Ngạc nhiên dàn máy bay chiến đấu của Iluyshin

Ngạc nhiên dàn máy bay chiến đấu của Iluyshin

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, nhà sản xuất máy bay vận tải Iluyshin danh tiếng hóa ra từng thử sức lĩnh vực máy bay chiến đấu và gặt hái không ít thành công. 

Nhắc tới Iluyshin, hầu hết nhiều người có lẽ nhớ đến dòng máy bay vận tải hạng nặng Il-76 lừng danh thế giới. Iluyshin hay có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần mở "Tổ hợp hàng không Iluyshin" là một trong những hãng sản xuất máy bay vận tải quân sự và dân sự lớn nhất nước Nga và lọt top hàng đầu thế giới hiện nay.
Nhắc tới Iluyshin, hầu hết nhiều người có lẽ nhớ đến dòng máy bay vận tải hạng nặng Il-76 lừng danh thế giới. Iluyshin hay có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần mở "Tổ hợp hàng không Iluyshin" là một trong những hãng sản xuất máy bay vận tải quân sự và dân sự lớn nhất nước Nga và lọt top hàng đầu thế giới hiện nay.
Tuy ngày nay Iluyshin được biết đến nhiều với thương hiệu máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu hay mảnh bay cảnh báo sớm, nhưng trong quá khứ hãng này từng đã lập nên nhiều thành công trong phát triển  máy bay chiến đấu.
Tuy ngày nay Iluyshin được biết đến nhiều với thương hiệu máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu hay mảnh bay cảnh báo sớm, nhưng trong quá khứ hãng này từng đã lập nên nhiều thành công trong phát triển máy bay chiến đấu.
Điển hình là thiết kế máy bay cường kích Iluyshin Il-2 Shturmovik - mẫu máy bay đã khiến cho lực lượng bộ binh, xe tăng Đức phải kinh hồn bạt vía mỗi khi xuất hiện. Sự thành công của Il-2 thể hiện ở con số chế tạo (36.183 chiếc), và câu nói của Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Stalin với giám đồ nhà máy chế tạo: "Chúng quan trọng với Hồng quân như không khí và bánh mì".
Điển hình là thiết kế máy bay cường kích Iluyshin Il-2 Shturmovik - mẫu máy bay đã khiến cho lực lượng bộ binh, xe tăng Đức phải kinh hồn bạt vía mỗi khi xuất hiện. Sự thành công của Il-2 thể hiện ở con số chế tạo (36.183 chiếc), và câu nói của Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Stalin với giám đồ nhà máy chế tạo: "Chúng quan trọng với Hồng quân như không khí và bánh mì".
Với một số bộ phận được bọc giáp, trang bị 2 pháo 23mm, súng máy 7,62mm và 12,7mm cùng 600kg bom to hay 280 quả bom nhỏ PTAB - khi tấn công theo đội hình Il-2 có thể quét sạch hàng chục xe tăng Panzer của Đức.
Với một số bộ phận được bọc giáp, trang bị 2 pháo 23mm, súng máy 7,62mm và 12,7mm cùng 600kg bom to hay 280 quả bom nhỏ PTAB - khi tấn công theo đội hình Il-2 có thể quét sạch hàng chục xe tăng Panzer của Đức.
Tiếp nối sự thành công của Il-2, cuối CTTG 2, Iluyshin phát triển và thành công với máy bay cường kích Il-10 với số lượng chế tạo trong 10 năm (1944-1954) lên tới 6.166 chiếc (gồm cả 1.200 chiếc được chế tạo theo giấy phép ở Tiệp Khắc). Chiếc máy bay này có thể đạt tốc độ 551km/h, trang bị hai pháo 23mm hoặc 4 pháo 23mm, một pháo 20mm cùng bom và rocket.
