Nếu sư Toàn không trả khối tài sản 300 tỷ cho chùa thì chuyện gì xảy ra?

Khi có tranh chấp, sư thầy Thích Thanh Toàn buộc phải chứng minh số tài sản đó là thuộc sở hữu của cá nhân chứ không phải của Giáo hội.

Nếu sư Toàn không trả khối tài sản 300 tỷ cho chùa thì chuyện gì xảy ra?
Xoay quanh việc sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục và muốn được giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ, trong đó có diện tích lớn đất ruộng mua của người dân xung quanh chùa Nga Hoàng, dư luận vẫn đang đặt nhiều câu hỏi về tính hợp pháp của đề nghị này.
Buộc phải chứng minh nguồn gốc
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM), pháp luật không hạn chế quyền về tài sản đối với những nhà sư hoặc những người theo tín ngưỡng tôn giáo. Mặc dù sư Thích Thanh Toàn chịu sự quản lý của Giáo hội Phật Giáo, vẫn có đầy đủ quyền tài sản như những công dân khác.
Do đó, khối tài sản 300 tỷ nếu được xác định của sư Toàn thì ông không có nghĩa vụ phải chứng minh nguồn gốc tài sản đó từ đâu khi không có tranh chấp.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa Giáo hội và sư Toàn thì các bên sẽ hoà giải theo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Hòa giải không thành thì hai bên có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng lúc có tranh chấp, sư thầy Thích Thanh Toàn buộc phải chứng minh khối tài sản đó thuộc sở hữu của cá nhân chứ không phải của Giáo hội.
Neu su Toan khong tra khoi tai san 300 ty cho chua thi chuyen gi xay ra?
 Sư Thích Thanh Toàn. Ảnh: Phatgiao.org.vn.
Căn cứ vào Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015, sư Toàn cần chứng minh tài sản đó do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác; thu hoa lợi, lợi tức; do sáp nhập tài sản hoặc được thừa kế...
Nếu sư thầy không chứng minh được thì đương nhiên số tài sản này sẽ thuộc về nhà chùa.
Tiền cúng dường của sư hay của chùa?
Luật sư Nguyễn Ngọc Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng căn cứ vào Điều 62 và 63 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản thuộc về Giáo hội, mọi hoạt động ở chùa phát sinh thu nhập từ khách đến cúng, công đức đều là của chùa. Do đó, cá nhân sư thầy không được sở hữu tài sản, kể cả tiền cúng dường.
Tuy nhiên, theo luật sư Hùng, nếu nhà sư không nộp vào ngân quỹ của chùa mà giữ làm quỹ riêng thì không có cách nào chứng minh được.
Trường hợp các sư thầy mua bán, chuyển nhượng bất động sản là đất đai bằng tài sản riêng, đứng trên danh nghĩa cá nhân thì đó là tài sản riêng của họ, không chịu sự giám sát của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Như luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã phân tích, các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam thuộc về một tổ chức tôn giáo, với nhà chùa là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do đó, chùa không thể tham gia giao dịch với tư cách một chủ thể độc lập như pháp nhân, nên tài sản sẽ do cá nhân trụ trì đứng tên.
Điều này đưa đến bất cập là nguồn gốc tài sản không phải do cá nhân làm ra nhưng lại do cá nhân sở hữu.
Trong trường hợp sư thầy mất mà không kịp để lại di chúc trả lại tài sản cho chùa thì theo Luật Dân sự về thừa kế, người ở cơ sở tôn giáo không được kế thừa mà con cái của nhà sư sẽ thừa hưởng tài sản đó. Hoặc trong trường hợp sư Toàn, khi ông hoàn tục thì tài sản đứng tên ông nên ông có quyền giao dịch, chuyển nhượng.
"Cần có quy định cụ thể về tài sản của người tu hành. Bên cạnh đó, tài sản cấp cho cơ sở tôn giáo thì cần mang tên của tổ chức tôn giáo, chỉ cho nhà sư làm đại diện chứ không để đứng tên thế danh của trụ trì", luật sư Dũng nói.
Trong khi đó, trả lời Báo Tiền Phong, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho hay Giáo hội đã chỉ đạo Ban Trị sự Vĩnh Phúc xác minh nguồn gốc tài sản của thầy Toàn, làm rõ có hay không có tài sản 200-300 tỷ đồng như sư này phát ngôn.
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết hơn 6.000 m2 đất quanh chùa Nga Hoàng do sư Toàn đứng tên là đất nông nghiệp, một số là đất thủy lợi. Dù việc đứng tên có đúng theo Luật Đất đai nhưng chiểu theo luật nhà Phật, với một vị Tỳ kheo, tất cả tài sản thuộc về Tăng (Tăng đoàn).
"Một vị Tỳ kheo ngay cả khi viên tịch có ba tấm y cà sa cũng phải chuyển lại cho Tăng, không hề có chuyện thừa kế. Y cứ theo luật Phật, thầy Toàn không có quyền sở hữu tài sản này", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.
"Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản thuộc về Giáo hội. Còn căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản. Ban trị sự có quyền định đoạt tài sản thuộc tự viện địa phương. Nội quy Ban Tăng sự Trung ương quy định rất rõ khi bổ nhiệm trụ trì tất cả tài sản thuộc về Tăng. Việc thầy lý luận do công đức cá nhân, nhưng cá nhân thuộc về Tăng. Nếu thầy không đại diện của Tăng, của Tam Bảo thì không ai công đức cho thầy", Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định.
Xin hoàn tục nhưng muốn giữ tài sản 300 tỷ
Ngày 23/9, Báo Phụ nữ TP.HCM đăng tải bài viết với nội dung tố cáo đại đức Thích Thanh Toàn có hành vi gạ tình một nữ phóng viên. Giải trình trước Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Tam Đảo, sư Toàn không phủ nhận nội dung tố cáo mình nhưng biện minh rằng sự việc có tác động từ 2 phía.
Sau bê bối gạ tình, vị trụ trì chùa Nga Hoàng đã xin xả giới hoàn tục, từ bỏ mọi chức danh trong phật giáo. Tuy nhiên, cựu trụ trì chùa Nga Hoàng mong muốn giữ lại toàn bộ tài sản là trang trại ở khu vực chùa Nga Hoàng đã mua bán, chuyển nhượng có trị giá khoảng 200-300 tỷ đồng.
Ngày 7/10, sư Toàn bị bãi nhiệm chức danh trụ trì chùa Nga Hoàng.
Ngày 8/10, UBND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có báo cáo xác định gần 6.000 m2 ở chùa Nga Hoàng được sư Thích Thanh Toàn mua bán, chuyển nhượng với người dân không thông qua chính quyền địa phương.

Gia tài 300 tỷ của sư Thích Thanh Toàn bao gồm tài sản gì?

(Kiến Thức) - Trong clip đang gây xôn xao mạng xã hội, sư thầy Thích Thanh Toàn tuyên bố với đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc rằng ông có tài sản lên đến 200-300 tỷ đồng, và có thể cưới vợ, ăn chơi thoải mái nếu muốn.

Gia tài 300 tỷ của sư Thích Thanh Toàn bao gồm tài sản gì?

Liên quan đến vụ Đại đức Thích Thanh Toàn, Trụ trì chùa Nga Hoàng (sinh năm 1976 quê Quảng Trị, người vướng nghi vấn gạ tình nữ phóng viên), sáng 7/10, Đại đức Thích Tâm Vượng, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tại cuộc họp ngày 5/9 vừa qua, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có kết luận liên quan đến vụ việc.

Kết luận của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, trước sự thành tâm sám hối Đại tăng tại phiên họp, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận theo nguyện vọng xin xả giới hoàn tục tại tờ trình của Đại đức Thích Thanh Toàn.

Sư Thích Thanh Toàn gạ tình, xả giới lấy tiền từ đâu để mua tận 5.790m2 đất?

(Kiến Thức) - Dư luận đặt câu hỏi về việc sư Thích Thanh Toàn lấy tiền từ đâu để mua tận 5.790m2 đất và sở hữu tài sản lên đến 300 tỷ? Tuy nhiên, hiện chính quyền huyện Tam Đảo cũng không rõ sư Toàn lấy tiền đâu.

Sư Thích Thanh Toàn gạ tình, xả giới lấy tiền từ đâu để mua tận 5.790m2 đất?
Tiền đâu sư Toàn mua hàng nghìn m2 đất?
Liên quan đến vụ việc Đại đức Thích Thanh Toàn xin xả giới, hoàn tục đồng thời giữ lại toàn bộ tài sản là trang trại, đất đai, vật dụng mang tên chủ sở hữu sau nghi án gạ tình nữ phóng viên, mới đây, UBND huyện Tam Đảo đã có báo cáo về các sai phạm liên quan đến việc sử dụng đất đai, xây dựng trái phép tại chùa Nga Hoàng của nhà sư Thích Thanh Toàn.

"Sư" Thích Thanh Toàn chưa tháo dỡ lán trại trái phép ở Vườn quốc gia Tam Đảo

(Kiến Thức) - UBND huyện Tam Đảo cho biết, đến thời điểm này, ông Lê Hữu Long, tên thật của đại đức Thích Thanh Toàn vẫn chưa thực hiện tháo dỡ các lán trại xây dựng trái phép ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

"Sư" Thích Thanh Toàn chưa tháo dỡ lán trại trái phép ở Vườn quốc gia Tam Đảo
Liên quan vụ việc Đại đức Thích Thanh Toàn – nhà sư bị tố gạ tình nữ phóng viên vừa được Trưởng Ban Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự tỉnh Vĩnh Phúc ký quyết định bãi nhiệm chức danh trụ trì và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Nga Hoàng và chấp thuận xả giới, hoàn tục, UBND huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa cho biết, đến thời điểm này, ông Lê Hữu Long (SN 1976, tên thật của đại đức Thích Thanh Toàn) vẫn chưa thực hiện tháo dỡ các lán trại xây dựng trái phép ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.