Nga đòi Mỹ chuyển hết vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Kremlin muốn toàn bộ các vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa Mỹ ra khỏi châu Âu.

Nga đòi Mỹ chuyển hết vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu
Những lời kể trên được ông Medvedev nói ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh đình chỉ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Liên Xô ký với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.
"Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tất cả các vũ khí hạt nhân của Mỹ trở về lãnh thổ Mỹ, và cơ sở hạ tầng ở châu Âu cho phép lưu trữ, bảo quản và triển khai các vũ khí đó sẽ bị loại bỏ", hãng tin nhà nước Nga TASS dẫn lời Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Nga doi My chuyen het vu khi hat nhan khoi chau Au
 Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Reuters)
Hôm 4/3, Tổng thống Putin chính thức đình chỉ các nghĩa vụ của Nga theo hiệp ước INF sau quyết định tương tự của Mỹ hồi tháng 2. Washington và Moscow cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước có hiệu lực từ năm 1988 này. Hiệp ước cấm Liên Xô (nay là Nga) và Mỹ phát triển và triển khai các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km. Washington cho rằng tên lửa 9M729 của Nga thuộc diện cấm theo INF còn Moscow tố Mỹ triển khai tên lửa ở những quốc gia châu Âu đặt Nga vào nguy hiểm.
"Đây là lý do Tổng thống Nga ký, như một biện pháp đối ứng, một sắc lệnh dừng tư cách thành viên trong Hiệp ước INF cho đến khi Mỹ từ bỏ những vi phạm của chính họ", Thủ tướng Medvedev nói. Ông nhấn mạnh thêm rằng Nga muốn "hòa bình và ổn định ở châu Âu".
"Tất nhiên, chúng tôi duy trì đối thoại với các nước thành viên NATO. Chúng tôi không đe dọa ai, và chúng tôi chắc chắn không định tấn công hay đấu với bất kỳ ai. Mọi nỗ lực nhằm tống tiền hạt nhân, theo quan điểm của chúng tôi, chỉ càng làm trầm trọng thêm những căng thẳng quốc tế".
Mỹ hiện có khoảng 150 vũ khí hạt nhân triển khai tại 5 nước NATO ở châu Âu, và theo Thủ tướng Medvedev, điều này chỉ càng "gây thêm căng thẳng không cần thiết, chủ yếu với chính các nước NATO".

LHQ không xem xét dự thảo nghị quyết của Nga về INF

Ngày 26/10, Ủy ban phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị thuộc Đại Hội đồng (ĐHĐ) LHQ đã từ chối xem xét dự thảo nghị quyết của Nga ủng hộ duy trì Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

LHQ không xem xét dự thảo nghị quyết của Nga về INF
Theo phóng viên TTXVN Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 26/10, Ủy ban phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị thuộc Đại Hội đồng (ĐHĐ) LHQ đã từ chối xem xét dự thảo nghị quyết của Nga ủng hộ duy trì Hiệp ước INF.
Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Ukraine cùng 50 nước khác đã bỏ phiếu phản đối dự thảo, trong khi 31 nước ủng hộ và 54 nước bỏ phiếu trắng.

Giới chuyên gia: Mỹ rút khỏi hiệp ước INF - Nga đòi lại Alaska

Một nhà sử học nhận định rằng việc Mỹ không tôn trọng và muốn rời Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ khiến Nga có quyền để rút khỏi thỏa thuận năm 1867 trao Alaska cho Mỹ và lấy lại khu vực này.

Giới chuyên gia: Mỹ rút khỏi hiệp ước INF - Nga đòi lại Alaska
Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có ý định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton nói rằng hiệp ước INF đã lỗi thời bởi nhiều quốc gia khác được tự do sản xuất tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung trong khi Mỹ lại bị “bó buộc”.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska
 Hiện Alaska là một tiểu bang của Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/10 tuyên bố hiệp ước INF vốn có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh quốc gia Nga đang có nguy cơ trở thành quá khứ.
Trước tình hình này, nhà sử học người Nga Nikolay Starikov đánh giá Moskva nên có phản ứng là tuyên bố khả năng rút khỏi thỏa thuận trao vùng Alaska cho Mỹ. Nhà sử học Starikov cho biết thỏa thuận năm 1867 trao Alaska trở thành một vùng lãnh thổ Mỹ để đổi lại 7,2 triệu USD thực chất là một sự nhượng quyền, không phải thỏa thuận mua bán.
Ông Starikov khẳng định Điện Kremlin nên lý giải cho động thái rút khỏi thỏa thuận từ cách đây 1,5 thế kỷ bằng lý lẽ tương tự Mỹ đã áp dụng với INF.
Theo ông Starikov, Moskva có thể tuyên bố rằng thỏa thuận trao Alaska cho Mỹ “đã lỗi thời bởi được ký ở thời điểm địa chính trị khác”. Ngoài ra, Mỹ chưa hoàn thành mọi giao ước. Trong khi đó, Nga đã trả 7,2 triệu USD cho Mỹ do vậy nếu rút khỏi thỏa thuận năm 1867 thì Alaska cần được trao trả.
Bang Alaska thuộc Mỹ có diện tích 1.717.856 km vuông với dân số khoảng 740.000 người. Alaska nằm tách biệt với lục địa Mỹ, bị chia cắt bởi Canada và có biên giới biển với Nga.
Thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trong những trung tâm thương mại quốc tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (ngày nay là Sitka), các nhà buôn mua bán nhiều hàng hóa như vải, trà từ Trung Quốc, thậm chí buôn cả băng tuyết tới miền nam Mỹ, vì thời đó chưa có tủ lạnh. Các nhà máy tàu thuyền được đóng tấp nập, các mỏ khai khoáng cũng bận rộn. Người ta đã biết đến một số lượng lớn các mỏ vàng trong vùng và việc từ bỏ mảnh đất giàu tài nguyên này thực sự là điên rồ.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska-Hinh-2
 
Các lái buôn Nga tìm đến Alaska để săn tìm ngà moóc (ngày đó đắt ngang với ngà voi) và da rái cá biển – thứ hàng hóa rất giá trị được thổ dân Alaska cung cấp. Hoạt động thương mại được xúc tiến bởi Công ty Nga-Mỹ (RAC), vốn kiểm soát toàn bộ các mỏ khai khoáng ở Alaska và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền từ chính quyền Hoàng gia Nga.

Mỹ xác nhận rút khỏi INF, Nga đe dọa đáp trả không khoan nhượng

(Kiến Thức) - Sau khi Washington xác nhận sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Moscow cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả nếu các tên lửa của Mỹ đặt ở Châu Âu đe dọa đến an ninh nước Nga.

Mỹ xác nhận rút khỏi INF, Nga đe dọa đáp trả không khoan nhượng
RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 18/12 cho biết Washington vừa xác nhận nước này sẽ rút khỏi hiệp ước INF. Ông Sergey cảnh báo Moscow sẽ có biện pháp đáp trả nếu các tên lửa của Mỹ đặt ở Châu Âu đe doạ an ninh nước Nga.
“Washington đã công khai kế hoạch rút khỏi hiệp ước INF vào tháng 10/2018. Thông qua các kênh song phương cấp cao, họ xác nhận với chúng tôi rằng đây là quyết định cuối cùng”, báo Kommersant dẫn lời ông Sergey Ryabkov.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.