Nga trả đũa Mỹ triển khai bom hạt nhân ở Đức

(Kiến Thức) - Nga có thể trả đũa việc Mỹ triển khai bom hạt nhân ở Đức bằng "hàng rào phòng không”, tên lửa hạt nhân Iskander và tên lửa hành trình Kh555.

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Konstantin Sivkov, Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị, trong cuộc đàm đạo với RIA Novosti.
Mới đây, kênh truyền hình Đức ZDF loan tin Mỹ triển khai bom hạt nhân loại mới B61-12 tại căn cứ không quân Buchel trên địa bàn Rhineland-Palatinate. Bộ Quốc phòng Đức từ chối bình luận thông tin trên, nhưng trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, đại diện của Lầu Năm Góc nói rằng Mỹ không vi phạm điều khoản cam kết nào về vũ khí hạt nhân.
Nga tra dua My trien khai bom hat nhan o Duc
Nga có thể trả đũa việc Mỹ đưa bom hạt nhân mới vào Đức bằng tên lửa Iskander lắp đầu đạn hạt nhân...
Đáp lại, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, tuyên bố rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân mới ở Đức sẽ phá vỡ thế cân bằng lực lượng chiến lược ở Châu Âu, tạo ra căng thẳng và buộc Nga phải có những động thái đáp trả.
Nga tra dua My trien khai bom hat nhan o Duc-Hinh-2
...lắp tên lửa hành trình tầm xa Kh555 vào máy bay ném bom
Tu-22M3...
Theo lời Tiến sĩ Konstantin Sivkov, hành động của phía Mỹ không phải cái gì mới mẻ và bất ngờ, bởi cách đây hai năm Hoa Kỳ đã thông qua chương trình về hiện đại hóa không quân chiến thuật của năm quốc gia NATO phi hạt nhân, với mục đích cấp cho họ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, và kế hoạch như vậy sẽ hoàn thành, tức là "triển khai đầy đủ", vào năm 2018.
Nga tra dua My trien khai bom hat nhan o Duc-Hinh-3
...xây dựng hàng rào phòng không hiện đại vững chắc.
Tiến sĩ Sivkov nói: "Cách duy nhất chúng ta có thể đáp trả trên thực tế  là tái trang bị các đầu đạn hạt nhân cho tên lửa Iskander; chuẩn bị đủ cơ số tên lửa dành cho máy bay tầm xa của không quân chiến lược; nâng cấp hiện đại hóa các máy bay ném bom Tu-22M3 bằng cách lắp đặt tên lửa hành trình tầm xa Kh555, các tên lửa tương tự như tên lửa Granat trên biển. Bằng cách đó, Nga có thể sẽ tạo ra sự đe dọa hạt nhân...Chúng ta cũng có thể tăng các nhóm tên lửa phòng không trên biên giới phía Tây, vì người Mỹ sẽ sử dụng bom nguyên tử với phi cơ chiến thuật. Nếu ta xây dựng hàng rào phòng không hiện đại vững chắc, thì đơn giản là Mỹ sẽ không thể chọc thủng hàng rào để đến mục tiêu".

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket  trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.