(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cực kỳ tinh vi có thể bắn trúng mục tiêu trong không gian vào năm 2017.
Hoàng Lê
“Hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ tên lửa S-500 đang ở trong giai đoạn phát triển. Nó dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2017”, nguồn tin nói với hãng tin Interfax.
Theo nguồn tin, hệ thống tên lửa tầm xa này có thể tiêu diệt mục tiêu ngay cả khi chúng ở trong không gian và bao gồm toàn lãnh thổ Nga.
Hệ thống tên lửa S-500 có thể được triển khai vào năm 2017. Ảnh minh họa
Nga đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả hơn để sử dụng như một lá chắn trong khi phản đối kế hoạch của Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.
Lực lượng phòng không Nga đang trang bị hệ thống tên lửa có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo S-400 Triumph có tầm bắn 400km.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, lực lượng vũ trang Nga sẽ mua khoảng 28 tổ hợp S-400 trong thập kỷ tiếp theo.
Hệ thống tên lửa phòng không di động cấp chiến lược tầm cao S-400 Triumf (định danh của NATO là SA-21 Growler) do Phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz (Nga) nghiên cứu phát triển từ nền tảng S-300.
S-400 Triumf “bỏ xa” một số hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên thế giới về khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 600 km, gấp 6 lần hệ thống Patriot (Mỹ). Cùng một lúc, S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu, gấp 3 lần so với Patriot, bắn hạ đồng thời 32 mục tiêu, gấp 5 lần so với Patriot và dẫn đường cho 72 tên lửa, gấp 12 lần so với Patriot.
S-400 được hợp thành từ nhiều thành phần như: hệ thống điều khiển và chỉ huy 30K6E; 6 đơn vị chiến đấu 98Zh6E; cơ số đạn tên lửa và tổ hợp bảo đảm kỹ thuật. Trong đó, hệ thống điều khiển chỉ huy 30K6E gồm: Trung tâm điều khiển 55K6E (trong ảnh) và đài radar nhìn vòng 91N6E.
Xe đài radar nhìn vòng 91N6E làm nhiệm vụ phát hiện và bám các mục tiêu máy bay (hoặc tên lửa đạn đạo), xác định quốc tịch mục tiêu và xác định hướng phương vị của các phương tiện gây nhiễu tích cực.
6 đơn vị chiến đấu 98Zh6E được biên chế mỗi đơn vị một radar điều khiển hỏa lực 92N6E và 12 xe mang phóng tự hành (lắp 4 đạn tên lửa phòng không). Trong ảnh là xe radar điều khiển hỏa lực 92N6E có khả năng chiếu rọi mục tiêu ở cự ly tới 400km.
Tất cả đạn tên lửa của hệ thống S-400 đều được đặt trên xe phóng 5P85SE2/5P85TE2 (mỗi xe 4 đạn).
Việc lắp đạn lên các xe phóng được thực hiện bằng xe 22T6-2/22T6E2 với cánh tay máy.
Tất cả các quả đạn tên lửa đều được đặt trong ống bảo quản có thể duy trì nhiều năm.
Binh sĩ Nga đang điều khiển cánh tay máy đưa 2 quả đạn (chứa trong ống phóng bảo quản) lên xe phóng.
Trong chiến đấu, các đạn tên lửa dự trữ được đặt trên xe chở đạn 5T58-2.
Hệ thống S-400 được trang bị nhiều loại với tầm bắn khác nhau. “Khủng” nhất là đạn tên lửa 40N6 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 400km.
Ngoài ra, S-400 còn dùng đạn tên lửa 48N6E3 tiêu diệt mục tiêu ở tầm 240km hoặc 9M96E2 phá hủy mục tiêu ở cự ly 120km (loại đạn này thường dùng để tiêu diệt mục tiêu có tốc độ và khả năng cơ động cao).
Xe phóng tên lửa S-400 trong tư thế chiến đấu. Khi bắn, tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng trước khi động cơ rocket khởi động đưa tên lửa tấn công mục tiêu. Cách phóng này thường gọi là “phóng lạnh”, nó sẽ không gây hư hại nhiều cho bệ phóng khi động cơ rocket được kích hoạt bên ngoài.
Việt Nam quan tâm mua hệ thống phòng không Pantsir-S1?
Nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.