Nga ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump?

Một số nhà quan sát ở Washington cho rằng Moscow đang ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ứng cử viên Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton nói rằng, nước Nga có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong tháng 11 tới đây. Một số chuyên gia Nga tin rằng, sự e ngại đó của bà Hillary là có cơ sở.
Nga ung ho ung cu vien Tong thong My Donald Trump?
 Bà Hillary Clinton nêu câu hỏi về sự "can thiệP' của Nga đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (Ảnh: AP).
Trong một phát biểu hôm 5/9 mới đây, bà Hillary Clinton nói rằng, có những "báo cáo đáng tin cậy về sự can thiệp của Nga đối với cuộc bầu cử của chúng ta". Lời nói này của bà Hillary ám chỉ tới vụ bê bối liên quan đến việc tin tặc xâm nhập vào máy chủ (computer server) của Ủy ban Quốc gia Dân chủ. Tuy nhiên, cho đến nay không có tuyên bố chính thức nào trực tiếp cáo buộc Moscow trong vụ tấn công tin tặc đó. Các quan chức Mỹ cho biết đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ các cáo buộc về vụ tin tặc tấn công, nói rằng Moscow không tham gia vào những việc như vậy "ở cấp nhà nước".
Các tin tặc có khả năng tấn công bầu cử?
Đây là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc là có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều này phần lớn có nguyên nhân là do ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, người được coi là một "ứng cử viên thân Nga", vì ông tỏ rõ sự tôn kính của mình đối với Tổng thống Nga Putin. Các mối liên hệ giữa vị tỷ phú Mỹ này hiện đang được giám sát chặt chẽ, tờ Washington Post trích dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết.
"Ở Mỹ, người ta nói rằng nước Nga đang suy tàn, nhưng khi nói đến các mối đe dọa không gian mạng, thì nước này được coi là rất cạnh tranh và có khả năng lớn hơn cả Trung Quốc", chuyên gia phân tích của Atlantic Council Matthew Burrows nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo Gazeta.ru. "Nga tiến hành các hoạt động ở mức độ cao hơn".
Một số chuyên gia tin rằng trong trường hợp có một vụ tấn công lớn, kết quả bầu cử có thể bị đe dọa (làm sai lệch-ND). Tháng Tám vừa qua, FBI thông báo rằng tin tặc đã truy cập cơ sở dữ liệu của Ban bầu cử bang Illinois, ăn cắp 200.000 hồ sơ cá nhân của cử tri. FBI nói rằng an ninh Nga bị nghi ngờ có liên can đến vụ việc.
Hồi tháng Bảy, Thượng nghị sĩ Mỹ Harry Reid yêu cầu FBI điều tra khả năng Nga có thể gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tháng 11. Ông lưu ý rằng ông đã hội đàm với các quan chức tình báo và e sợ rằng mục tiêu của ông Putin là "giả mạo hồ sơ liên quan đến cuộc bầu cử".
Nga ung ho ung cu vien Tong thong My Donald Trump?-Hinh-2
 Tổng thống Nga Putin trả lời phỏng vấn của Bloomberg ngày 2/9 (Ảnh Ria).
Liệu Nga có thể can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ?
Nỗi e sợ như vậy đang hiện hữu ở Mỹ, ông Nikolai Zlobin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lợi ích Toàn cầu (Center on Global Interests) có trụ sở tại Washington, cho biết.
Ví dụ, tin tặc có khả năng can thiệp vào kết quả bỏ phiếu của cử tri Mỹ trên mạng Internet. Tuy nhiên cho đến nay, bỏ phiếu trực tuyến chưa phải phổ biến rộng rãi, và đa số người Mỹ vẫn thích đi bầu cử với các lá phiếu giấy hơn.
Mối nguy hiểm lớn hơn là khả năng tác động đến kết quả bầu cử tại các bang trọng yếu, ông Zlobin tin vậy. "Tin tặc không thể tấn công khắp mọi nơi, nhưng nếu tạo một chút lợi thế tại một bang cụ thể nào đó, nó có thể thay đổi hoàn toàn kết quả", ông nói.
Nhà phân tích chính trị này cũng trích dẫn từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, khi có cuộc cạnh tranh gay gắt giữa George W. Bush và Al Gore. Kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy, ông Bush đã thắng. Song do có 43.000 phiếu bầu gây tranh cãi, Tòa án tối cao Florida đã ra lệnh kiểm lại phiếu bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, cuộc tái kiểm phiếu sau đó đã bị Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chặn lại.
Nga ủng hộ ứng cử viên Trump?
Một số nhà quan sát ở Washington tin rằng các quan chức Nga đã can thiệp vào quá trình bầu cử Mỹ. Họ cho rằng Moscow đang ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng ủng hộ ứng cử viên đảng Cộng hòa, nhưng sau đó đã nói rằng lãnh đạo nước này sẵn lòng làm việc với bất cứ ai được bầu làm tổng thống Mỹ.
Các kênh truyền hình nhà nước Nga đưa hình ảnh của ông Trump thường xuyên hơn bà Clinton. Nhưng điều đó chỉ có thể ảnh hưởng một cách gián tiếp đến mối thiện cảm của những công dân Mỹ nói tiếng Nga, những người ít có tác động đến kết quả bầu cử. Hiện nay, bà Clinton đang dẫn trước trong kết quả các cuộc thăm dò, nhưng vẫn còn nhiều điều phụ thuộc vào các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng cử viên, được tổ chức vào cuối tháng 9 này.

