Ngạc nhiên chiếc xe tăng sống dai nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2

Ngạc nhiên chiếc xe tăng sống dai nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2

(Kiến Thức) - Dù không sở hữu những chiếc xe tăng tốt nhất, tuy nhiên Mỹ lại có loại xe tăng an toàn nhất cho kíp lái trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, kể cả khi nó bị bắn cháy.

Loại xe tăng an toàn nhất cho kíp chiến đấu trong  Chiến tranh Thế giới thứ hai chính là chiếc M4 Sherman của Mỹ. Đây là loại xe tăng duy nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có tới 4 cửa ra trên tổng số kíp lái 5 người. Nguồn ảnh: Wiki.
Loại xe tăng an toàn nhất cho kíp chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chính là chiếc M4 Sherman của Mỹ. Đây là loại xe tăng duy nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có tới 4 cửa ra trên tổng số kíp lái 5 người. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù sử dụng động cơ chạy xăng, tuy nhiên do có quá nhiều cửa ra, xe tăng M4 Sherman của Mỹ có tỷ lệ kíp lái tử vong rất thấp - trong khi đó phiên bản T-34 của Liên Xô và các xe tăng khác của Đức lại có tỷ lệ cao hơn hẳn. Nguồn ảnh: Alp.
Mặc dù sử dụng động cơ chạy xăng, tuy nhiên do có quá nhiều cửa ra, xe tăng M4 Sherman của Mỹ có tỷ lệ kíp lái tử vong rất thấp - trong khi đó phiên bản T-34 của Liên Xô và các xe tăng khác của Đức lại có tỷ lệ cao hơn hẳn. Nguồn ảnh: Alp.
Xe tăng M4 Sherman các phiên bản đều có kíp chiến đấu năm người, trong đó bao gồm trưởng xa, pháo thủ, nạp đạn, lái xe và xạ thủ súng máy cạnh tài xế kiêm kiểm soát điện đàm. Nguồn ảnh: Lostww2.
Xe tăng M4 Sherman các phiên bản đều có kíp chiến đấu năm người, trong đó bao gồm trưởng xa, pháo thủ, nạp đạn, lái xe và xạ thủ súng máy cạnh tài xế kiêm kiểm soát điện đàm. Nguồn ảnh: Lostww2.
Trong tổng số năm vị trí kể trên, có tới bốn vị trí có cửa ra vào riêng, chỉ duy nhất có vị trí nạp đạn viên bị bọc kín trong tháp pháo không có lối thoát riêng. Nạp đạn viên trên chiếc M4 thường phải ra vào xe theo lối cửa của trưởng xa hoặc của pháo thủ. Nguồn ảnh: Meuseum.
Trong tổng số năm vị trí kể trên, có tới bốn vị trí có cửa ra vào riêng, chỉ duy nhất có vị trí nạp đạn viên bị bọc kín trong tháp pháo không có lối thoát riêng. Nạp đạn viên trên chiếc M4 thường phải ra vào xe theo lối cửa của trưởng xa hoặc của pháo thủ. Nguồn ảnh: Meuseum.
Theo thống kê của quân đội Mỹ, tỷ lệ sống sót của kíp lái M4 Sherman các phiên bản ra đời sau năm 1943 có tỷ lệ cực cao - lên tới 80% - nghĩa là kíp lái 5 người chỉ duy nhất một người bị thiệt mạng khi xe tăng bị bắn hạ. Nguồn ảnh: USarmy.
Theo thống kê của quân đội Mỹ, tỷ lệ sống sót của kíp lái M4 Sherman các phiên bản ra đời sau năm 1943 có tỷ lệ cực cao - lên tới 80% - nghĩa là kíp lái 5 người chỉ duy nhất một người bị thiệt mạng khi xe tăng bị bắn hạ. Nguồn ảnh: USarmy.
Thống kê chi tiết hơn cho thấy trung bình, mỗi chiếc M4 Sherman bị bắn hạ sẽ làm một người trong kíp lái tử vong và 2 người khác bị thương. Đây là tổn thất thấp nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, xứng đáng để M4 trở thành chiếc xe tăng an toàn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: INU.
Thống kê chi tiết hơn cho thấy trung bình, mỗi chiếc M4 Sherman bị bắn hạ sẽ làm một người trong kíp lái tử vong và 2 người khác bị thương. Đây là tổn thất thấp nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, xứng đáng để M4 trở thành chiếc xe tăng an toàn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: INU.
