Nga sắp bắn thử siêu tên lửa đạn đạo RS-26

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới RS-26 Rubezh sẽ thực hiện cuộc bắn thử vào tháng 12 năm nay.

Theo truyền thông Nga, nước này sẽ thực hiện cuộc bắn thử lần thứ 5 tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn RS-26 Rubezh trong tháng 12 năm nay tại trường bắn Kapustin Yar.
RS-26 là hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động dự kiến sẽ được dùng để thay thế cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo Topol trong tương lai.
Những thông tin kỹ chiến thuật về RS-26 rất ít khi được công bố. Theo các chuyên gia dự đoán, RS-26 có trọng lượng khoảng 36 tấn và dài tới 12m. Nó được phát triển bởi Viện Công nghệ nhiệt Moscow (MITT) và được nhà máy Votkinsk sản xuất.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
RS-26 sử dụng động cơ đẩy dùng nhiên liệu rắn cho phép sẵn sàng chiến đấu bất kỳ lúc nào, trang bị đầu đạn đơn khối hoặc dùng phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa nhiều đầu đạn hạt nhân con). Toàn bộ hệ thống phóng được đặt trên bệ phóng tự hành dùng khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp hạng nặng MZKT-27291.
Theo quan chức Nga, RS-26 Rubezh có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất trên thế giới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 bắn thử lần đầu ở trường bắn Plesetsk vào ngày 27/9/2011, tuy nhiên, cuộc phóng đã thất bại do lỗi ở tầng động cơ đẩy thứ nhất. Ba cuộc phóng tiếp theo lần lượt diễn ra vào ngày 23/5/2012 ở Plesetsk và 2 lần còn lại ở trường bắn Kapustin Yar là vào ngày 23/10/2012 và 6/6/2013, đều được đánh giá là thành công.

Cách tên lửa đạn đạo Triều Tiên rời bệ phóng

Triều Tiên đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Loại tên lửa này được thiết kế bắn từ bệ phóng di động dựa trên khung gầm xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ của Nga. Vậy việc bắn tên lửa từ bệ phóng sẽ được triển khai thế nào?
Triều Tiên đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Loại tên lửa này được thiết kế bắn từ bệ phóng di động dựa trên khung gầm xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ của Nga. Vậy việc bắn tên lửa từ bệ phóng sẽ được triển khai thế nào?

“Tổ tiên” của tên lửa Triều Tiên xuất phát từ loại tên lửa đạn đạo của Nga. Vì vậy, phương thức phóng từ bệ phóng di động của Triều Tiên đều học hỏi từ Nga. Cho nên, chúng ta có thể lấy cuộc phóng của Nga để minh họa cách thức bắn tên lửa của Triều Tiên. Tất nhiên, hai loại tên lửa này có nhiều sự khác biệt về xe phóng nhưng nhìn chung cách phóng cũng gần tương tự nhau.
“Tổ tiên” của tên lửa Triều Tiên xuất phát từ loại tên lửa đạn đạo của Nga. Vì vậy, phương thức phóng từ bệ phóng di động của Triều Tiên đều học hỏi từ Nga. Cho nên, chúng ta có thể lấy cuộc phóng của Nga để minh họa cách thức bắn tên lửa của Triều Tiên. Tất nhiên, hai loại tên lửa này có nhiều sự khác biệt về xe phóng nhưng nhìn chung cách phóng cũng gần tương tự nhau.

Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN). Đây là một trong những loại tên lửa “khủng” nhất của nước Nga có tầm bắn hơn 10.000km. Loại tên lửa này tuy rất lớn (trọng lượng 47 tấn), nhưng nó cũng được thiết kế để đặt trên bệ phóng di động dựa theo khung gầm cơ sở xe MZKT-79221 16 bánh.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN). Đây là một trong những loại tên lửa “khủng” nhất của nước Nga có tầm bắn hơn 10.000km. Loại tên lửa này tuy rất lớn (trọng lượng 47 tấn), nhưng nó cũng được thiết kế để đặt trên bệ phóng di động dựa theo khung gầm cơ sở xe MZKT-79221 16 bánh.

