Nếu thuộc địa hóa mặt trăng thành công, con người sẽ làm gì trên đó?

Thế kỷ 21 này sẽ chứng kiến những nỗ lực của con người trong việc thuộc địa hóa Mặt Trăng và biến vệ tinh này trở thành một nơi có thể sinh sống và trở thành trạm vũ trụ, trung chuyển cho các sứ mệnh vũ trụ khác.

Nếu thuộc địa hóa mặt trăng thành công, con người sẽ làm gì trên đó?
Nhân loại chưa bao giờ định cư trên một hành tinh khác cho tới nay. Nhưng nếu nó xảy ra trên Mặt Trăng, vệ tinh của Trái Đất, đó sẽ là một cuộc sống rất khác biệt. Chương trình Artemis của NASA và kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ Mặt Trăng (Lunar Gateway) hợp tác giữa NASA, ESA và Nga hứa hẹn sẽ khởi động lộ trình đưa con người quay trở Mặt Trăng trong vài năm tới.
Neu thuoc dia hoa mat trang thanh cong, con nguoi se lam gi tren do?
Ảnh minh họa. 
Nhưng không giống như chương trình Apollo, NASA sẽ hợp tác với các công ty vũ trụ tư nhân, tận dụng phần cứng và bí quyết công nghệ của họ để xây dựng Mặt Trăng trở thành thuộc địa kiểu mới của con người. Dưới đây là tầm nhìn về một cuộc sống trên Mặt Trăng trong tương lai nếu con người có thể xây dựng được một căn cứ trên vệ tinh của Trái Đất.
1. Những chiếc xe thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai sẽ có hình dạng như những chiếc SUV
Theo PopularMechanics, các chuyến đi trong tương lai trên Mặt Trăng sẽ yêu cầu hành khách phải mặc các bộ đồ trọng lực mà các phi hành gia Apollo đã mặc. Bên trong xe cũng sẽ được điều áp để đảm bảo hành khách không bị lơ lửng. Những chiếc xe đưa hành khách di chuyển trên Mặt Trăng sẽ có hình mẫu giống như xe SUV.
Ý tưởng thiết kế về xe thám hiểm trên Mặt Trăng có hình dạng giống xe hơi của JAXA (Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản) và Toyota. Chiếc xe này có kích thước đủ lớn để chứa được hai người và các thiết bị khác. Xe chạy bằng các tấm pin nhiên liệu với tầm hoạt động lên tới gần 10 ngàn km.
2. Các cư dân trên Mặt Trăng sẽ sống trong các ngôi nhà có dạng lỗ như nhà của người Hobbit
Do điều kiện sống khắc nghiệt, không có oxy, mối đe dọa từ thiên thạch và bức xạ từ Mặt Trời, con người sẽ phải sống trong các ngôi nhà hình tròn có một lỗ ra vào để tránh các tác động từ bên ngoài.
Những phi hành đổ bộ sớm sẽ tìm nơi trú ẩn trong các miệng núi lửa và bảo vệ xung quanh là một lớp bảo vệ làm từ đá trên Mặt Trăng do các robot tiến hành khai thác. Sau này khi nhà đã được dựng lên, cư dân có thể vào trong nhà bằng cách đi qua các chốt gió được đào trong một gò đất.
3. Chúng ta sẽ sử dụng các nhà máy điện có thể cầm tay
NASA đang phát triển các lò phản ứng hạt nhân có kích thước tương ứng một thùng rác, giúp cung cấp năng lượng ổn định cho các cư dân sinh sống trên Mặt Trăng. Sự hiện diện của ánh sáng Mặt Trời gần như không đổi tại một số nơi ở vùng cực nam của Mặt Trăng, nhờ đó, chúng ta có thể tận dụng rất tốt nguồn năng lượng Mặt Trời để cung cấp điện.
Tuy nhiên những cư dân sinh sống đầu tiên trên Mặt Trăng sẽ cần một nguồn năng lượng đáng tin cậy hơn. NASA đang lên kế hoạch sử dụng một khối nhiên liệu rắn uranium-235 có kích thước bằng một cuộn khăn giấy để sinh nhiệt và đun sôi natri ở nhiệt độ trên 871 độ C trong 8 ống. Nhiệt lượng từ quá trình đun sôi sẽ truyền năng lượng cho động cơ Stirling vận hành và phát điện.
4. Trên Mặt Trăng sẽ sớm hình thành một sân bay để chở hành khách tới và đi
Trong tương lai, Mặt Trăng sẽ có một bệ phóng nơi chuyên chở hành khách đến và đi tới vệ tinh này. Sẽ thật thú vị nếu trên đây hình thành dịch vụ chờ khách như dạng Uber dưới mặt đất.
5. Tàu đổ bộ Mặt Trăng sẽ nhẹ, nhanh và có thể tái sử sụng
Mới tháng 5/2019 vừa qua, Jeff Bezos, CEO Amazon và công ty vũ trụ tư nhân Blue Origin đã tiết lộ Blue Moon, một con tàu đổ bộ Mặt Trăng dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2024.
Điểm ấn tượng của con tàu này ngoài kích thước nhỏ gọn, chỉ khoảng 7 mét thì còn ở khả năng tái sử dụng của tên lửa đẩy, giúp sử dụng lại cho những lần phóng sau. Việc có thể tiết kiệm và tái sử dụng tên lửa đẩy rất quan trọng vì nó có thể phục vụ cho nhiều sứ mệnh tiếp theo và tiết kiệm tài nguyên cho Trái Đất.
Ngoài con tàu trên, tên lửa Falcon 9 của SpaceX cũng là một trong những loại tên lửa có thể tái sử dụng. Sau khi phóng tàu ra khỏi vũ trụ, nó có thể rơi trở lại Trái Đất và tái sử dụng cho lần phóng tiếp theo.
Tất nhiên một chuyến đi không đủ để đem theo tất cả mọi thứ mà con người cần để xây dựng Mặt Trăng trở thành thuộc địa. Vì vậy nhân loại sẽ cần xây dựng một khu vực bằng phẳng, dành riêng cho việc cất và hạ cánh của tàu đổ bộ.
6. Con người sẽ khai thác băng để làm nhiên liệu
Mặt Trăng có nhiều thứ khá giống như trên Sao Hỏa. Trọng lực trên đây chỉ bằng 1/6 so với Trái Đất do đó con người không cần mất quá sức để di chuyển trên hành tinh này. Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Mặt Trăng cũng có các núi băng khổng lồ nằm trên miệng núi lửa.
Từ các núi băng này, chúng ta có thể tận dụng nó để tạo ra nhiên liệu cho tên lửa đẩy từ hydro và oxy. Nguồn nhiên liệu quan trọng này sẽ giúp các sứ mệnh hướng tới Sao Hỏa của con người dễ dàng hơn. Có thể coi Mặt Trăng trong tương lai sẽ giống như một tiền đồn, một trạm dừng chân cho các phi hành gia trước khi khám phá các hành tinh xa xôi khác.

Có phải nguyệt thực nào cũng là Mặt Trăng máu?

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng, từ 'Mặt Trăng máu" (Blood Moon) xuất phát từ màu đỏ của Mặt Trăng khi có nguyệt thực. 

Có phải nguyệt thực nào cũng là Mặt Trăng máu?
Hỏi: Tại sao, cũng là nguyệt thực nhưng lại chỉ có một số nguyệt thực (trong đó có 2 nguyệt thực xảy ra trong năm nay) được gọi là Mặt Trăng máu. Vậy Mặt Trăng máu có gì khác biệt? - Nguyễn Văn Hà (Hà Nội).
 

Tỷ phú “đào mỏ” Mặt Trăng nhằm kiếm hàng nghìn tỷ USD

Một tỷ phú người Mỹ đã được chính phủ "bật đèn xanh" trong việc phóng thiết bị thăm dò tự hành lên Mặt Trăng và khai thác Mặt trăng nhằm tìm kiếm nguồn vàng, platinum trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Tỷ phú “đào mỏ” Mặt Trăng nhằm kiếm hàng nghìn tỷ USD
Moon Express – công ty tư nhân đầu tiên trong lịch sử nhận được sự cho phép của chính phủ bay ra ngoài quỹ đạo của Trái Đất – ngày 31/1 thông báo thu hút thêm số vốn đầu tư 20 triệu USD để triển khai nhiệm vụ khai thác Mặt Trăng, sẽ được thực hiện vào cuối năm 2017. Con số này nâng tổng số tiền đầu tư vào dự án lên tới 45 triệu USD.
Ty phu “dao mo” Mat Trang nham kiem hang nghin ty USD
Ảnh minh họa. 
Thách thức hiện giờ của công ty là tạo ra thiết bị khai phá tự hành phải đạt được yêu cầu từ phía ban tổ chức giải XPrize của Google: Hạ cánh nhẹ nhàng lên Mặt Trắng, di chuyển được tối thiểu 500 m trên bề mặt và truyền tải hình ảnh, video chất lượng cao về lại Trái Đất. Mọi nhiệm vụ phải được hoàn tất trước cuối năm nay.

Các phi hành gia lên Mặt Trăng có thể gọi điện thoại về Trái Đất

Các phi hành gia có thể gọi điện thoại về Trái Đất trong tương lai khi một công ty Đức đang lên kế hoạch xây dựng trạm viễn thông trên Mặt Trăng.

Các phi hành gia lên Mặt Trăng có thể gọi điện thoại về Trái Đất
Báo điện tử Infonet dẫn thông tin theo tờ Science Alert, công ty Part Time Scientists, Đức sẽ đưa tàu thăm dò lên Mặt Trăng cuối năm 2018 để có dữ liệu chuẩn bị lắp trạm viễn thông trên đó. Điều này rất có thể các phi hành gia lên Mặt Trăng có thể gọi điện thoại về Trái Đất trong tương lai.
Cac phi hanh gia len Mat Trang co the goi dien thoai ve Trai Dat
 Các phi hành gia lên Mặt Trăng có thể sử dụng điện thoại di dộng để gọi về Trái Đất. 

Tàu đổ bộ Alina sẽ mang 2 xe tự hành Audi sử dụng dây chuyền động cơ 4 bánh, pin năng lượng mặt trời và gắn máy quay HD. Dữ liệu sau đó được Alina truyền về Trái Đất thông qua LTE, công nghệ sử dụng cho điện thoại di động trên mặt đất, biến nó thành một trạm phát tín hiệu. LTE được kỳ vọng hiệu quả hơn phương pháp truyền thống trước đây vì nó đòi hỏi ít năng lượng hơn.

Karsten Becker, kỹ sư điện của nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi sẽ thu thập nhiều dữ liệu trên Mặt trăng và kết nối tốc độ cao để gửi về Trái Đất".

Nếu sứ mệnh của Part Time Scientists thành công, các nhà du hành vũ trụ có thể liên lạc với Trái Đất thông qua điện thoại.

Part Time Scientists cũng cho biết họ đang hợp tác với cơ quan không gian châu Âu trong dự án biến Mặt trăng thành nơi cư trú lâu dài cho con người.

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, công ty này dự kiến năm 2020 sẽ đưa các thiết bị đầu cuối LTE được thiết kế để có thể tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt trên Mặt trăng trong thời gian dài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới