Iran phóng tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan nhằm “dằn mặt” các đối thủ?

Iran phóng tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan nhằm “dằn mặt” các đối thủ?

Quân đội Iran đã phóng tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan nhằm vào cơ sở của IS cách gần 1.300 km tại Idlib, Syria, tuy vậy giới quan sát cho rằng, động thái này dường như nhằm 'dằn mặt' các đối thủ đặc biệt là Israel.

Tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh Không quân Vũ trụ thuộc  Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-AF), cho biết Iran đã bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Kheibar Shekan từ Iran và diệt mục tiêu IS tại Syria vào ngày 15/1.
Tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh Không quân Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC-AF), cho biết Iran đã bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Kheibar Shekan từ Iran và diệt mục tiêu IS tại Syria vào ngày 15/1.
Khoảng cách giữa hai địa điểm là khoảng 1.280 km, đánh dấu đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo xa nhất từng được Tehran tiến hành.
Khoảng cách giữa hai địa điểm là khoảng 1.280 km, đánh dấu đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo xa nhất từng được Tehran tiến hành.
Giới phân tích cho rằng, động thái Iran tăng cường tấn công IS tại một số quốc gia khu vực dường như nhằm thể hiện khả năng tiến hành đòn tập kích chính xác ở tầm xa, đồng thời phát tín hiệu cảnh cáo đến các đối thủ tiềm tàng, đặc biệt là Israel.
Giới phân tích cho rằng, động thái Iran tăng cường tấn công IS tại một số quốc gia khu vực dường như nhằm thể hiện khả năng tiến hành đòn tập kích chính xác ở tầm xa, đồng thời phát tín hiệu cảnh cáo đến các đối thủ tiềm tàng, đặc biệt là Israel.
Đầu tiên là vào ngày 15/1 họ tập kích tên lửa vào các "trung tâm gián điệp" ở khu vực gần lãnh sự quán Mỹ tại Erbil, miền bắc Iraq.
Đầu tiên là vào ngày 15/1 họ tập kích tên lửa vào các "trung tâm gián điệp" ở khu vực gần lãnh sự quán Mỹ tại Erbil, miền bắc Iraq.
Ngày 16/1, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sử dụng tên lửa và UAV tập kích hai căn cứ của nhóm vũ trang Jaish al-Adl ở tỉnh Balochistan, miền tây Pakistan, cùng với đó là tập kích IS tại Syria.
Ngày 16/1, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sử dụng tên lửa và UAV tập kích hai căn cứ của nhóm vũ trang Jaish al-Adl ở tỉnh Balochistan, miền tây Pakistan, cùng với đó là tập kích IS tại Syria.
"Ba đợt tấn công tên lửa vào ba nước khác nhau trong hai ngày là động thái răn đe rõ ràng nhằm vào các đối thủ của Iran", chuyên gia quân sự Mỹ Howard Altman nhận định.
"Ba đợt tấn công tên lửa vào ba nước khác nhau trong hai ngày là động thái răn đe rõ ràng nhằm vào các đối thủ của Iran", chuyên gia quân sự Mỹ Howard Altman nhận định.
Ông Behnam Ben Taleblu, chuyên gia thuộc Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (FDD) ở Mỹ, cho rằng loạt cuộc tấn công của Iran chỉ trong vài ngày vừa qua rất đáng chú ý.
Ông Behnam Ben Taleblu, chuyên gia thuộc Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (FDD) ở Mỹ, cho rằng loạt cuộc tấn công của Iran chỉ trong vài ngày vừa qua rất đáng chú ý.
"Đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan thực chiến, cũng là lần đầu Tehran cùng lúc nhắm vào lãnh thổ của nhiều quốc gia trong một chiến dịch", ông Behnam Ben Taleblu nói.
"Đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan thực chiến, cũng là lần đầu Tehran cùng lúc nhắm vào lãnh thổ của nhiều quốc gia trong một chiến dịch", ông Behnam Ben Taleblu nói.
"Đây cũng là đợt khai hỏa tên lửa đầu tiên được thực hiện tại căn cứ IRGC-AF tại tỉnh Khuzestan kể từ thời Chiến tranh Iran - Iraq cuối thập niên 1980", ông Behnam Ben Taleblu nhấn mạnh.
"Đây cũng là đợt khai hỏa tên lửa đầu tiên được thực hiện tại căn cứ IRGC-AF tại tỉnh Khuzestan kể từ thời Chiến tranh Iran - Iraq cuối thập niên 1980", ông Behnam Ben Taleblu nhấn mạnh.
Được biết Kheibar Shekan là tên lửa đạn đạo tầm trung hai tầng đẩy loại mới, chúng sử dụng nhiên liệu rắn, triển khai từ xe chở đạn kiêm bệ phóng.
Được biết Kheibar Shekan là tên lửa đạn đạo tầm trung hai tầng đẩy loại mới, chúng sử dụng nhiên liệu rắn, triển khai từ xe chở đạn kiêm bệ phóng.
Kheibar Shekan là thế hệ thứ ba của dòng tên lửa đạn đạo Fateh, được ra mắt hồi đầu năm 2022 và có tầm bắn ước tính 1.450 km.
Kheibar Shekan là thế hệ thứ ba của dòng tên lửa đạn đạo Fateh, được ra mắt hồi đầu năm 2022 và có tầm bắn ước tính 1.450 km.
Tướng Hajizadeh tuyên bố tên lửa Kheibar Shekan có khả năng cơ động cao trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, với đầu đạn sử dụng loại thuốc nổ mạnh hơn nhiều so với TNT.
Tướng Hajizadeh tuyên bố tên lửa Kheibar Shekan có khả năng cơ động cao trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, với đầu đạn sử dụng loại thuốc nổ mạnh hơn nhiều so với TNT.
Phương thức dẫn đường tên lửa Kheibar Shekan không được tiết lộ, nhưng dường như nó trang bị hệ thống định vị quán tính và hiệu chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh.
Phương thức dẫn đường tên lửa Kheibar Shekan không được tiết lộ, nhưng dường như nó trang bị hệ thống định vị quán tính và hiệu chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh.
"Kheibar Shekan được coi là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hiện đại nhất của Iran hiện nay. Tên của nó nghĩa là 'Kẻ đánh sập pháo đài Kheibar', đây cũng là tên pháo đài của người Do Thái từng bị các chiến binh Hồi giáo chinh phục trong quá khứ", ông Taleblu nhận xét.
"Kheibar Shekan được coi là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn hiện đại nhất của Iran hiện nay. Tên của nó nghĩa là 'Kẻ đánh sập pháo đài Kheibar', đây cũng là tên pháo đài của người Do Thái từng bị các chiến binh Hồi giáo chinh phục trong quá khứ", ông Taleblu nhận xét.
Giới chuyên gia quân sự nhận định cuộc tập kích bằng tên lửa Kheibar Shekan có thể phục vụ nhiều mục đích, đầu tiên là thử nghiệm tầm bay thực tế của tên lửa, tiếp đến là phát cảnh báo rằng Iran có thể tập kích nhiều mục tiêu tại Israel.
Giới chuyên gia quân sự nhận định cuộc tập kích bằng tên lửa Kheibar Shekan có thể phục vụ nhiều mục đích, đầu tiên là thử nghiệm tầm bay thực tế của tên lửa, tiếp đến là phát cảnh báo rằng Iran có thể tập kích nhiều mục tiêu tại Israel.
"Cả Idlib và Tel Aviv đều nằm cách trận địa ở Khuzestan của Iran khoảng 1.200 km. Tầm bắn của tên lửa Kheibar Shekan cũng đủ sức bao trùm toàn bộ lãnh thổ Israel", chuyên gia Taleblu nhấn mạnh.
"Cả Idlib và Tel Aviv đều nằm cách trận địa ở Khuzestan của Iran khoảng 1.200 km. Tầm bắn của tên lửa Kheibar Shekan cũng đủ sức bao trùm toàn bộ lãnh thổ Israel", chuyên gia Taleblu nhấn mạnh.
Năng lực tên lửa Iran từng nhiều lần được thể hiện, trong đó có cuộc tập kích các căn cứ Mỹ tại Iraq với độ chính xác rất cao hồi năm 2020 và 2022. Vì vậy sức mạnh tấn công tầm xa của Iran là rất đáng gờm.
Năng lực tên lửa Iran từng nhiều lần được thể hiện, trong đó có cuộc tập kích các căn cứ Mỹ tại Iraq với độ chính xác rất cao hồi năm 2020 và 2022. Vì vậy sức mạnh tấn công tầm xa của Iran là rất đáng gờm.

GALLERY MỚI NHẤT