Nga huấn luyện binh lính sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường

Nga sẽ huấn luyện các lực lượng của nước này ở Ukraine sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo trên Telegram rằng, các cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của các tên lửa đạn đạo Iskander-M và nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau.

"Trong cuộc tập trận, các vấn đề về chuẩn bị cho các đơn vị lực lượng vũ trang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược trong chiến đấu sẽ được giải quyết", thông báo trên cho biết.

"Là một phần của cuộc tập trận này, các binh lính của các đội hình tên lửa quân khu miền Nam và miền Trung sẽ thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu để có được đạn dược huấn luyện đặc biệt cho hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M, trang bị các phương tiện phóng cho những tên lửa này, đồng thời bí mật tiến quân đến các vị trí được chỉ định để chuẩn bị cho các hệ thống phóng điện tử".

Nga huan luyen binh linh su dung vu khi hat nhan tren chien truong

Hệ thống tên lửa Iskander-M của Nga ở Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết: "Giai đoạn đang diễn ra của cuộc tập trận có mục đích nâng cao sự sẵn sàng về nhân sự và trang thiết bị của các đơn vị để sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược cho Nga thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu".

Vũ khí hạt nhân chiến thuật có đầu đạn nhỏ hơn và được thiết kế để đạt được mục tiêu cụ thể trên chiến trường trong khi bom chiến lược nhắm đến và phá hủy toàn bộ thành phố.

Theo Telegraph, những người ủng hộ xung đột ở Điện Kremlin đã nhiều lần kêu gọi sử dụng vũ khí hạt nhân cả trong và ngoài Ukraine. Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng có trụ sở tại Moscow - một tổ chức nghiên cứu định hình quan điểm của chính phủ Nga, năm nay đã đề xuất một vụ nổ hạt nhân "phô trương" để ngăn chặn phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Các quân khu miền Nam và miền Trung là hai trong số năm nhóm lực lượng tạo nên lực lượng vũ trang Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington, lực lượng quân khu miền Trung gần như được giao nhiệm vụ với các cuộc diễn tập tấn công chính của Moscow ở khu vực Donetsk thuộc phía Đông Ukraine, với các lực lượng chịu trách nhiệm chiếm thành phố Avdiivka.

Nga đã nhiều lần tổ chức tập trận hạt nhân trong bối cảnh Tổng thống Putin đe dọa tiến hành các cuộc tấn công đáp trả sự ủng hộ của phương Tây cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 5 công bố một đoạn video ghi lại cảnh các lực lượng của nước này diễn tập các cuộc tấn công xuyên biên giới vào Ukraine bằng cách sử dụng tên lửa Iskander trang bị đầu đạn hạt nhân "mục đích đặc biệt".

Cuộc tập trận gần đây nhất diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Putin đe dọa sẽ khởi động lại việc sản xuất vũ khí hạt nhân tầm trung nhằm đáp trả kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

'Bàn tay thần chết' - nỗi ám ảnh ngày tận thế của nhân loại

Hệ thống Perimeter (hay "Bàn tay thần chết") của Nga có thể kích hoạt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của nước này để đảm bảo khả năng đáp trả ngay cả khi toàn bộ lực lượng vũ trang bị tiêu diệt.

'Ban tay than chet' - noi am anh ngay tan the cua nhan loai
Hệ thống "Bàn tay thần chết" của Nga được thiết kế để hoạt động tự động và tấn công các mục tiêu kẻ thù ngay cả khi toàn bộ lãnh thổ Nga bị phá hủy do một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện.  

Chuyên gia đau đầu về nguồn gốc vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên làm cách nào để có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân là câu hỏi khiến nhiều chuyên gia quân sự đau đầu.

Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien
 Mặc dù là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn chế nhưng Triều Tiên vẫn gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế khi chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-2
 Giới chuyên gia nhận định, việc tạo ra vũ khí hạt nhân đòi hỏi năng lực ở mức cao nhất về cả khoa học kỹ thuật lẫn tài chính. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ những cường quốc hàng đầu gồm Liên Xô (Nga), Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp... sở hữu chúng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-3
 Vậy Triều Tiên làm cách nào để có được vũ khí hạt nhân? Đặc biệt sau cuộc thử nghiệm diễn ra hồi năm 2006, không còn ai nghi ngờ việc Bình Nhưỡng sở hữu phương tiện răn đe đặc biệt này.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-4
Thực tế mong muốn có được vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua, thậm chí ngay sau khi hiệp định đình chiến được ký kết. Lý do dẫn tới điều này có lẽ bởi Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hàn Quốc. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-5
 Trong thời gian dài, chính quyền Triều Tiên đã bắt đầu chương trình hạt nhân bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng và nhiều công trình hạ tầng đặc biệt dưới lòng đất.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-6
 Xét đến sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở Hàn Quốc, bước đi nói trên của Bình Nhưỡng được nước này cũng như cộng đồng quốc tế xem là phản ứng ở mức thích đáng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-7
 Trong quá khứ, giới lãnh đạo Triều Tiên đã hai lần tới Liên Xô với yêu cầu giúp đỡ thực hiện chương trình hạt nhân nhưng Moskva từ chối vì lo ngại leo thang căng thẳng với phương Tây.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-8
 Thay vì vũ khí, Liên Xô đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên thực hiện chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sau đó lò phản ứng IRD-2000 phục vụ nghiên cứu đã được đưa đến Bình Nhưỡng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-9
 Triều Tiên không dừng lại ở đó mà tiếp tục liên lạc với Trung Quốc để mong nhận sự trợ giúp sau khi Bắc Kinh thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào năm 1964.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-10
 Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành không đạt được kết quả gì đáng kể, bởi rõ ràng Trung Quốc không muốn một quốc gia ngay sát họ có vũ khí hạt nhân, đồng thời còn thổi bùng nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-11
 Trước những diễn biến trên, Triều Tiên đã đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, công việc tiếp tục diễn ra quyết liệt với lò phản ứng do Liên Xô cung cấp. Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nước này đã nâng được công suất lên tới 7 MW.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-12
Tới giữa thập niên 1980, Triều Tiên đã chính thức công bố chương trình nguyên tử quân sự của riêng mình, bất chấp việc vào năm 1985 họ đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng rồi sau đó rút lui vào năm 2003. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-13
 Đến năm 2005, Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006, đó là vụ nổ công suất khá nhỏ, nhưng vẫn đủ để khẳng định năng lực chế tạo.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-14
Khi đó nhiều chuyên gia quân sự dự đoán Pakistan đã giúp Triều Tiên phát triển loại vũ khí này, Islamabad có thể chuyển giao công nghệ liên quan để đổi lấy bản thiết kế tên lửa đạn đạo. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-15
 Nhưng đây vẫn chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng đủ tin cậy nào về sự liên quan của Pakistan trong chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, nên giới phân tích tạm thời nghiêng về phương án Bình Nhưỡng hoàn toàn dựa vào năng lực của riêng mình.

Ba mối quan tâm lớn của phương Tây về tham vọng F-16 của Ukraine

Bloomberg cho biết Ukraine dự kiến ​​sẽ nhận được 6 máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác phương Tây vào mùa hè này và tổng cộng lên tới 20 máy bay vào cuối năm 2024.

Ba moi quan tam lon cua phuong Tay ve tham vong F-16 cua Ukraine

Việc chuyển giao F-16 cho Ukraine đã được bắt đầu. Ảnh: KP.

Theo các nguồn tin nắm rõ tình hình, quá trình đưa máy bay quân sự tới Ukraine vẫn đang bị cản trở do tình trạng thiếu phụ tùng thay thế và rào cản ngôn ngữ giữa phi công Ukraine và người hướng dẫn của họ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.