Giới chuyên gia: Mỹ rút khỏi hiệp ước INF - Nga đòi lại Alaska

Một nhà sử học nhận định rằng việc Mỹ không tôn trọng và muốn rời Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ khiến Nga có quyền để rút khỏi thỏa thuận năm 1867 trao Alaska cho Mỹ và lấy lại khu vực này.

Giới chuyên gia: Mỹ rút khỏi hiệp ước INF - Nga đòi lại Alaska
Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có ý định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton nói rằng hiệp ước INF đã lỗi thời bởi nhiều quốc gia khác được tự do sản xuất tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm trung trong khi Mỹ lại bị “bó buộc”.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska
 Hiện Alaska là một tiểu bang của Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/10 tuyên bố hiệp ước INF vốn có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh quốc gia Nga đang có nguy cơ trở thành quá khứ.
Trước tình hình này, nhà sử học người Nga Nikolay Starikov đánh giá Moskva nên có phản ứng là tuyên bố khả năng rút khỏi thỏa thuận trao vùng Alaska cho Mỹ. Nhà sử học Starikov cho biết thỏa thuận năm 1867 trao Alaska trở thành một vùng lãnh thổ Mỹ để đổi lại 7,2 triệu USD thực chất là một sự nhượng quyền, không phải thỏa thuận mua bán.
Ông Starikov khẳng định Điện Kremlin nên lý giải cho động thái rút khỏi thỏa thuận từ cách đây 1,5 thế kỷ bằng lý lẽ tương tự Mỹ đã áp dụng với INF.
Theo ông Starikov, Moskva có thể tuyên bố rằng thỏa thuận trao Alaska cho Mỹ “đã lỗi thời bởi được ký ở thời điểm địa chính trị khác”. Ngoài ra, Mỹ chưa hoàn thành mọi giao ước. Trong khi đó, Nga đã trả 7,2 triệu USD cho Mỹ do vậy nếu rút khỏi thỏa thuận năm 1867 thì Alaska cần được trao trả.
Bang Alaska thuộc Mỹ có diện tích 1.717.856 km vuông với dân số khoảng 740.000 người. Alaska nằm tách biệt với lục địa Mỹ, bị chia cắt bởi Canada và có biên giới biển với Nga.
Thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trong những trung tâm thương mại quốc tế. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (ngày nay là Sitka), các nhà buôn mua bán nhiều hàng hóa như vải, trà từ Trung Quốc, thậm chí buôn cả băng tuyết tới miền nam Mỹ, vì thời đó chưa có tủ lạnh. Các nhà máy tàu thuyền được đóng tấp nập, các mỏ khai khoáng cũng bận rộn. Người ta đã biết đến một số lượng lớn các mỏ vàng trong vùng và việc từ bỏ mảnh đất giàu tài nguyên này thực sự là điên rồ.
Gioi chuyen gia: My rut khoi hiep uoc INF - Nga doi lai Alaska-Hinh-2
 
Các lái buôn Nga tìm đến Alaska để săn tìm ngà moóc (ngày đó đắt ngang với ngà voi) và da rái cá biển – thứ hàng hóa rất giá trị được thổ dân Alaska cung cấp. Hoạt động thương mại được xúc tiến bởi Công ty Nga-Mỹ (RAC), vốn kiểm soát toàn bộ các mỏ khai khoáng ở Alaska và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền từ chính quyền Hoàng gia Nga.
Người nắm quyền hành chính ở Alaska là lái buôn tài năng Alexander Baranov. Ông cho xây dựng các trường học, nhà máy, dạy người bản địa trồng khoai tây và rubataga, xây các xưởng tàu, pháo đài cũng như mở rộng buôn bán rái cá biển.
Khi cuộc chiến tranh Crimea nổ ra, các nước Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt chống lại Nga. Moskva không thể tiếp tục trợ cấp hay bảo vệ Alaska, khiến những tuyến đường biển qua đây dần bị tàu của các đồng minh kiểm soát. Ngay cả ngành khai thác vàng danh tiếng của Alaska cũng xuống dốc và xuất hiện mối lo ngại quân Anh có thể phong tỏa Alaska buộc người Nga phải tay trắng rời nơi này.
Ngày 30/3/1867, tại Washington D.C, Nga ký thỏa thuận trao cho Mỹ 1,5 triệu hecta đất tại Alaska để đổi lấy 7,2 triệu USD, tức là chỉ 2 xu/acre (tức 4,74 USD/km2).

Những bức ảnh ấn tượng về Alaska trong 150 năm qua

(Kiến Thức) - Trong suốt 150 năm qua, bang Alaska chứng kiến nhiều cơn sốt vàng, dầu mỏ, bùng nổ về du lịch…

Những bức ảnh ấn tượng về Alaska trong 150 năm qua
Nhung buc anh an tuong ve Alaska trong 150 nam qua
 Ngày 30/3/1867, Mỹ đã mua lại vùng Alaska từ Nga với số tiền 7,2 triệu USD. Sau đó, vào năm 1959, vùng lãnh thổ này chính thức trở thành bang thứ 49 của Mỹ. Hình ảnh chụp ở Vườn quốc gia và khu bảo tồn Denali ở bang Alaska. Ảnh The Atlantic

Cuộc sống hẻo lánh ở Alaska hồi thế kỷ 19 qua ảnh

(Kiến Thức) - Vào thế kỷ 19, vùng đất Alaska lạnh giá vẫn còn thưa thớt bóng người và còn khá hoang sơ.

