Nga đang biến mọi loại bom thành bom thông minh như JDAM của Mỹ

Nga cũng đang đẩy mạnh phát triển bom thông minh tương tự như JDAM của Mỹ để có thể tấn công các mục tiêu ở Ukraine hiệu quả hơn.

Nga đang biến mọi loại bom thành bom thông minh như JDAM của Mỹ

Trang tin Popular Mechanics dẫn nguồn tin từ báo cáo của quân đội và truyền thông Ukraine cho biết, các máy bay chiến đấu của Nga đã bắt đầu sử dụng rộng rãi các loại bom thông minh rẻ tiền nhưng có sức hủy diệt khủng khiếp. Điều này giúp cho sức mạnh không quân của Nga có thể trở nên hiệu quả hơn đáng kể trong việc tấn công các mục tiêu trên chiến trường.

Cụ thể, những quả bom thông thường của Nga đang được chuyển thành bom thông minh nhờ sử dụng module lượn và dẫn đường (UMPK). Phía Kiev cho rằng, những quả bom được nâng cấp này đã gây ra những mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng cho Ukraine.

Những quả bom cải tiến của Nga lấy cảm hứng từ bom lượn dẫn đường chính xác JDAM, được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1990 và đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch quân sự. Do JDAM có chi phí thấp hơn nhiều so với các loại vũ khí dẫn đường trước đó, nên quân đội Mỹ có thể thực hiện các cuộc không kích chính xác ở quy mô rất lớn.

Trong khi Liên Xô và sau đó là Nga, có kho vũ khí đa dạng nhưng hạn chế về bom dẫn đường chuyên dụng như KAB-500 và Kh-29, bởi những vũ khí này có giá thành cao nên chỉ có thể được sử dụng để tấn công chính xác vào các mục tiêu có giá trị. Để khắc phục hạn chế này, Nga đang đẩy mạnh việc phát triển UMPK cho các loại bom của mình.

Nhưng ngay cả khi lực lượng không quân Nga sử dụng ngày càng nhiều bom UMPK, vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra về tính hiệu quả của chúng, đặc biệt là sau sự cố một máy bay ném bom Su-34 thả hai quả bom nổ chậm xuống thành phố Belgorod hôm 20/4.

Nga dang bien moi loai bom thanh bom thong minh nhu JDAM cua My
 Một quả bom được trang bị UMPK của Nga

Blog nổi tiếng Fighter-Bomber cho rằng những quả bom này có khả năng được trang bị bộ dụng cụ UMPK và được phóng qua Belgorod với ý định tấn công thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv. Nhưng cánh bật ra của quả bom không mở được, khiến vũ khí này rơi thẳng xuống thành phố.

Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) nhìn chung đã hoạt động dưới mức mong đợi trong cuộc xung đột ở Ukraine, khi các máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không trên mặt đất của Ukraine vẫn có thể hoạt động sau các cuộc tấn công phủ đầu của Nga.

Kể từ đó, các máy bay chiến đấu Nga thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất đã hạn chế việc xâm nhập sâu vào không phận Ukraine, thay vào đó chuyển sang ném bom và sử dụng tên lửa một cách vội vã vào các mục tiêu tiền tuyến với độ chính xác hạn chế.

Máy bay ném bom chiến lược của Nga cũng đã phóng nhiều tên lửa hành trình vào các thành phố của Ukraine từ khoảng cách xa hàng trăm kilomets, nhưng việc sử dụng quy mô lớn những vũ khí đắt tiền này đã được chứng minh là không bền vững.

Người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat mô tả loại vũ khí này có khả năng di chuyển "hàng chục km". Ông cho biết “những quả bom này được thả từ các máy bay phản lực Su-35 và Su-34 bên ngoài phạm vi hệ thống phòng không của chúng tôi. Đây là một mối đe dọa nguy hiểm và chúng tôi phải khẩn trương ứng phó với chúng”.

Nga dang bien moi loai bom thanh bom thong minh nhu JDAM cua My-Hinh-2
Bom chuẩn bị được đưa lên máy bay 

Su-34 là máy bay ném bom siêu thanh hai chỗ ngồi, có thể mang theo khối lượng vũ khí khổng lồ lên đến 15,5 tấn và có bộ cảm biến phù hợp hơn so với hầu hết các máy bay chiến đấu khác của Nga để sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác. Còn Su-35S là máy bay chiến đấu một chỗ ngồi chủ yếu được giao cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng cũng có khả năng tấn công mặt đất tương đối hiện đại.

Illya Ponomarenko của Kyiv Independent báo cáo rằng bom UMPK đã được sử dụng hiệu quả, nhắm vào các lực lượng Ukraine cố thủ xung quanh Avdiivka. Quân đội Nga đã chiếm được một số vùng đất ở đó trong những tháng gần đây.

Một bài báo của Nga cho biết UMPK “hoạt động tốt” mặc dù được chế tạo “trong điều kiện khá thủ công”. Vũ khí này có giá 2 triệu rúp (tương đương 24.460 đô la) – tương đối rẻ cho một vũ khí dẫn đường. Trong khi đó kho bom không điều khiển của Nga có rất nhiều và với tần suất hoạt động của Không quân Nga hiện tại, sẽ phải rất lâu nữa cho tới khi kho bom của Nga có dấu hiệu sụt giảm về số lượng.

Triều Tiên bất ngờ ra mắt tàu ngầm tự hành hạt nhân

Một phương tiện có thể mang đầu đạn hạt nhân và khó bị phát hiện cũng như đánh chặn hơn rất nhiều, điều này đang khiến Mỹ và đồng minh phải lo lắng.

Triều Tiên bất ngờ ra mắt tàu ngầm tự hành hạt nhân

Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại phương tiện được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân trong những năm qua và mới đây nhất quốc gia này đã cho ra mắt tàu không người lái Haeil-2, chiếc tàu này đã trải qua vòng thử nghiệm thứ hai bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 6/4, trong đó nó đã di chuyển hơn 1.000 km trên biển.

Sự tồn tại của chiếc tàu không người lái chỉ mới được công bố vào đầu năm 2023, nhưng theo báo cáo nó đã được phát triển từ năm 2012, ba năm sau khi Triều Tiên thực hiện vụ nổ hạt nhân có kiểm soát đầu tiên. 

Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân từ cuối những năm 1980 và theo tình báo Mỹ, nước này có khả năng tấn công hạt nhân ở mức độ hạn chế vào đầu những năm 1990. Sau đó Triều Tiên đã phát triển chương trình thử nghiệm hạt nhân trên các đầu đạn thu nhỏ và một loạt các phương tiện vận chuyển từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho đến các phương tiện bay lượn siêu thanh. 

Haeil-2 có nghĩa là “Sóng Thần” trong tiếng Triều Tiên và nó hoạt động bằng cách cho nổ các đầu đạn hạt nhân dưới biển để kích hoạt một cơn sóng thần phóng xạ tấn công bờ biển của kẻ thù. 

Trieu Tien bat ngo ra mat tau ngam tu hanh hat nhan
Hình ảnh của tàu tấn công hạt nhân không người lái của Triều Tiên trong buổi thử nghiệm 

Giữ 180 chiếc F-22 đến năm 2030 tốn hơn mua mới 110 chiếc F-35

Lực lượng không quân Mỹ bắt đầu thực hiện cắt giảm những chiếc máy bay hiện đại F-22 bởi chi phí hoạt động và bảo dưỡng quá tốn kém.

Giữ 180 chiếc F-22 đến năm 2030 tốn hơn mua mới 110 chiếc F-35
Giu 180 chiec F-22 den nam 2030 ton hon mua moi 110 chiec F-35
Lực lượng không quân Mỹ đang tìm cách gây áp lực nhằm phản đối quyết định của quốc hội, khi cho những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor “nghỉ hưu” vào năm 2023. Dự kiến sẽ có 32 chiếc máy bay hoặc 17% phi đội được đánh dấu để cắt giảm khỏi biên chế trong năm nay.  

Xung đột ở Sudan tiếp tục căng thẳng, tình hình nhân đạo khó khăn

Giao tranh ác liệt giữa quân đội Sudan và lực lượng phản ứng nhanh (RSF) đánh dấu bước leo thang nguy hiểm trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các bên.

Xung đột ở Sudan tiếp tục căng thẳng, tình hình nhân đạo khó khăn
Xung dot o Sudan tiep tuc cang thang, tinh hinh nhan dao kho khan
 Cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và lượng phản ứng nhanh (RSF) đã khiến ít nhất 97 dân thường và 45 binh sĩ thiệt mạng, theo một nhóm bác sĩ, các cuộc không kích và đụng độ ở thủ đô đã lan sang các vùng khác của Sudan.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.