Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Tạp chí Jane's Defense Weekly, đại diện ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã tiết lộ, từ 5-8 năm tới nước này sẽ tiếp tục sử dụng động cơ máy bay do Nga chế tạo. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Nga trong giai đoạn từ 2018-2021.
Trước đó, lãnh đạo Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ 4 J-10 của nước này vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu nào. Tuy nhiên, ngay từ tháng 11/2009, Trung Quốc đã ký hợp đồng cung cấp cho Pakistan 36 chiếc tiêm kích J-10 với tổng trị giá 1,4 tỷ USD, nhưng tới nay thỏa thuận này vẫn chưa có gì tiến triển. Hai luồng thông tin trên cho thấy, triển vọng xuất khẩu máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc là không lạc quan.
Trung Quốc luôn cho J-10 ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4 hiện đại hàng đầu thế giới nhưng lại có giá rẻ, tuy nhiên tới nay vẫn chẳng ai thèm mua nó. |
Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 gồm: J - 10, J -11B và FC-1. Tất cả 3 loại máy bay trên đều sử dụng động cơ do Nga chế tạo, cụ thể J-10 sử dụng động cơ AL-31FN, FC-1 sử dụng động cơ RD-93 còn J-11B sử dụng một biến thể của động cơ AL-31F.
Mặc dù Trung Quốc đã tiến hành sản xuất hàng loạt động cơ Thái Hành nhằm trang bị cho J-10 và J-11B, nhưng độ tin cậy thấp và tuổi thọ động cơ kém nên bị hạn chế sử dụng.
Ngay cả những chuyên gia hàng không hàng đầu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, họ thiếu niềm tin với các động cơ do nước mình tự chế tạo, do vậy họ sẵn sàng sử dụng động cơ nhập khẩu. Chính vì thế, việc chiếm được lòng tin của những khách hàng quốc tế lại càng khó khăn. Hầu như tất cả thiết hàng không quân sự và dân sự của Trung Quốc đều sử dụng động cơ nhập khẩu, trong đó chủ yếu là của Nga , Ukraine và Pháp.
Chính người Trung Quốc tự thừa nhận rằng động cơ Thái Hành WS-10 có độ tin cậy thấp, tuổi thọ ít. |
Để xuất khẩu những xe quân sự được trang bị động cơ xuất khẩu nước ngoài, các nhà sản xuất Trung Quốc cần phải có giấy phép tái xuất những động cơ trên, nếu không nhà sản xuất sẽ từ chối tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng động cơ, điều này có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Trung Quốc đã phải xin giấy phép tái xuất khẩu động cơ RD-93 sau đó mới có thể bán máy bay chiến đấu FC-1 cho một số quốc gia như Pakistan.
Việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Pakistan là một ví dụ điển hình, nếu không hạn chế sản xuất động cơ thì việc xuất khẩu càng khó khăn. Rõ ràng, thị trường thiết bị hàng không xuất khẩu quân sự của Trung Quốc sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh của Nga.