Thêm một đặc tính an toàn nữa chỉ thấy trên xe tăng M4 đó là thùng đạn ướt. Do sử dụng động cơ xăng, M4 rất dễ bốc cháy khi dính đạn từ đối phương. Xăng cháy thực tế không quá nguy hiểm cho kíp lái, nguy hiểm nhất đó là xăng cháy sẽ khiến đạn pháo bên trong xe có thể phát nổ theo vì quá nóng. Nguồn ảnh: WWII.
Thêm một đặc tính an toàn nữa chỉ thấy trên xe tăng M4 đó là thùng đạn ướt. Do sử dụng động cơ xăng, M4 rất dễ bốc cháy khi dính đạn từ đối phương. Xăng cháy thực tế không quá nguy hiểm cho kíp lái, nguy hiểm nhất đó là xăng cháy sẽ khiến đạn pháo bên trong xe có thể phát nổ theo vì quá nóng. Nguồn ảnh: WWII.
Để khắc phục vấn đề này, hệ thống thùng đạn ướt đã ra đời. Theo đó khi xe tăng bị dính đạn và động cơ cháy, hệ thống sẽ tự động phun nước ra đầy vị trí của nạp đạn viên để làm ướt hết số đạn còn lại trên xe. Tất nhiên là nếu lửa cháy quá lâu số đạn này cũng sẽ phát nổ, tuy nhiên hệ thống này lại làm rất tốt nhiệm vụ câu giờ để kíp lái kịp thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.
Để khắc phục vấn đề này, hệ thống thùng đạn ướt đã ra đời. Theo đó khi xe tăng bị dính đạn và động cơ cháy, hệ thống sẽ tự động phun nước ra đầy vị trí của nạp đạn viên để làm ướt hết số đạn còn lại trên xe. Tất nhiên là nếu lửa cháy quá lâu số đạn này cũng sẽ phát nổ, tuy nhiên hệ thống này lại làm rất tốt nhiệm vụ câu giờ để kíp lái kịp thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên các chỉ số trên chỉ đúng với các phiên bản xe tăng M4 Sherman được ra đời sau năm 1943. Các phiên bản M4 trước đó được thiết kế rất "tù", với chỉ ba cưa thoát hiểm dành cho trưởng xa, lái xe và xạ thủ súng máy cạnh lái xe. Nguồn ảnh: WWII.
Tuy nhiên các chỉ số trên chỉ đúng với các phiên bản xe tăng M4 Sherman được ra đời sau năm 1943. Các phiên bản M4 trước đó được thiết kế rất "tù", với chỉ ba cưa thoát hiểm dành cho trưởng xa, lái xe và xạ thủ súng máy cạnh lái xe. Nguồn ảnh: WWII.
Trong những phiên bản M4 ra đời trước năm 1943, không những pháo thủ và nạp đạn viên phải "xếp hàng" ra vào xe tăng qua vị trí của trưởng xa mà họ còn đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao vì lúc này hệ thống thùng đạn ướt chưa ra đời và xe tăng M4 Sherman thì nổi tiếng là dễ bị bắn cháy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong những phiên bản M4 ra đời trước năm 1943, không những pháo thủ và nạp đạn viên phải "xếp hàng" ra vào xe tăng qua vị trí của trưởng xa mà họ còn đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao vì lúc này hệ thống thùng đạn ướt chưa ra đời và xe tăng M4 Sherman thì nổi tiếng là dễ bị bắn cháy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh hệ thống bốn cửa nắp ra - vào xe tăng trên những chiếc M4 Sherman ra đời sau năm 1943. Nguồn ảnh: USarmy.
Cận cảnh hệ thống bốn cửa nắp ra - vào xe tăng trên những chiếc M4 Sherman ra đời sau năm 1943. Nguồn ảnh: USarmy.
Các phiên bản trước đó chỉ được thiết kế với ba cửa - có nghĩa là nạp đạn viên cùng xạ thủ sẽ phải "xếp hàng" khi xe tăng đang cháy để chui ra ngoài qua vị trí của trưởng xa. Nguồn ảnh: USarmy.
Các phiên bản trước đó chỉ được thiết kế với ba cửa - có nghĩa là nạp đạn viên cùng xạ thủ sẽ phải "xếp hàng" khi xe tăng đang cháy để chui ra ngoài qua vị trí của trưởng xa. Nguồn ảnh: USarmy.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Sherman của Mỹ đối đầu với xe tăng "Con cọp" của Đức.

GALLERY MỚI NHẤT