Nga sẽ khôi phục tiêm kích MiG-1.44 để đấu với F-22 Mỹ?

Nga sẽ khôi phục tiêm kích MiG-1.44 để đấu với F-22 Mỹ?

MiG-1.44 là tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga, dù mang trong mình đỉnh cao công nghệ nhưng do chi phí quá cao đã dẫn tới việc Nga bỏ qua loại vũ khí này.

Có lẽ không nhiều người biết rằng, hãng chế tạo máy bay nổi tiếng thế giới của Nga Mikoyan cũng đã từng chế tạo ra một nguyên mẫu của  máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Có lẽ không nhiều người biết rằng, hãng chế tạo máy bay nổi tiếng thế giới của Nga Mikoyan cũng đã từng chế tạo ra một nguyên mẫu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Chiếc máy bay này ra đời cùng thời với Su-47, tiếc rằng cả hai máy bay đều không hội đủ tiêu chuẩn để sản xuất loạt, nếu Su-47 gặp vấn đề kỹ thuật trong thiết kế cánh ngược, thì tiêm kích MiG-1.44 lại gặp vấn đề trong chi phí chế tạo.
Chiếc máy bay này ra đời cùng thời với Su-47, tiếc rằng cả hai máy bay đều không hội đủ tiêu chuẩn để sản xuất loạt, nếu Su-47 gặp vấn đề kỹ thuật trong thiết kế cánh ngược, thì tiêm kích MiG-1.44 lại gặp vấn đề trong chi phí chế tạo.
MiG-1.44 từng được kỳ vọng là đối thủ cạnh cạnh tranh với F-22 Raptor của Mỹ nhưng đã “chết yểu” khi chương trình PAK FA được giới thiệu.
MiG-1.44 từng được kỳ vọng là đối thủ cạnh cạnh tranh với F-22 Raptor của Mỹ nhưng đã “chết yểu” khi chương trình PAK FA được giới thiệu.
MiG-1.44 là kết quả của chương trình phát triển "Máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng-MFI của Cục thiết kế OKB MiG nhằm cạnh cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22.
MiG-1.44 là kết quả của chương trình phát triển "Máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng-MFI của Cục thiết kế OKB MiG nhằm cạnh cạnh tranh với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22.
Nguyên mẫu chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-1.44 được hoàn thành thiết kế năm 2000. Máy bay có thiết kế chỉ có một chỗ ngồi.
Nguyên mẫu chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-1.44 được hoàn thành thiết kế năm 2000. Máy bay có thiết kế chỉ có một chỗ ngồi.
Máy bay có chiều dài 22,83m, sải cánh 17,0m, chiều cao 5,7m. Trọng tải cất cánh tối đa lên tới 35 tấn.
Máy bay có chiều dài 22,83m, sải cánh 17,0m, chiều cao 5,7m. Trọng tải cất cánh tối đa lên tới 35 tấn.
MiG-1.44 được trang bị hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F.
MiG-1.44 được trang bị hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F.
MiG-1.44 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài.
MiG-1.44 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài.
Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép MiG-1.44 giao chiến với hai mươi mục tiêu riêng biệt cùng lúc.
Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép MiG-1.44 giao chiến với hai mươi mục tiêu riêng biệt cùng lúc.
Với tải trọng khoảng 10 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom, pháo, MiG-1.41 mang nhiều hơn 2 tấn so với Su-57 của Nga và F-22 của Mỹ.
Với tải trọng khoảng 10 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, bom, pháo, MiG-1.41 mang nhiều hơn 2 tấn so với Su-57 của Nga và F-22 của Mỹ.
MiG-1.44 có thể mang hầu hết các loại vũ khí dành cho chiến đấu cơ của Nga.
MiG-1.44 có thể mang hầu hết các loại vũ khí dành cho chiến đấu cơ của Nga.
Tiếc rằng do chi phí quá cao tiêm kích MiG-1.44 đã bị thất bại trước “đồng hương” Sukhoi PAK FA chính là máy bay Su T-50 (Su-57).
Tiếc rằng do chi phí quá cao tiêm kích MiG-1.44 đã bị thất bại trước “đồng hương” Sukhoi PAK FA chính là máy bay Su T-50 (Su-57).
Tuy chết yểu những những công nghệ của MiG-1.44 và Su-47 đều được áp dụng cho Su-T50 hiện đã được mang tên mới Sukhoi Su-57.
Tuy chết yểu những những công nghệ của MiG-1.44 và Su-47 đều được áp dụng cho Su-T50 hiện đã được mang tên mới Sukhoi Su-57.
Mới đây, trang Popular Mechanics của Mỹ vừa có đánh giá rất cao máy bay chiến đấu MiG-1.44 và cho rằng loại máy bay này có thể đấu ngang ngửa với F-22.
Mới đây, trang Popular Mechanics của Mỹ vừa có đánh giá rất cao máy bay chiến đấu MiG-1.44 và cho rằng loại máy bay này có thể đấu ngang ngửa với F-22.
Một số nhà phân tích cho rằng, trước đây MiG-1.44 thất thế là do tiềm lực ngân sách quốc phòng của Nga hạn chế lúc bấy giờ không cho phép nước này phát triển đồng thời hai dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Một số nhà phân tích cho rằng, trước đây MiG-1.44 thất thế là do tiềm lực ngân sách quốc phòng của Nga hạn chế lúc bấy giờ không cho phép nước này phát triển đồng thời hai dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
MiG-1.41 thua Su-57 một phần còn do tiềm lực tài chính của hãng Sukhoi lúc đó mạnh hơn hẳn Mikoyan do mặt hàng Su-27/30 đang bán rất chạy, trong khi MiG-29 lại thất thế. Vì vậy thiếu tiền đã không thể giúp cho hãng Mikoyan tiếp tục dự án MiG-1.44.
MiG-1.41 thua Su-57 một phần còn do tiềm lực tài chính của hãng Sukhoi lúc đó mạnh hơn hẳn Mikoyan do mặt hàng Su-27/30 đang bán rất chạy, trong khi MiG-29 lại thất thế. Vì vậy thiếu tiền đã không thể giúp cho hãng Mikoyan tiếp tục dự án MiG-1.44.
Giờ đây Nga hoàn toàn có tiềm lực kinh tế để tiếp tục dự án chiến đấu cơ MiG-1.44 nếu họ muốn.
Giờ đây Nga hoàn toàn có tiềm lực kinh tế để tiếp tục dự án chiến đấu cơ MiG-1.44 nếu họ muốn.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, thay vì đổ tiền vào MiG-1.44, Nga chỉ cần đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện Su-57.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, thay vì đổ tiền vào MiG-1.44, Nga chỉ cần đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện Su-57.
Cùng từng có thông tin cho rằng rằng Nga đã bán công nghệ trên MiG-1.44 cho Trung Quốc chế tạo chiếc tiêm kích J-20.
Cùng từng có thông tin cho rằng rằng Nga đã bán công nghệ trên MiG-1.44 cho Trung Quốc chế tạo chiếc tiêm kích J-20.
Tạp chí Defence Aviation cho rằng dù bị Nga cho đóng băng MiG-1.41 nhưng chiến đấu cơ này vẫn gây được sự chú ý với Trung Quốc, thừa tiền nhưng thiếu công nghệ nên trong suốt thời gian dài Bắc Kinh tìm cách mua lại công nghệ của Liên Xô và của Nga.
Tạp chí Defence Aviation cho rằng dù bị Nga cho đóng băng MiG-1.41 nhưng chiến đấu cơ này vẫn gây được sự chú ý với Trung Quốc, thừa tiền nhưng thiếu công nghệ nên trong suốt thời gian dài Bắc Kinh tìm cách mua lại công nghệ của Liên Xô và của Nga.
Không loại trừ khả năng Bắc Kinh đã dựa vào MiG 1.44 để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của mình.
Không loại trừ khả năng Bắc Kinh đã dựa vào MiG 1.44 để phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của mình.
Defence Aviation cho rằng, chiến đấu cơ J-20 có những điểm tương đồng đến không ngờ với MiG 1.44 như cánh tam giác và đuôi hình chữ V... Có thể các kĩ sư Trung Quốc đã chế tạo J-20 từ mẫu MiG 1.44.
Defence Aviation cho rằng, chiến đấu cơ J-20 có những điểm tương đồng đến không ngờ với MiG 1.44 như cánh tam giác và đuôi hình chữ V... Có thể các kĩ sư Trung Quốc đã chế tạo J-20 từ mẫu MiG 1.44.
Điểm khác biệt chính giữa hai chiến đấu cơ này là tiêm kích J-20 được ưu tiên vào phát triển khả năng tàng hình, trong khi Nga thiết kế MiG 1.44 lại ưu tiên mục đích không chiến với khả năng cơ động siêu linh hoạt.
Điểm khác biệt chính giữa hai chiến đấu cơ này là tiêm kích J-20 được ưu tiên vào phát triển khả năng tàng hình, trong khi Nga thiết kế MiG 1.44 lại ưu tiên mục đích không chiến với khả năng cơ động siêu linh hoạt.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.