Đạn tên lửa Topol-M được thiết kế đặt trong ống phóng thay vì “lộ thiên” như tên lửa đạn đạo Musudan Triều Tiên. Nhưng khi phóng, dù đặt trong hay ngoài ống phóng thì quả đạn sẽ được dựng thẳng đứng.
Đạn tên lửa Topol-M được thiết kế đặt trong ống phóng thay vì “lộ thiên” như tên lửa đạn đạo Musudan Triều Tiên. Nhưng khi phóng, dù đặt trong hay ngoài ống phóng thì quả đạn sẽ được dựng thẳng đứng.

Khi triển khai chiến đấu, các chân trống xe phóng được hạ xuống “dán chặt” xuống mặt đất.
Khi triển khai chiến đấu, các chân trống xe phóng được hạ xuống “dán chặt” xuống mặt đất.

Khung nâng đạn của hệ thống phóng sẽ từ từ nâng ống phóng Topol-M lên.
Khung nâng đạn của hệ thống phóng sẽ từ từ nâng ống phóng Topol-M lên.

Hình đồ họa Topol-M trong tư thế sẵn sàng bắn, ống phóng dựng thẳng hướng lên trời, nắp chụp ống phóng được gỡ bỏ.
Hình đồ họa Topol-M trong tư thế sẵn sàng bắn, ống phóng dựng thẳng hướng lên trời, nắp chụp ống phóng được gỡ bỏ.

Tất nhiên trước khi “ấn nút” khai hỏa, quả đạn được nạp đầy đủ thông số về mục tiêu. Trong ảnh là quả đạn tên lửa Topol-M đang từ từ rời ống phóng trên bệ di động.
Tất nhiên trước khi “ấn nút” khai hỏa, quả đạn được nạp đầy đủ thông số về mục tiêu. Trong ảnh là quả đạn tên lửa Topol-M đang từ từ rời ống phóng trên bệ di động.

Động cơ tên lửa Topol-M kích hoạt phụt ra luồng lửa cực lớn ở ngay trên miệng ống phóng.
Động cơ tên lửa Topol-M kích hoạt phụt ra luồng lửa cực lớn ở ngay trên miệng ống phóng.

Đạn tên lửa Topol-M nặng tới 47,2 tấn, dài 22,7m, đường kính thân 1,9m, lắp đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Đạn được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn.
 Đạn tên lửa Topol-M nặng tới 47,2 tấn, dài 22,7m, đường kính thân 1,9m, lắp đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Đạn được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn.

Luồng lửa từ động cơ Topol-M trùm lên cả bệ phóng.
Luồng lửa từ động cơ Topol-M trùm lên cả bệ phóng.

Tên lửa Topol-M có khả năng đạt tầm bắn tối đa 10.400km, tốc độ hành trình 7.320m/s, bán kính lệch mục tiêu rất thấp 200m (nhờ kết hợp hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS).
Tên lửa Topol-M có khả năng đạt tầm bắn tối đa 10.400km, tốc độ hành trình 7.320m/s, bán kính lệch mục tiêu rất thấp 200m (nhờ kết hợp hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS).

Sau khi phóng, có thể thấy rõ toàn phần trên ống phóng bị nám khói đen do luồng lửa từ động cơ tên lửa.
Sau khi phóng, có thể thấy rõ toàn phần trên ống phóng bị nám khói đen do luồng lửa từ động cơ tên lửa.

Nắp chụp ống phóng nằm cạnh bệ phóng di động.
Nắp chụp ống phóng nằm cạnh bệ phóng di động.

Trên thân ống phóng được bố trí những ống thoát khói.
Trên thân ống phóng được bố trí những ống thoát khói.

Sau khi phóng, những ống phóng này có thể bị loại bỏ luôn và bệ phóng cũng cần phải có thêm điều chỉnh trước khi tiếp tục mang những quả đạn mới.
Sau khi phóng, những ống phóng này có thể bị loại bỏ luôn và bệ phóng cũng cần phải có thêm điều chỉnh trước khi tiếp tục mang những quả đạn mới.

Xem lính Nga thao tác phóng tên lửa Topol-M

Theo Ria, các nhà báo và học viên sĩ quan tương lai đã có cơ hội xem qui trình phóng tên lửa đạn đạo Topol-M sau kỳ thi vào Học viện Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (SMF).

Tên lửa đạn đạo Nga sẽ “vô hình” trước đối phương

(Kiến Thức) - Với các hệ thống xe hỗ trợ ngụy trang MIOM, các xe phóng tên lửa đạn đạo Nga sẽ khó bị các phương tiện trinh sát đối phương phát hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới