Mỹ và đồng minh phát hoảng khi F-14 Iran lột xác với tên lửa mới

Mỹ và đồng minh phát hoảng khi F-14 Iran lột xác với tên lửa mới

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh Iran-Iraq, F-14 Tomcat của Iran là loại chiến đấu cơ thống trị bầu trời và cũng là dòng máy bay duy nhất thuộc thế hệ thứ tư được triển khai trên thế giới khi đó. 

 Chiến đấu cơ F-14 không chỉ là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong cuộc xung đột này mà còn là máy bay chiến đấu tốn kém nhất được thiết kế cho Hải quân Mỹ. Chi phí của một chiếc F-14 vượt xa chi phí mua và hoạt động của máy bay chiến đấu hàng đầu của Không quân Mỹ là F-15.
Chiến đấu cơ F-14 không chỉ là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trong cuộc xung đột này mà còn là máy bay chiến đấu tốn kém nhất được thiết kế cho Hải quân Mỹ. Chi phí của một chiếc F-14 vượt xa chi phí mua và hoạt động của máy bay chiến đấu hàng đầu của Không quân Mỹ là F-15.
Iran là khách hàng duy nhất trên thế giới mua được chiến đấu cơ F-14 từ Mỹ, nước này đã mua 79 chiếc vào giữa cuối những năm 1970 và đã lên kế hoạch mua thêm 81 chiếc trước khi có sự thay đổi chính phủ vào năm 1979, điều này đã chấm dứt triển vọng cho thỏa thuận mua bán trên.
Iran là khách hàng duy nhất trên thế giới mua được chiến đấu cơ F-14 từ Mỹ, nước này đã mua 79 chiếc vào giữa cuối những năm 1970 và đã lên kế hoạch mua thêm 81 chiếc trước khi có sự thay đổi chính phủ vào năm 1979, điều này đã chấm dứt triển vọng cho thỏa thuận mua bán trên.
F-14 đã tiêu diệt nhiều máy bay chiến đấu của Iraq và cho đến nay F-14 vẫn là máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Iran. F-14 được thiết kế với một bộ cảm biến rất lớn và được trang bị tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix dẫn đường bằng radar chủ động, có tầm bay 190km và tốc độ Mach 5.
F-14 đã tiêu diệt nhiều máy bay chiến đấu của Iraq và cho đến nay F-14 vẫn là máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Iran. F-14 được thiết kế với một bộ cảm biến rất lớn và được trang bị tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix dẫn đường bằng radar chủ động, có tầm bay 190km và tốc độ Mach 5.
Để ngăn những chiếc máy bay chiến đấu F-14 trở nên lỗi thời, Iran đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu trong nước, với việc trang bị cho F-14 màn hình buồng lái mới, hệ thống tác chiến điện tử và các cải tiến về điện tử hàng không khác.
Để ngăn những chiếc máy bay chiến đấu F-14 trở nên lỗi thời, Iran đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu trong nước, với việc trang bị cho F-14 màn hình buồng lái mới, hệ thống tác chiến điện tử và các cải tiến về điện tử hàng không khác.
Máy bay F-14 cũng tích hợp tên lửa không đối không R-77 của Nga, không giống như AIM-54 của Mỹ, R-77 có thể được nâng cấp và cũng nhẹ hơn nhiều cho phép F-14 Tomcat duy trì hiệu suất bay ở trạng thái tốt.
Máy bay F-14 cũng tích hợp tên lửa không đối không R-77 của Nga, không giống như AIM-54 của Mỹ, R-77 có thể được nâng cấp và cũng nhẹ hơn nhiều cho phép F-14 Tomcat duy trì hiệu suất bay ở trạng thái tốt.
Vào năm 2013, một loại tên lửa không đối không lạ lẫm với tên gọi Fakour-90 đã được Iran trưng bày và mang nhiều nét tương đồng với tên lửa AIM-54. Tên lửa mới của Iran có một số cải tiến so với thiết kế ban đầu của tên lửa AIM-54 như hệ thống dẫn đường cải tiến, các biện pháp đối phó tác chiến điện tử mới và tầm bắn nâng cao
Vào năm 2013, một loại tên lửa không đối không lạ lẫm với tên gọi Fakour-90 đã được Iran trưng bày và mang nhiều nét tương đồng với tên lửa AIM-54. Tên lửa mới của Iran có một số cải tiến so với thiết kế ban đầu của tên lửa AIM-54 như hệ thống dẫn đường cải tiến, các biện pháp đối phó tác chiến điện tử mới và tầm bắn nâng cao
Hệ thống dẫn đường mới nhỏ hơn và có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 30% so với thiết kế của Mỹ. Fakour-90 có khả năng bổ sung thêm thuốc phóng, tầm bắn của tên lửa được ước tính vào khoảng 220-300km. Hệ thống dẫn đường của Fakour được cho là tương tự như hệ thống được sử dụng trên tên lửa đất đối không Mersad.
Hệ thống dẫn đường mới nhỏ hơn và có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 30% so với thiết kế của Mỹ. Fakour-90 có khả năng bổ sung thêm thuốc phóng, tầm bắn của tên lửa được ước tính vào khoảng 220-300km. Hệ thống dẫn đường của Fakour được cho là tương tự như hệ thống được sử dụng trên tên lửa đất đối không Mersad.
