Nga muốn dùng MiG-31 bắn hạ vệ tinh, tên lửa?

(Kiến Thức) - Quốc hội Nga đang đề nghị chính phủ khôi phục dự án dùng tiêm kích hạng nặng MiG-31 bắn hạ vệ tinh và tên lửa đạn đạo.

Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia sẽ đề nghị tổng thống và chính phủ Nga phục hồi lại dự án tổ hợp vũ khí chính xác cao tiêu diệt các vệ tinh bay thấp và đánh chặn tên lửa. Các đại biểu quốc hội cho rằng, điều này sẽ cho phép Nga giữ được vị thế trong phòng thủ vũ trụ. Song các chuyên gia cho rằng không thể khôi phục lại dự án được bắt đầu từ thời Liên Xô nếu không hiện đại hóa sâu rộng sản xuất quốc phòng.
Trong các khuyến nghị căn cứ vào các cuộc điều trần hồi tháng 11 tại quốc hội về phòng thủ không gian vũ trụ, các ủy viên của Ủy ban chuyên trách đã ghi nhận sự cần thiết khôi phục công việc của tổ hợp đất đối không Kontakt dùng để tiêu diệt các vệ tinh dẫn đường và vệ tinh thông tin liên lạc.
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.
 Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.
Văn kiện này ghi rõ: “Giao cho chính phủ Liên bang Nga đưa vào Chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2016-2025 việc thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục các công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm NIOKR về Kontakt”.
Tổ hợp đã được phòng thiết kế Almaz tạo ra đầu những năm 1980 bao gồm đài radar mặt đất và hệ thống quang học để phát hiện, cũng như biến thể tiêm kích chuyên dùng đặc biệt MiG-31D. Loại máy bay này được trang bị tên lửa dài 10m có khả năng bắn trúng vệ tinh ở độ cao trên 120km bằng đầu đạn tạo mảnh. Trạm radar mặt đất đã được bố trí trên trường bắn Sary - Shagan ở Kazakhstan và chuyển cho máy bay tọa độ của vệ tinh.
Hệ thống Kontakt, theo ý đồ của các nhà thiết kế chế tạo, đã có thể tiêu diệt trong 36 tiếng đồng hồ đến 24 mục tiêu trên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, song đến những năm 1990 công việc đã bị đình lại.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Frants Klintsevich giải thích rằng, sẽ cần tới Kontakt không chỉ để tấn công vệ tinh, mà cả để phòng thủ.
Ảnh minh họa dự án Kontakt dùng MiG-31 phóng tên lửa diệt vệ tinh.
 Ảnh minh họa dự án Kontakt dùng MiG-31 phóng tên lửa diệt vệ tinh.
Frants Klintsevich thông báo: “Sự phát triển vũ khí phi hạt nhân chính xác cao có thể trong tương lai gần đưa khả năng của vũ khí hạt nhân hiện tại và các thỏa thuận về vũ khí chiến lược về số không. Ngay bây giờ chúng tôi nói rằng chúng ta tạo ra các tổ hợp sẽ đánh chặn thực tế tất cả những gì sẽ bay tới từ vũ trụ”.
Theo đại biểu quốc hội này, không được phép chậm lại thậm chí chỉ tí chút đối với các xu hướng quân sự hiện đại.
Klintsevich tuyên bố: “Chúng tôi muốn nói chính thức với tất cả mọi người, rằng chúng ta không cho phép bất cứ ai có cơ hội vượt qua chúng ta về công nghệ, về các phương hướng quân sự hiện đại. Điều này được phản ánh trong thông điệp của Tổng thống ngày 12/12 và trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chúng ta”.
Nguyên chỉ huy phụ trách vũ khí của các Lực lượng vũ trang Anatoli Sitnov nhận định, hiện Mỹ đã có tàu không gian vũ trụ không người lái thực hiện các nhiệm vụ từng được đặt ra cho tổ hợp Kontakt, đó là Boeing X-37B.
Sitnov cho biết: “Hiện Mỹ đã có trang bị có khả năng bay có điều khiển 11-12 tháng. Đó là module, thực chất là con tàu vũ trụ có thể tiến đến sát vệ tinh và loại nó khỏi quỹ đạo bằng pháo hoặc vũ khí lade”.
Chuyên gia này nói thêm, chính không quân có vai trò quyết định trong trường hợp xảy ra tấn công từ vũ trụ.
Ông này nhắc nhở: “Các hệ thống trên không bao trùm toàn bộ chiến trường, còn các hệ thống trên mặt đất chỉ đối phó với khu vực mà nó được triển khai”.
Tuy nhiên, theo Sitnov, sẽ không thể phục hồi được các công trình nghiên cứu khoa học của dự án Kontakt nếu các xí nghiệp công nghiệp điện tử không có sự chuẩn bị trước. “Phải phục hồi lại sản xuất linh kiện và các tổ chức khoa học”.
MiG-31 là tiêm kích nhanh nhất thế giới hiện nay, được trang bị loại tên lửa diệt mục tiêu ở cách xa 300-400km.
 MiG-31 là tiêm kích nhanh nhất thế giới hiện nay, được trang bị loại tên lửa diệt mục tiêu ở cách xa 300-400km.
Tổng giám đốc Tập đoàn Roselektronika thuộc tập đoàn nhà nước Rostekh Andrei Zverev nhận định, nhất thiết phải tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học bắt đầu từ thời Liên Xô, nhưng phải sử dụng công nghệ hiện đại.
Zverev nhấn mạnh: “Xây dựng lại dây chuyền sản xuất linh kiện đã từng được dự kiến 20 năm trước là vô nghĩa. Trong thời gian đó công nghệ đã tiến xa. Công nghiệp điện tử Nga biết cách làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của quân đội về các linh kiện điện tử hiện đại, nhưng cần sự hỗ trợ của nhà nước”.
Theo Klintsevich, tổ hợp công nghiệp quốc phòng vẫn có những vấn đề như việc thực hiện một cách vô lương tâm đơn hàng quốc phòng và vận động hành lang cho lợi ích của những xí nghiệp riêng biệt nhất định. Ví dụ, điều này dẫn đến việc từ chối sản xuất MiG-31 cho Bộ đội phòng thủ không gian vũ trụ.
Đại biểu quốc hội này giải thích: “Người ta cố tình đưa ra hạn chế năng lực của các xí nghiệp, kể cả để sản xuất MiG, không có năng lực, không có đầu tư kinh phí”.
Tổng thống Vladimir Putin đã nói về tầm quan trọng của việc phát triển vũ khí chiến lược phi hạt nhân và biện pháp chống lại chúng trong Thông điệp liên bang ngày 12/12. Tổng thống nhận định, phải chuẩn bị đáp trả xứng đáng chiến lược “đòn đánh toàn cầu tức thời nhằm tiêu hủy vũ khí”.
“Chúng tôi hiểu rất rõ rằng hệ thống phòng thủ chống tên lửa chỉ có tên là phòng thủ, còn thực chất đó là bộ phận quan trọng của tiềm lực tấn công chiến lược. Việc nghiên cứu các hệ thống vũ khí mới, như các đầu nổ hạt nhân công suất nhỏ, tên lửa chiến lược không mang đầu đạn hạt nhân, các hệ thống sau siêu âm phi hạt nhân chính xác cao để đánh đòn trong thời gian ngắn ở cự li xa cũng gây lo ngại”, Tổng thống Putin nói.

Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới

Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.

MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.
MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.

MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.

Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.
Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.

Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.
Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.

Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.
Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.

MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).
MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).

MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.

MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.

4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.
4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.

Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.
Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.

Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.
Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.

Ảnh tuyệt đẹp về vũ khí Nga

Biên đội tiêm kích Su-27 của Không quân Nga.
Biên đội tiêm kích Su-27 của Không quân Nga.

Biên đội tiêm kích MiG-29.
Biên đội tiêm kích MiG-29.

Màn bay biểu diễn mạo hiểm của 2 tiêm kích MiG-29.
 Màn bay biểu diễn mạo hiểm của 2 tiêm kích MiG-29.

Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-31 lưới trên tầng mây. Trong ảnh những luồng khói từ động cơ như bắt đầu từ một điểm xuất phát.
Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-31 lưới trên tầng mây. Trong ảnh những luồng khói từ động cơ như bắt đầu từ một điểm xuất phát.

Tiêm kích đa năng tối tân Su-35 như đang leo dốc.
Tiêm kích đa năng tối tân Su-35 như đang leo dốc.

Màn nhào lộn “mờ ảo đầy sắc màu” của tiêm kích Su-35.
Màn nhào lộn “mờ ảo đầy sắc màu” của tiêm kích Su-35.

“Mây” tỏa ra từ 2 bên cánh tiêm kích đa năng Su-30SM.
“Mây” tỏa ra từ 2 bên cánh tiêm kích đa năng Su-30SM.

“Kiếm sĩ” Su-24 trong ánh nắng cuối ngày trên tầng mây.
“Kiếm sĩ” Su-24 trong ánh nắng cuối ngày trên tầng mây.

Oanh tạc cơ “bà già” lớn nhất thế giới Tu-95MS.
Oanh tạc cơ “bà già” lớn nhất thế giới Tu-95MS.

“Thiên nga trắng” – oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 giang đôi cánh rộng trên biển mây.
“Thiên nga trắng” – oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 giang đôi cánh rộng trên biển mây.

Phi đội trực thăng chiến đấu Mi-28 dàn hàng duyệt binh trên không.
 Phi đội trực thăng chiến đấu Mi-28 dàn hàng duyệt binh trên không.

Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới Kamov Ka-50.
Trực thăng chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới Kamov Ka-50.

Máy bay vận tải hạng nặng Il-76 phóng mồi bẫy nhiệt tạo ra “màn pháo hoa” tuyệt đẹp trên không.
Máy bay vận tải hạng nặng Il-76 phóng mồi bẫy nhiệt tạo ra “màn pháo hoa” tuyệt đẹp trên không.

3 “ngựa thồ hàng không” khổng lồ của Không quân Nga.
3 “ngựa thồ hàng không” khổng lồ của Không quân Nga.

Trực thăng lớn nhất thế giới Mi-26 lấy nước trong ánh cầu vồng.
Trực thăng lớn nhất thế giới Mi-26 lấy nước trong ánh cầu vồng.

Quầng lửa sáng rực một góc trời được tạo ra khi động cơ đẩy của đạn tên lửa đối không S-400 rời bệ phóng.
Quầng lửa sáng rực một góc trời được tạo ra khi động cơ đẩy của đạn tên lửa đối không S-400 rời bệ phóng.

Bộ đội chiến hạm “khủng” Hải quân Nga trong ánh chiều tà.
Bộ đội chiến hạm “khủng” Hải quân Nga trong ánh chiều tà.

Tuần dương hạm Hải quân Nga rực sáng trong đêm.
Tuần dương hạm Hải quân Nga rực sáng trong đêm.

Tin mới