Tiếp nối sự thành công của Il-2, cuối CTTG 2, Iluyshin phát triển và thành công với máy bay cường kích Il-10 với số lượng chế tạo trong 10 năm (1944-1954) lên tới 6.166 chiếc (gồm cả 1.200 chiếc được chế tạo theo giấy phép ở Tiệp Khắc). Chiếc máy bay này có thể đạt tốc độ 551km/h, trang bị hai pháo 23mm hoặc 4 pháo 23mm, một pháo 20mm cùng bom và rocket.
Trước Il-2 và Il-10, Iluyshin đã thành công với máy bay ném bom tầm xa Il-4 khi có tới 1.528 chiếc được chế tạo từ năm 1936-1939. Ngày 8/8/1941, 15 chiếc DB-3 của Hạm đội Batic "vinh dự" thả những quả bom Liên Xô đầu tiên xuống Berlin.
Trước Il-2 và Il-10, Iluyshin đã thành công với máy bay ném bom tầm xa Il-4 khi có tới 1.528 chiếc được chế tạo từ năm 1936-1939. Ngày 8/8/1941, 15 chiếc DB-3 của Hạm đội Batic "vinh dự" thả những quả bom Liên Xô đầu tiên xuống Berlin.
Thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, Iluyshin gặt hái thêm thành công mới với mẫu máy bay ném bom phản lực Il-28. Tổng cộng 6.635 chiếc được chế tạo từ năm 1950. Cánh bay của Il-28 trải rộng từ Đông Âu tới châu Á, châu Phi. Chiếc máy bay đạt tốc độ 902km/h, tầm bay 2.000km, mang được số lượng bom tới 3 tấn.
Thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, Iluyshin gặt hái thêm thành công mới với mẫu máy bay ném bom phản lực Il-28. Tổng cộng 6.635 chiếc được chế tạo từ năm 1950. Cánh bay của Il-28 trải rộng từ Đông Âu tới châu Á, châu Phi. Chiếc máy bay đạt tốc độ 902km/h, tầm bay 2.000km, mang được số lượng bom tới 3 tấn.
Tuy nhiên, Il-28 là thành công cuối cùng của Iluyshin trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, các thiết kế sau này đều thất bại trước đối thủ tới từ MiG, Su, Yak, Tu.
Tuy nhiên, Il-28 là thành công cuối cùng của Iluyshin trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, các thiết kế sau này đều thất bại trước đối thủ tới từ MiG, Su, Yak, Tu.
Trong ảnh là máy bay cường kích bọc thép, động cơ phản lực Il-40 được phát triển vào đầu những năm 1950. Chỉ có 7 chiếc được chế tạo trước khi chương trình hủy bỏ vào đầu năm 1956 khi mà Không quân Liên Xô (VVS) thay đổi học thuyết tác chiến từ chi viện tầm gần sang sử dụng vũ khí hạt nhận chiến thuật trên chiến trường. Máy bay có mũi kỳ dị, là nơi đặt cửa hút không khí cho hai động cơ RD-9V cho phép đạt tốc độ 993km/h, hỏa lực có 5 pháo AM-23 23mm và khả năng mang 1,4 tấn bom.
Trong ảnh là máy bay cường kích bọc thép, động cơ phản lực Il-40 được phát triển vào đầu những năm 1950. Chỉ có 7 chiếc được chế tạo trước khi chương trình hủy bỏ vào đầu năm 1956 khi mà Không quân Liên Xô (VVS) thay đổi học thuyết tác chiến từ chi viện tầm gần sang sử dụng vũ khí hạt nhận chiến thuật trên chiến trường. Máy bay có mũi kỳ dị, là nơi đặt cửa hút không khí cho hai động cơ RD-9V cho phép đạt tốc độ 993km/h, hỏa lực có 5 pháo AM-23 23mm và khả năng mang 1,4 tấn bom.
Thiết kế máy bay ném bom phản lực Il-30 được phát triển trên cơ sở Il-28 với một số thay đổi thiết kế cánh, bộ phận hạ cánh, động cơ. Nó có khả năng đạt tốc độ 1.000km, tải trọng 4 tấn bom. Tuy nhiên, dự án bị hủy bỏ khi còn chưa kịp bay thử nguyên mẫu.
Thiết kế máy bay ném bom phản lực Il-30 được phát triển trên cơ sở Il-28 với một số thay đổi thiết kế cánh, bộ phận hạ cánh, động cơ. Nó có khả năng đạt tốc độ 1.000km, tải trọng 4 tấn bom. Tuy nhiên, dự án bị hủy bỏ khi còn chưa kịp bay thử nguyên mẫu.
Thiết kế máy bay ném bom phản lực Il-46 được triển khai đầu những năm 1950 trên cơ sở Il-28 nhưng với kích cỡ lớn hơn, dùng động cơ AL-5 cho tốc độ 928km/h, tải trọng bom lên tới 6 tấn. Chỉ một chiếc được chế tạo và bay thử lần đầu tháng 3/1952, tuy nhiên nó thất bại trước đối thủ Tu-16 từ Tupolev.
Thiết kế máy bay ném bom phản lực Il-46 được triển khai đầu những năm 1950 trên cơ sở Il-28 nhưng với kích cỡ lớn hơn, dùng động cơ AL-5 cho tốc độ 928km/h, tải trọng bom lên tới 6 tấn. Chỉ một chiếc được chế tạo và bay thử lần đầu tháng 3/1952, tuy nhiên nó thất bại trước đối thủ Tu-16 từ Tupolev.
Thất bại liên tiếp nhưng Iluyshin không hề nản chí, họ tiếp tục phiêu lưu với thiết kế máy bay ném bom cận âm Il-54 có khả năng đạt tốc độ 1.150km/h với động cơ AL-7, mang được 6 tấn bom. Đáng tiếc, dự án một lần nữa chịu thất bại trước đối thủ Yak-25.
Thất bại liên tiếp nhưng Iluyshin không hề nản chí, họ tiếp tục phiêu lưu với thiết kế máy bay ném bom cận âm Il-54 có khả năng đạt tốc độ 1.150km/h với động cơ AL-7, mang được 6 tấn bom. Đáng tiếc, dự án một lần nữa chịu thất bại trước đối thủ Yak-25.
Những năm 1960-1970, Iluyshin tiếp tục nỗ lực nữa trong phát triển máy bay chiến đấu với thiết kế cường kích Il-102 cạnh tranh với mẫu Su-25 của Sukhoi trong chương trình tìm kiếm máy bay cường kích bọc thép mới cho Không quân Liên Xô. Và lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết sau cùng thì Su-25 đã được chọn và sử dụng rộng rãi tới tận ngày nay, trong khi dự án Il-102 chịu thất bại thảm hại và kết thúc luôn tham vọng chiến đấu cơ Iluyshin.
Những năm 1960-1970, Iluyshin tiếp tục nỗ lực nữa trong phát triển máy bay chiến đấu với thiết kế cường kích Il-102 cạnh tranh với mẫu Su-25 của Sukhoi trong chương trình tìm kiếm máy bay cường kích bọc thép mới cho Không quân Liên Xô. Và lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết sau cùng thì Su-25 đã được chọn và sử dụng rộng rãi tới tận ngày nay, trong khi dự án Il-102 chịu thất bại thảm hại và kết thúc luôn tham vọng chiến đấu cơ Iluyshin.
So với Su-25, Il-102 sở hữu hệ thống vũ khí khá kỳ lạ với tháp pháo đuôi điều khiển từ xa trang bị pháo GSh-23L nòng kép.
So với Su-25, Il-102 sở hữu hệ thống vũ khí khá kỳ lạ với tháp pháo đuôi điều khiển từ xa trang bị pháo GSh-23L nòng kép.
Trong cánh máy bay có những khoang nhỏ cho phép mang tới 6 quả bom ngoài 8 giá treo trên cánh và thân cho phép mang rocket, tên lửa.
Trong cánh máy bay có những khoang nhỏ cho phép mang tới 6 quả bom ngoài 8 giá treo trên cánh và thân cho phép mang rocket, tên lửa.

GALLERY MỚI NHẤT