Cuộc sống hẻo lánh ở Alaska hồi thế kỷ 19 qua ảnh
Cuoc song heo lanh o Alaska hoi the ky 19 qua anh
 Cảnh quan bên sông Indian gần Sitka ở Alaska hồi thế kỷ 19.

Ghê sợ những nữ tù nhân xinh đẹp phạm tội tày đình

(Kiến Thức) - Sở hữu ngoại hình xinh đẹp nhưng Jodi Ann Arias, Estibaliz Carranza hay Molly Jane Roe,...lại mang trong mình trái tim "máu lạnh". Họ đã gây ra những tội ác khó lòng tha thứ và phải trả giá cho tội lỗi của mình.

Ghê sợ những nữ tù nhân xinh đẹp phạm tội tày đình
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh
Jodi Ann Arias là một trong nữ tù nhân xinh đẹp nhưng phạm phải tội ác không thể tha thứ. Cô ta đã sát bạn trai cũ Travis Alexander với 27 vết đâm và một phát súng trong nhà tắm hồi năm 2008. Năm 2013, Jodi bị tòa án bang Arizona, Mỹ, kết tội giết người cấp độ 1 và trong phiên tòa xét xử năm 2015, Jodi phải lãnh án tù chung thân. Ảnh: Shutter Stock. 
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-2
Năm 2011, người phụ nữ xinh đẹp có tên Amber Hilberling đã nhẫn tâm đẩy chồng cô là Josh Hilberling xuống đất từ cửa sổ căn hộ tầng 25 của họ tại tòa nhà ở Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ, khiến anh này tử vong. Năm 2013, Amber Hilberling bị kết tội giết người cấp độ 2 và lãnh án 25 năm tù. Ảnh: Tulsa World. 
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-3
 Năm 2012, chủ tiệm kem tại Vienna, Áo, có tên Estibaliz Carranza đã bị kết tội sát hại người yêu cũ và chồng cũ chỉ trong vòng hai năm. Được biết, nữ “sát thủ kem” này đã chặt xác nạn nhân rồi cho vào thùng kem chôn dưới nền nhà. Ảnh: Mirror.
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-4
Năm 2015, Ramirez-Sifuentes, một bà mẹ trẻ đến từ bang Texas, Mỹ, đã bị cáo buộc tội ngộ sát sau khi để hai cô con gái sinh đôi 15 tháng tuổi của mình chết đuối trong bồn tắm. Tuy nhiên, điều khiến dư luận cảm thấy phẫn nộ là khi bị bắt, Ramirez-Sifuentes còn mỉm cười và dường như không cảm thấy tội lỗi hay thương xót khi mất con. Ảnh: Reuters. 
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-5
 Sarah Seawright, đến từ bang Arkansas, Mỹ, khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook với các bức ảnh nóng bỏng. Tuy nhiên, Sarah lại mang trong mình nhiều tội danh như bắt cóc, cướp của,… và bị kết án 10 năm tù vào năm 2014. Ảnh: Heavy.
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-6
 Năm 2009, Megan Martzen, khi đó mới 19 tuổi, bị buộc tội sát hại bé Ella VanLeeuwen, 17 tháng tuổi, ở Reedley, bang California (Mỹ). Trong phiên tòa xét xử hồi năm 2013, Megan bị kết án 3 năm tù. Ảnh: Ranker.
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-7
 Amanda Knox, một sinh viên người Mỹ, đã bị buộc tội giết người sau khi sinh viên người Anh Meredith Kercher được phát hiện tử vong hồi tháng 11/2007 tại căn hộ mà hai người sống chung ở Italy. Knox được tại ngoại vào năm 2010 nhưng Tòa án Tối cao Italy đã mở lại phiên tòa xét xử vụ án này vào năm 2013. Ảnh: Ranker.
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-8
Molly Jane Roe đã ném cô con gái mới 17 tháng tuổi của bạn trai qua cửa sổ ở bang Tennessee, Mỹ, khiến cô bé bị tổn thương não và qua đời vài tiếng sau khi nhập viện cấp cứu. Năm 2013, Molly bị kết tội giết người cấp độ 1. Ảnh: Ranker. 
Ghe so nhung nu tu nhan xinh dep pham toi tay dinh-Hinh-9
Năm 1996, Kent Leppink, vị hôn phu của Linehan, 23 tuổi, được phát hiện bị bắn chết tại một khu rừng ở Mỹ. Sau đó, Linehan rời Alaska tới Washington bắt đầu một cuộc sống mới. Đến năm 2006, Linehan mới bị điều tra vì âm mưu sát hại Leppink. Các công tố viên cho rằng, Linehan đã thao túng người yêu cũ là John Carlin III giết Kent Leppink. Ảnh: Ranker. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.