Nga tuyên bố không công nhận Tòa Hình sự Quốc tế

Truyền thông ngày 13/3 đưa tin Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang chuẩn bị những thủ tục và sẽ lần đầu phát lệnh bắt giữ với các cá nhân liên quan đến xung đột tại Ukraine.

Nga tuyen bo khong cong nhan Toa Hinh su Quoc te

Công tố viên Karim Khan đến thị trấn Vyshhorod ở Ukraine hôm 28/2. Ảnh: Reuters.

TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/3 nói rằng Nga không công nhận Tòa Hình sự Quốc tế ở The Hague. "Chúng tôi không công nhận tòa án này và chúng tôi không công nhận thẩm quyền của tòa án", ông Peskov nói.

Công tố viên ICC Karim Khan sẽ yêu cầu thẩm phán phê chuẩn lệnh bắt giữ dựa trên những bằng chứng thu thập được. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên ICC phát lệnh bắt giữ liên quan đến xung đột ở Ukraine.

Guardian cho hay lệnh bắt giữ dựa trên hai cuộc điều tra của ông Karim Khan trong một năm qua, cáo buộc một số công dân Nga chịu trách nhiệm cho việc tấn công hạ tầng dân sự của Ukraine và bắt trẻ em Ukraine đến Nga.

Moscow phủ nhận việc nhắm đến hạ tầng dân sự của Ukraine, nói rằng các mục tiêu tấn công đều nhằm giảm năng lực chiến đấu của Kyiv. Nga cũng nói rằng việc đưa trẻ em Ukraine đến Nga nằm trong chương trình nhân đạo bảo vệ trẻ mồ côi khỏi xung đột, theo Reuters.

Văn phòng công tố ICC và Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vụ việc.

Truyền thông phương Tây cho rằng lệnh bắt giữ cũng không có nhiều khả năng để ICC mở phiên tòa xét xử, khi cơ quan này không xét xử bị cáo vắng mặt, trong khi Moscow có thể sẽ phủ nhận các cáo buộc.

Konstantin Kosachyov, Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), nói rằng ICC không có quyền tài phán với Nga, do Moscow đã rút khỏi ICC vào năm 2016.

Trong khi đó, nội bộ Mỹ cũng đang có những lập trường đối lập về việc chia sẻ thông tin cho ICC.

Mỹ không phải thành viên tòa án hình sự quốc tế. Trong khi Bộ Ngoại giao và các cơ quan tình báo Mỹ ủng hộ việc chia sẻ bằng chứng, Bộ Quốc phòng Mỹ lại phản đối việc này, cho rằng nó có thể tạo ra tiền lệ để ICC truy tố lính Mỹ, theo New York Times.

 

Không phải Thế chiến I, đây mới là cuộc thế chiến đầu tiên

Thế chiến I chắc chắn là một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng nó lạikhông phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Vậy đó là cuộc chiến tranh nào?

Thế giới – hay ít ra những quốc gia tham gia vào những sự kiện ban đầu của cuộc Thế chiến I – gần đây đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này. Sự khởi đầu gần như ngẫu nhiên của nó – khoảng thời gian từ ngày 28/6/1914, khi người thừa kế ngai vàng của Áo-Hung bị ám sát bởi một người Bosnia theo chủ nghĩa dân tộc, đến những ngày đầu tiên của tháng Tám, khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, kéo theo đồng minh của họ là Anh – đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà sử học. Trong khi đó, những thảm kịch sau đó đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, dù rằng theo một cách tương đối khác. Nhưng liệu đó có phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên? Nó chắc chắn là một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng nó chắc chắn không phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên.

Khong phai The chien I, day moi la cuoc the chien dau tien

Ông Kissinger: Việc Ukraine gia nhập NATO đã trở nên “phù hợp”

Tư cách thành viên của Ukraine trong NATO đã trở nên "phù hợp" kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự và sau khi ý tưởng Ukraine trung lập không còn ý nghĩa, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định ngày 17/1.

"Bởi vì tiến trình của xung đột Nga - Ukraine đã đạt đến cấp độ nhất định nên ý tưởng Ukraine trung lập trong những điều kiện hiện tại không còn ý nghĩa và việc chấm dứt tiến trình trên phải được đảm bảo bởi NATO theo bất kỳ hình thức nào mà NATO có thể phát triển nhưng tôi tin rằng tư cách thành viên của Ukraine trong NATO là một động thái phù hợp”, ông Kissinger nhận định trong sự kiện của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Ong Kissinger: Viec Ukraine gia nhap NATO da tro nen “phu hop”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: Getty

'Đồng hồ Ngày tận thế' tiến gần tới nửa đêm

Nga cảnh báo "Đồng hồ Ngày tận thế" đã tiến gần tới nửa đêm hơn bao giờ hết, đồng thời kêu gọi cảnh giác để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

'Dong ho Ngay tan the' tien gan toi nua dem

Ảnh: ITV

Hãng tin Reuters và Itar-Tass dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố trước các phóng viên hôm qua (25/1) rằng, việc giảm leo thang căng thẳng dường như còn xa vời và đổ lỗi cho các chính sách của Mỹ cùng các quốc gia NATO trong việc hỗ trợ Ukraine.

Ông Peskov nói: "Nhìn chung, tình hình thực sự đáng báo động". Quan chức Nga đề cập những tình huống thảm khốc trên khắp thế giới, đặc biệt ở châu Âu và kêu gọi thế giới đánh giá một cách tỉnh táo căng thẳng giữa Nga - phương Tây về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Theo ông, không có triển vọng hòa hoãn nào dựa trên đường lối mà NATO, dưới sự lãnh đạo của Mỹ, đã lựa chọn. "Điều này buộc chúng tôi phải đặc biệt cẩn trọng, cảnh giác và có những biện pháp thích hợp".

'Dong ho Ngay tan the' tien gan toi nua dem-Hinh-2

Ảnh: Daily Mail

"Đồng hồ Ngày tận thế" do tổ chức Bản tin các nhà khoa học nguyên tử thế giới tạo ra để minh họa việc loài người tiến gần tới ngày tận thế như thế nào. Hồi đầu tuần, tổ chức này đã dịch chuyển kim đồng hồ tới thời điểm chỉ còn 90 giây là tới nửa đêm. Kể từ khi thiết lập đồng hồ, đây là thời khắc gần nhất với thảm họa tận thế của nhân loại.

Mốc nửa đêm trên đồng hồ này đánh dấu thời điểm thế giới bị hủy diệt về mặt lý thuyết. Việc dịch chuyển kim đồng hồ gần hay xa tới thời điểm nửa đêm dựa trên việc các nhà khoa học xem xét các mối đe dọa hiện hữu tại một thời điểm cụ thể.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, đồng hồ Ngày tận thế đã được đặt ở thời điểm 100 giây trước khi đến 12h đêm. Như vậy, năm 2023, kim đồng hồ đã nhích nhanh hơn 10 giây đến 12h đêm ngày tận thế.

Chủ tịch tổ chức Bản tin các nhà khoa học nguyên tử thế giới ngày 24/1 cho hay, những cảnh báo lặp đi lặp lại của Tổng thống Vladimir Putin và các chính trị gia Nga về việc có thể dùng vũ khí hạt nhân chính là yếu tố khiến tổ chức này quyết định đẩy nhanh kim đồng hồ tới gần nửa đêm hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới