Tạp chí Jane’s ngày 12/6 cho hay, nhiều chuyên gia đang hoài nghi về những tuyên bố gần đây của các quan chức cấp cao Nga đối với kế hoạch tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160, ngay khi cùng tuyên bố nhiều mua sắm khác.
Kế hoạch đó sẽ rơi vào phi thực tế bởi hai vấn đề mà Nga phải đối diện: Thứ nhất, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang thiếu rất nhiều công nhân có trình độ kỹ thuật cần thiết để có thể thực hiện đồng thời cùng lúc nhiều dự án sản xuất vũ khí Nga; thứ hai do quỹ ngân sách sẽ không có đủ để đáp ứng các yêu cầu này.
Nga đang "ảo tưởng" về khả năng tái sản xuất máy bay ném bom Tu-160. |
Trong khi đó, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov từng cho biết vào hôm 4/6 rằng, việc sản xuất Tu-160 về cơ bản sẽ có các chi tiết mới trên bảng điều khiển so với các thế hệ máy bay hoạt động từ những thập niên 1980.
“Chiếc máy bay này được chỉ định là Tu-160M2. Theo kế hoạch của chúng tôi, có thể sẽ xuất hiện vào thời gian sau năm 2023”, Yury Borisov nói.
Nhưng cùng với kế hoạch hiện đại hóa máy bay ném bom Tu-160, Nga cũng đang rục rịch nâng cấp 130 tiêm kích đánh chặn Mikoyan MiG-31 lên MiG-31BM. Biến thể mới sẽ được lắp đặt một bộ hệ thống điện tử hiện đại hơn, buồng lái phi hành đoàn sẽ được trang bị các màn hình điều khiển tối tân và thiết bị radar phiên bản mới.
Đó được cho là loại radar NIIP Zaslon-M thiết kế mảng pha quét điện tử bị động (PESA) để nâng cao mảng ăng-ten rộng tới 1,4 mét, nhằm tăng khả năng quét theo dõi đồng thời cùng lúc tới 10 mục tiêu và có thể phát hiện các mục tiêu trên không với kích cỡ bằng một chiếc chiến đấu cơ tiêu chuẩn từ khoảng cách 320 km và hướng dẫn hỏa lực tấn công mục tiêu xa tới 280 km.
Không dừng lại ở dự án trên, Tham mưu trưởng Không quân Nga Thượng tướng Viktor Bondarev còn đang kêu gọi sản xuất số lượng lớn Sukhoi Su-30MK, Su-35 và tiêm kích thế hệ thứ năm T-50, máy bay ném bom Su-34 và phiên bản nội địa mới của MiG-35, loại máy bay trước đây từng đề xuất bán cho Ấn Độ.
“Những người phát hành các lệnh trên vẫn tin rằng họ đang sống ở thời kỳ Liên Xô. Trong khi họ chỉ đơn giản đưa ra các tuyên bố và toàn bộ các cơ quan thiết kế và các nhà máy sản xuất thì phải thực hiện, mà lại không có ai tính toán số tiền cần thiết là bao nhiêu thậm chí tồi tệ hơn không tính toán về bất kỳ giá cả như thế nào”, một nhà phân tích giấu tên trong lĩnh vực quốc phòng Nga ở Moscow đánh giá.
Theo các chuyên gia phân tích, một điểm yếu thường được đề cập phổ biến hiện nay trong lĩnh vực quốc phòng Nga là lực lượng công nhân chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ Liên Xô trước đây, đồng nghĩa với việc giảm năng suất tương tự. Hiện số nhân công trong các cục thiết kế vũ khí Nga hiện chỉ còn khoảng 10% so với tổng số nhân viên vào những năm 1980.