Hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một đơn vị công binh Nga cùng các thiết bị rà phá bom mìn hiện đại đã tới Lào, sẵn sàng cho công tác hỗ trợ cho Quân đội Nhân dân Lào khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh trong giai đoạn những năm 60 của thế kỷ trước.
Quan chức Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, đội rà phá bom mìn mà Moscow cử tới Lào có bao gồm tổng cộng 36 kỹ sư công binh bom mìn sẽ dành ra 5 tháng để thực hiện công việc rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn ở Lào. Những kỹ sư công binh bom mìn của Nga sẽ làm việc ở "điểm nóng" về ô nhiễm bom mìn tại Lào, đó là vùn Lak Sao, nằm cách khoảng 400km về phía Đông thủ đô Vientianne, Lào.
Công binh Nga với các thiết bị rà phá bom mìn hiện đại sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ quốc tế. Nguồn ảnh: Sputnik. |
Cuộc nội chiến Lào kéo dài song song với cuộc Chiến tranh Việt Nam, là cuộc xung đột giữa một bên là chính phủ bù nhìn Vương quốc Lào thân phương Tây còn một bân là chình quyền Pathet Lào. Mặc dù đây là một cuộc chiến tranh không liên tục và có thương vong giữa cả hai bên chỉ tổng cộng khoảng 70.000 người nhưng cũng gây ảnh hưởng và để lại hậu quả rất lớn cho tới tận ngay nay.
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải xuống khu vực Nam Lào và Bắc Campuchia một số lượng bom, mìn nhiều gấp nhiều lần số bom mìn được sử dụng trong cả Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai cộng lại. Trong số đó, vẫn còn rất nhiều những quả "bom xịt" và những bãi mìn bị quên lãng cho tới tận ngày nay.
Theo thống kê của năm 2018, Việt Nam vẫn còn tới 18,71% diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn - tương đương với khoảng 6,1 triệu ha đất không thể sử dụng được hoặc có thể sử dụng nhưng tiềm ẩn nguy bom mìn phát nổ bất cứ lúc nào.
Hơn 40 năm sau chiến tranh, công việc rà phá bom mìn vẫn tiếp diễn. Nguồn ảnh: Thanhnien. |
Ở nước ta chỉ tính riêng từ năm 1975 tới nay, số lượng bom mìn sót lại sau chiến tranh đã khiến 40.000 người thiệt mạng và 60.000 người bị thương tật vĩnh viễn, phần lớn trong số đó là lao động chính trong gia đình và trẻ em.
Do chịu tác động của thời tiết quá lâu, số lượng bom mìn còn sót lại có thể bị kích nổ bởi bất cứ tác nhân cơ học nào bên ngoài như ghè, đập, lăn,... hay thậm chí có thể tự phát nổ mà không cần tới tác nhân bên ngoài.
Việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh được coi là một trong những nỗ lực nhân đạo của mọi phe tham chiến và là một nỗ lực lâu dài, đòi hỏi có cả sự hy sinh, mất mát.
Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến tranh Việt Nam và những trận càn quét Mỹ thực hiện ở Lào, Campuchia.