Nga tiếp tay cho Trung Quốc nâng sức mạnh J-15

(Kiến Thức) - Trong năm 2014, Nga có thể cung cấp số lượng lớn động cơ hàng không AL-31FM cho Trung Quốc trang bị trên tiêm kích hạm J-15.

Nga tiếp tay cho Trung Quốc nâng sức mạnh J-15
Khán Hòa dẫn lời một nhân viên nhà máy sản xuất động cơ máy bay NPO Saturn cho biết, năm 2014 Nga sẽ lần đầu tiên bàn giao động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM cho Trung Quốc, số lượng cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
AL-31FM là biến thể cải tiến của động cơ tuốc bin phản lực AL-31F được hãng NPO Saturn thiết kế, sản xuất, trang bị cho chủ yếu cho dòng tiêm kích Sukhoi Su-27/30/34/35. So với mẫu gốc AL-31F, lực đẩy của AL-31FM được tăng lên 135kN so với 123kN trên AL-31F và 127kN trên động cơ AL-31FN (trang bị cho tiêm kích J-10), nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu lại giảm, tuổi thọ sử dụng tăng lên đến 4.000 giờ.
Động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FM.
 Động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FM.
Đặc biệt, AL-31FM được tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy tiên tiến sẽ góp phần đem lại cho máy bay trang bị khả năng cơ động cao trong chiến đấu. Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ Saturn cho biết rằng, mong muốn của Trung Quốc là không nhập khẩu động cơ có kiểm soạt véc tơ lực đẩy.
Theo suy đoán của Khán Hòa, lô động cơ AL-31FM nhập khẩu lần này của Trung Quốc có thể được sử dụng cho tiêm kích hạm J-15. Đồng thời, doanh nghiệp động cơ máy bay của Trung Quốc có thể muốn nghiên cứu công nghệ trên AL-31FM, qua đó để nâng cấp tính năng động cơ Thái Hành.
Khán Hòa nhận định rằng, mẫu tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 của Trung Quốc cũng có thể trang bị động cơ AL-31FM.
AL-31FM có thể được dùng để trang bị cho máy bay J-15.
 AL-31FM có thể được dùng để trang bị cho máy bay J-15.
Trước đó, trong năm 2013 công ty Saturn đã cung cấp và bảo dưỡng khoảng 100 động cơ AL-31FN cho Trung Quốc. Loại động cơ này vốn được trang bị cho máy bay tiêm kích J-10A của Không quân Trung Quốc.
Khán Hòa cho rằng, việc tiếp tục nhập khẩu động cơ AL-31FN cho thấy Trung Quốc vẫn sẽ sản xuất một số máy bay chiến đấu kiểu J-10A, nhưng tập trung chủ yếu sẽ được dùng để sản xuất J-10B. Theo phân tích của Khán Hòa số lượng máy bay thế hệ 3 của Trung Quốc vẫn chưa đủ, việc cung ứng nhiên liệu, đặc biệt là vật liệu composite vẫn không thể đáp ứng việc sản xuất đầy đủ máy bay chiến đấu J-10A và J-10B.
Động cơ AL-31FN đang được sử dụng trên J-10A.
 Động cơ AL-31FN đang được sử dụng trên J-10A.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã nhập khẩu thiết bị sửa chữa động cơ AL-31F từ Ukraine, nhưng do động cơ AL-31FN có những khác biệt về kỹ thuật với AL-31F cho nên một số động cơ của máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn phải đưa sang Nga để sửa chữa và bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nhu cầu của Trung Quốc đối với AL-31FN ngày càng giảm, mỗi năm chỉ nhập khoảng 20 động cơ. Điều này cũng cho thấy máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc sản xuất thực sự đã sử dụng động cơ Thái Hành WS-10A với quy mô lớn.

Cận cảnh nhà máy sửa chữa chiến đấu cơ của Việt Nam

A42 hiện là một trong số ít những nhà máy ở Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ phản lực của máy bay chiến đấu.

Cận cảnh nhà máy sửa chữa chiến đấu cơ của Việt Nam
Nhà máy A42 (Quân chủng Phòng không – Không quân) được thành lập ngày 31/5/1975, tiền thân là Xưởng sửa chữa A42, hiện là một trong những nhà máy ở khu vực Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ turbin phản lực. Trong ảnh là lãnh đạo nhà máy đang giới thiệu với khách hàng về năng lực sửa chữa động cơ tuốc bin khí động học.
Nhà máy A42 (Quân chủng Phòng không – Không quân) được thành lập ngày 31/5/1975, tiền thân là Xưởng sửa chữa A42, hiện là một trong những nhà máy ở khu vực Đông Nam Á có khả năng sửa chữa đại tu các loại động cơ turbin phản lực. Trong ảnh là lãnh đạo nhà máy đang giới thiệu với khách hàng về năng lực sửa chữa động cơ tuốc bin khí động học.
Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ cơ khí tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, những năm qua nhà máy A42 đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ tuốc bin khác nhau, kể cả động cơ trực thăng, tàu biển. Trong ảnh là động cơ tiêm kích MiG-21 đang được sửa chữa.
 Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ cơ khí tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, những năm qua nhà máy A42 đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ tuốc bin khác nhau, kể cả động cơ trực thăng, tàu biển. Trong ảnh là động cơ tiêm kích MiG-21 đang được sửa chữa.

Hé lộ lý do tiêm kích J-10 Trung Quốc khó bán

(Kiến Thức) - Việc phải dùng động cơ nhập khẩu đã khiến cho triển vọng xuất khẩu tiêm kích thế hệ 4 J-10 vốn đã khó lại càng khó hơn.

Hé lộ lý do tiêm kích J-10 Trung Quốc khó bán

Trung Quốc thừa nhận phụ thuộc động cơ hàng không Nga

(Kiến Thức) - Nguồn tin Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận rằng nước này phải dùng động cơ hàng không của Nga thêm 5-8 năm nữa.

Trung Quốc thừa nhận phụ thuộc động cơ hàng không Nga

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.