72. Giải pháp thiết kế khá lạ này không nhận được sự quan tâm của quân đội Ukraine cũng như khách hàng nước ngoài.

Mặc dù, BMT-72 có nhiều lợi thế về hỏa lực, khả năng bảo vệ binh lính đi kèm so với xe chiến đấu bộ binh thông thường nhưng giải pháp thiết kế này đã không nhận được sự quan tâm của quân đội Ukraine cũng như các khách hàng nước ngoài.

Đã có một số ý kiến cho rằng, T-72 không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại nên quân đội Ukraine không mặn mà lắm với chương trình nâng cấp này. Việc tăng chiều dài của xe thêm 1,75 mét, khối lượng chiến đấu tăng thêm gần 5 tấn so với T-72 nguyên bản  khiến nó mất đi khả năng cơ động.

Cục thiết kế Morozov cũng đã giới thiệu một gói nâng cấp tương tự từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot được gọi là BTMP-84 nhưng cũng không nhận được sự quan tâm từ quân đội Ukraine cũng như khách hàng nước ngoài.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng máy bay ném bom Tu-95MS được triển khai không kích phiến quân IS hiện nắm giữ nhiều kỷ lục hàng không.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô. Tới ngày nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong Không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-2
Tuy người ta thường ví máy bay cánh quạt như "bà già" nhưng với Tu-95 đó có lẽ là "bà già lực sĩ" với khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-3
Máy bay ném bom Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn - được xem là máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-4
Để bốc cả con "quái vật" 188 tấn này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-5
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-6
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-7
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-8
Tu-95 có khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-9
Cận cảnh động cơ tuốc binh cánh quạt với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau trên chiếc Tu-95.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-10
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "bà già" này cần tới phi hành đoàn 7 người gồm: 2 phi công, một pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-11
Máy bay ném bom Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-12
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-13
Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-555 và Kh-101 có tầm phóng 2.500-500km.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-14
Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-15
Hiện nay, Không quân Nga biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Khi đó, nó chắc chắn lại được ghi nhận thêm một kỷ lục nữa về thời gian hoạt động tới gần một thế kỷ.

T-72: xe tăng “lỡ hẹn” với Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Suýt chút nữa, lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã có thêm sự phục vụ của hàng trăm xe tăng T-72 hiện đại hơn loại T-54/55.

T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.
 T-72 là cái tên nổi tiếng trong “làng xe tăng” thế giới, ra đời từ những năm 1970, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 nhanh chóng đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Liên Xô và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoảng 25.000 chiếc gồm nhiều biến thể (gồm cả cấp phép sản xuất ở nước ngoài) đã được chế tạo từ năm 1971 tới tận ngày nay, có mặt trong thành phần trang bị gần 40 nước trên thế giới.

Tin mới