Những tiết lộ thú vị đầy bất ngờ về Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Cuộc sống riêng tư của các Tổng thống Mỹ trong lịch sử được công chúng vô cùng quan tâm.

Nhung tiet lo thu vi day bat ngo ve Tong thong My
 Do bị ám ảnh bởi điện nên Tổng thống Mỹ Benjamin Harrison không bao giờ chạm vào các công tắc điện vì lo sợ bị điện giật. Đồng thời, vợ chồng Tổng thống Harrison không bao giờ tắt đèn khi ngủ.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2016 qua các con số biết nói

(Kiến Thức) - Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 chứng kiến nhiều điều bất ngờ, trong đó có quỹ tranh cử của các ứng viên có cách biệt khá lớn.

Bau cu tong thong My 2016 qua cac con so biet noi
 Cho đến nay, ước tính lượng tiền dành cho chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2016 đã lên đến con số 1,48 tỷ USD. Theo một số chuyên gia, chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là một trong những chiến dịch tốn kém nhất lịch sử quốc gia này. 

Cuộc sống người tị nạn Afghanistan trốn trong nhà thờ Đức

(Kiến Thức) - Một mạng lưới nhà thờ ở Đức đã giúp hàng trăm người tị nạn tạm thoát khỏi nguy cơ bị trục xuất khỏi quốc gia trung tâm Châu Âu này. 

Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc
Mạng lưới Church Asylum bao gồm 303 nhà thờ tại Đức hiện là nơi cư ngụ của 473 người tị nạn. Bất chấp lệnh trục xuất của chính quyền, Church Asylum đã đưa hàng trăm người tị nạn Afghanistan từ những khu trại tạm bợ ở miền bắc nước Đức tới nhà thờ ở Cologne.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-2
Người tị nạn Golam đã bị ảnh hưởng tâm lý vì những khó khăn mà gia đình anh phải đối mặt. “Cơ quan Di trú và Tị nạn Đức có quyền bắt giữ, nhưng cảnh sát Cologne đã để yên cho chúng tôi”, Linh mục Rollbuhler chia sẻ tại một nhà thờ ở Cologne.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-3
Misa, con trai cả của Golam, đang đi học ở một ngôi trường gần nhà thờ. Cậu bé có nhiều bạn bè ở nước Đức. 
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-4
Bác sĩ tâm lý đã kê đơn thuốc cho Golam để giúp anh chữa bệnh. “Tôi chỉ uống thuốc những lúc không thể nào ngủ được”, Golam nói. 
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-5
 Mục sư Eva Esche kêu gọi mọi người giúp đỡ lẫn nhau tại nhà thờ Thomas.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-6
 Vợ của Golam, Asma, đang chuẩn bị một món ăn Afghanistan cho mọi người.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-7
Gia đình Golam đang sống ở tầng hầm của nhà thờ Thomas. “Chuyến hành trình (tới Châu Âu) dài tới nỗi tôi có thể viết thành một cuốn sách”, Golam chia sẻ. 
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-8
Misa là anh cả nên thường xuyên phải để mắt tới các em. Cậu bé cũng đang học tiếng Đức. 
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-9
 Tập tài liệu về lệnh trục xuất những người tị nạn ở nước Đức.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-10
 Asma chia sẻ: “Tại Afghanistan, tôi không được tự do. Tôi thậm chí không được rời khỏi nhà. Mong muốn lớn nhất của tôi tại Đức là được đến trường”.
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-11
Một thành viên trong nhà thờ cho biết, gia đình của Golam muốn hòa nhập cuộc sống ở nước Đức. 
Cuoc song nguoi ti nan Afghanistan tron trong nha tho Duc-Hinh-12
Theo Linh mục Rollbuhler, tại nhà thờ này, mọi người “không chỉ uống cà phê và ăn bánh cùng nhau mà còn giúp đỡ lẫn nhau”. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.