Hải quân Mỹ đã cho loại biên những chiếc máy bay chiến đấu F-14 và tên lửa Phoenix vào năm 2006. Lí do là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quân đội Mỹ chỉ tập trung vào các hoạt động chống nổi dậy, nên cho rằng không cần duy trì các máy bay chiến đấu có chi phí hoạt động đáng kể như vậy.
Hải quân Mỹ đã cho loại biên những chiếc máy bay chiến đấu F-14 và tên lửa Phoenix vào năm 2006. Lí do là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quân đội Mỹ chỉ tập trung vào các hoạt động chống nổi dậy, nên cho rằng không cần duy trì các máy bay chiến đấu có chi phí hoạt động đáng kể như vậy.
Sự phát triển của Fakour-90 phản ánh quyết tâm của Iran tiếp tục tập trung vào việc chuẩn bị cho các cuộc chiến trong tương lai có thể diễn ra, với một đối thủ ngang tầm hoặc vượt trội hơn như là Israel, Ả Rập Xê-út hoặc Mỹ. Điều này đã khiến F-14 có được khả năng đối đầu với tất cả các máy bay do phương Tây sản xuất nhờ tầm bắn vượt xa.
Sự phát triển của Fakour-90 phản ánh quyết tâm của Iran tiếp tục tập trung vào việc chuẩn bị cho các cuộc chiến trong tương lai có thể diễn ra, với một đối thủ ngang tầm hoặc vượt trội hơn như là Israel, Ả Rập Xê-út hoặc Mỹ. Điều này đã khiến F-14 có được khả năng đối đầu với tất cả các máy bay do phương Tây sản xuất nhờ tầm bắn vượt xa.
Phần lớn các máy bay chiến đấu của Mỹ bao gồm F-18E, F-15 và F-16 sử dụng tên lửa AIM-120C với tầm bắn khoảng 105km, chưa bằng một nửa so với Fakour-90, trong khi tên lửa AIM-120D mới nhất cũng chỉ có tầm bắn ước tính khoảng 160-180 km.
Phần lớn các máy bay chiến đấu của Mỹ bao gồm F-18E, F-15 và F-16 sử dụng tên lửa AIM-120C với tầm bắn khoảng 105km, chưa bằng một nửa so với Fakour-90, trong khi tên lửa AIM-120D mới nhất cũng chỉ có tầm bắn ước tính khoảng 160-180 km.
Điều này không phải vì tên lửa của Iran tiên tiến hơn, mà vì nó có kích thước lớn hơn rất nhiều. Hiện Mỹ đã bắt đầu phát triển loại tên lửa không đối không tầm xa mới để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15EX của mình, loại tên lửa mới này sẽ vượt qua Fakour-90 về hiệu suất.
Điều này không phải vì tên lửa của Iran tiên tiến hơn, mà vì nó có kích thước lớn hơn rất nhiều. Hiện Mỹ đã bắt đầu phát triển loại tên lửa không đối không tầm xa mới để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15EX của mình, loại tên lửa mới này sẽ vượt qua Fakour-90 về hiệu suất.
Fakour-90 không phải là tên lửa không đối không hàng đầu thế giới, vì R-37 của Nga hay như PL-XX của Trung Quốc đều vượt xa về hiệu suất so với tên lửa Iran, nhưng đối với một quốc gia có lĩnh vực hàng không quân sự tương đối nhỏ và mới thì điều này thực sự là một điều đáng nể.
Fakour-90 không phải là tên lửa không đối không hàng đầu thế giới, vì R-37 của Nga hay như PL-XX của Trung Quốc đều vượt xa về hiệu suất so với tên lửa Iran, nhưng đối với một quốc gia có lĩnh vực hàng không quân sự tương đối nhỏ và mới thì điều này thực sự là một điều đáng nể.
Về phần mình, Mỹ cũng có các phương tiện để đối phó với những tên lửa như vậy, bằng cách dựa vào các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 để thu hẹp khoảng cách tầm bắn với F-14 và giao chiến với tên lửa AIM-120D tầm xa hơn trước khi F-14 có thể khóa mục tiêu.
Về phần mình, Mỹ cũng có các phương tiện để đối phó với những tên lửa như vậy, bằng cách dựa vào các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 để thu hẹp khoảng cách tầm bắn với F-14 và giao chiến với tên lửa AIM-120D tầm xa hơn trước khi F-14 có thể khóa mục tiêu.
Với việc Iran không có sự hỗ trợ của máy bay tấn công điện tử hoặc máy bay cảnh báo sớm trên không, vì vậy F-14 có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giao tranh với các phi đội máy bay hiện đại. Tuy nhiên nếu chiến đấu trong không phận Iran với sự hỗ trợ từ các radar trên mặt đất và hệ thống phòng không thì F-14 sẽ đủ khả năng ngăn chặn các tấn công của kẻ địch. Nguồn ảnh: Aviation.
Với việc Iran không có sự hỗ trợ của máy bay tấn công điện tử hoặc máy bay cảnh báo sớm trên không, vì vậy F-14 có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giao tranh với các phi đội máy bay hiện đại. Tuy nhiên nếu chiến đấu trong không phận Iran với sự hỗ trợ từ các radar trên mặt đất và hệ thống phòng không thì F-14 sẽ đủ khả năng ngăn chặn các tấn công của kẻ địch. Nguồn ảnh: Aviation.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích F-14 trong biên chế Không quân Iran. Nguồn: ARB.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.