Nga bị cáo buộc sử dụng tên lửa đạn đạo có "nguồn gốc lạ"

Nga bị cáo buộc sử dụng tên lửa đạn đạo có "nguồn gốc lạ"

Ukraine và phương Tây đồng cáo buộc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo có nguồn gốc Triều Tiên. Tuy nhiên chứng cứ không rõ ràng, cỏn Bình Nhưỡng thì luôn phủ nhận toàn bộ thông tin này.

Theo báo chí Anh, cơ quan chuyên môn của Ukraine đã kiểm tra mảnh vỡ của 21 trong tổng số khoảng 50  tên lửa đạn đạo Nga đã sử dụng (mà họ cho là có xuất xứ Triều Tiên) từ cuối tháng 12/2023 đến cuối tháng 2/2024.
Theo báo chí Anh, cơ quan chuyên môn của Ukraine đã kiểm tra mảnh vỡ của 21 trong tổng số khoảng 50 tên lửa đạn đạo Nga đã sử dụng (mà họ cho là có xuất xứ Triều Tiên) từ cuối tháng 12/2023 đến cuối tháng 2/2024.
"Khoảng một nửa số tên lửa này đã đi chệch khỏi quỹ đạo được lập trình và phát nổ trên không, trong những trường hợp như vậy không tìm thấy mảnh vỡ", Văn phòng Tổng công tố Ukraine lưu ý.
"Khoảng một nửa số tên lửa này đã đi chệch khỏi quỹ đạo được lập trình và phát nổ trên không, trong những trường hợp như vậy không tìm thấy mảnh vỡ", Văn phòng Tổng công tố Ukraine lưu ý.
Họ cũng nói thêm rằng vụ phóng tên lửa KN-23 (Hwasong-11Ga do Triều Tiên sản xuất) được ghi nhận gần đây nhất là vào ngày 27/2/2024. Tổng số vụ phóng được phát hiện trùng khớp với số liệu tình báo của nước này.
Họ cũng nói thêm rằng vụ phóng tên lửa KN-23 (Hwasong-11Ga do Triều Tiên sản xuất) được ghi nhận gần đây nhất là vào ngày 27/2/2024. Tổng số vụ phóng được phát hiện trùng khớp với số liệu tình báo của nước này.
Thông tin còn nêu rõ, 3 quả tên lửa trong số này bắn qua Kyiv và các khu vực xung quanh. Mục tiêu của những quả đạn còn lại là các vùng Kharkiv, Poltava, Donetsk và Kirovohrad.
Thông tin còn nêu rõ, 3 quả tên lửa trong số này bắn qua Kyiv và các khu vực xung quanh. Mục tiêu của những quả đạn còn lại là các vùng Kharkiv, Poltava, Donetsk và Kirovohrad.
Những tên lửa nói trên được cho là phóng từ các khu vực phía Tây của Nga - Belgorod, Voronezh và Kursk.
Những tên lửa nói trên được cho là phóng từ các khu vực phía Tây của Nga - Belgorod, Voronezh và Kursk.
Cần nhắc lại rằng vào đầu năm nay, Nhà Trắng thông báo rằng Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng quân Nga đã sử dụng những vũ khí như vậy để tấn công Ukraine.
Cần nhắc lại rằng vào đầu năm nay, Nhà Trắng thông báo rằng Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng quân Nga đã sử dụng những vũ khí như vậy để tấn công Ukraine.
Đặc biệt, một trong những tên lửa đã rơi xuống cánh đồng ở vùng Zaporizhzhia, chúng được Ukraine cho là của Triều Tiên do nhận dạng dấu hiệu đặc trưng. Một tên lửa khác đã bắn vào quận Buchansky của vùng Kyiv, gây ra một hố lớn ở đó.
Đặc biệt, một trong những tên lửa đã rơi xuống cánh đồng ở vùng Zaporizhzhia, chúng được Ukraine cho là của Triều Tiên do nhận dạng dấu hiệu đặc trưng. Một tên lửa khác đã bắn vào quận Buchansky của vùng Kyiv, gây ra một hố lớn ở đó.
Bên cạnh đó, các mảnh vỡ theo nhận xét là của tên lửa đạn đạo KN-23 đã được phát hiện ở khu vực Kharkiv của Ukraine. Cấu kiện tìm thấy thuộc về phần đuôi quả đạn, điều này có thể nhận thấy căn cứ vào ảnh chụp tại hiện trường.
Bên cạnh đó, các mảnh vỡ theo nhận xét là của tên lửa đạn đạo KN-23 đã được phát hiện ở khu vực Kharkiv của Ukraine. Cấu kiện tìm thấy thuộc về phần đuôi quả đạn, điều này có thể nhận thấy căn cứ vào ảnh chụp tại hiện trường.
Khi xem xét kỹ hơn, sẽ nhận thấy cánh lái của tên lửa này và trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23 do Triều Tiên sản xuất là khá giống nhau.
Khi xem xét kỹ hơn, sẽ nhận thấy cánh lái của tên lửa này và trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23 do Triều Tiên sản xuất là khá giống nhau.
Điều thú vị ở chỗ KN-23 dường như là bản sao từ tên lửa 9M723 của Nga, được tổ hợp Iskander-M sử dụng. Tuy nhiên bức ảnh trên cho thấy đặc điểm giống vũ khí Triều Tiên. Cần lưu ý là 9M723 có phần đuôi tròn và dài hơn.
Điều thú vị ở chỗ KN-23 dường như là bản sao từ tên lửa 9M723 của Nga, được tổ hợp Iskander-M sử dụng. Tuy nhiên bức ảnh trên cho thấy đặc điểm giống vũ khí Triều Tiên. Cần lưu ý là 9M723 có phần đuôi tròn và dài hơn.
Mặc dù vậy, hiện tại Triều Tiên vẫn phủ nhận toàn bộ những cáo buộc về việc họ đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo cũng như đạn pháo thuộc các cỡ nòng khác nhau.
Mặc dù vậy, hiện tại Triều Tiên vẫn phủ nhận toàn bộ những cáo buộc về việc họ đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo cũng như đạn pháo thuộc các cỡ nòng khác nhau.
Nhưng hiện tại, vẫn chưa có lời giải thích vì sao phần đuôi của quả tên lửa đạn đạo với cánh lái đặc trưng của loại KN-23 lại được tìm thấy tại khu vực Kharkiv của Ukraine.
Nhưng hiện tại, vẫn chưa có lời giải thích vì sao phần đuôi của quả tên lửa đạn đạo với cánh lái đặc trưng của loại KN-23 lại được tìm thấy tại khu vực Kharkiv của Ukraine.
Vấn đề nữa cần lưu ý đó là cũng chưa có xác nhận từ một bên khách quan, liên quan tới thống kê của Ukraine về việc một nửa số tên lửa đạn đạo (được cho gốc Triều Tiên) không tới được mục tiêu đã định.
Vấn đề nữa cần lưu ý đó là cũng chưa có xác nhận từ một bên khách quan, liên quan tới thống kê của Ukraine về việc một nửa số tên lửa đạn đạo (được cho gốc Triều Tiên) không tới được mục tiêu đã định.
Trong diễn biến khác, các nhà giám sát lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc thông báo trước ủy ban Hội đồng Bảo an trong một báo cáo được đăng tải hôm 29/4 đó là: "Các mảnh vỡ rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên".
Trong diễn biến khác, các nhà giám sát lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc thông báo trước ủy ban Hội đồng Bảo an trong một báo cáo được đăng tải hôm 29/4 đó là: "Các mảnh vỡ rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên".

GALLERY MỚI NHẤT