Nếu bảo tồn máy móc, phố cổ sẽ không mong lọt vào danh sách di sản

Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, nếu chúng ta cứ bảo tồn nguyên vẹn, máy móc thì khu phố cổ Hà Nội sẽ mong không lọt vào danh sách di sản.

Chiều 18/6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Cần phương án để bảo vệ di tích nghiêm ngặt

Liên quan đến quy định về khu vực bảo vệ của di tích; phân cấp trong việc cho phép đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Luật hiện hành và Dự thảo luật thống nhất về nguyên tắc: khu vực bảo vệ 1 của di tích là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều 26, Điều 27 dự thảo Luật quy định khu vực bảo vệ 1 của di tích được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian đối với những yếu tố gốc cấu thành di tích.
Neu bao ton may moc, pho co se khong mong lot vao danh sach di san
 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. 
Tuy nhiên, dự thảo Luật lại quy định cho phép đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ ở trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; đồng thời phân cấp, phân quyền cho địa phương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định đối với dự án này ở các di tích được xếp hạng các cấp độ. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần phải có phương án để bảo vệ di tích nghiêm ngặt, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân đang sinh sống trong khu vực di tích.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc bảo tồn, tôn tạo đối với các khu di tích, các vấn đề liên quan đến xây mới, cấp phép phải được quan tâm, chú trọng đảm bảo phù hợp, đúng quy định.
Con người phải là trung tâm trong bảo vệ di sản

Dẫn câu nói của chuyên gia Ấn Độ: “Nếu ứng xử một cách máy móc với di sản thì chúng ta đang vô nhân đạo đối với người đang sống”, đại biểu Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) cho rằng, thực tế này đang xảy ra, ngay tại Hà Nội.

“Nếu chúng ta cứ bảo tồn nguyên vẹn, máy móc thì dẫn đến tình trạng khu phố cổ Hà Nội sẽ mong muốn không lọt vào danh sách di sản, làng cổ Đường Lâm sẽ sẵn sàng trả lại danh hiệu vì vào danh sách di sản sẽ bị “đóng băng”, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sinh kế của người dân”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nói.

Neu bao ton may moc, pho co se khong mong lot vao danh sach di san-Hinh-2
 Đại biểu Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội). Ảnh: Tiến Thành.

Theo ông Sơn, chúng ta cần có sự ứng xử khác nhau đối với các đối tượng di sản, cuộc sống con người phải là trung tâm trong bảo vệ di sản.

Liên quan nội dung này, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, các chính sách về di sản văn hóa rất nhiều, tuy nhiên chính sách nhà nước về di sản văn hóa vật thể rất hạn chế. Dự thảo luật đề cập tới chính sách đối với di tích quốc gia đặc biệt, di tích xuống cấp nghiêm trọng; bảo vật quốc gia…; còn di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật nhà nước không có chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

“Đề nghị ban soạn thảo xây dựng các chính sách có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; nhất là chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chính sách xã hội hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực…”, đại biểu Trần Văn Tiến nói.

Đại biểu Tiến cho rằng, quy định như dự thảo thì hiển nhiên được xây dựng mới nhà ở riêng lẻ trong phạm vi khu vực bảo vệ, mặc dù hộ gia đình đã lấn hoặc chiếm đoạt đất di tích, chỉ cần ý kiến đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. “Tôi đề nghị quy định không được xây dựng mới, chỉ được cải tạo, chống xuống cấp đối với nhà ở riêng lẻ nằm trong phạm vi khu vực bảo vệ và có phương án di dời, trả lại đất cho di tích”, đại biểu nói.

Trước đó, theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là bước cụ thể hóa chính sách về bảo tồn di sản văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII, cùng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Sau 20 năm thực hiện, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung; Một số quy định của Luật còn chồng chéo, bất cập, có tính khả thi chưa cao hoặc không còn phù hợp; Một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được Luật điều chỉnh;… Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

ĐBQH: Cần xử nghiêm vụ cháu bé bị bỏ quên trên xe để răn đe

Theo các ĐBQH, vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón rất thương tâm, cần siết lại quy trình xe đưa đón học sinh và xử nghiêm vụ án để cảnh tỉnh, răn đe.

Vụ việc bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tai nạn thương tâm này. Sự tắc trách của những người lớn; những quy định còn lỏng đối với xe đưa đón học sinh, quy trình đưa đón trẻ… là những vấn đề được đưa ra bàn xới với những nhức nhố, bức xúc.
Nỗi đau quá sức chịu đựng

Quy chuẩn xe chở học sinh có chấm dứt tình trạng bỏ quên trẻ?

Dự thảo Luật TTAT giao thông đường bộ và Luật Đường bộ đều dành 1 điều quy định việc đưa đón trẻ, quy chuẩn xe chở học sinh…Liệu có chấm dứt tình trạng bỏ quên trẻ?

Công an TP Thái Bình vừa khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Lâm (58 tuổi, tài xế) và Phương Quỳnh Anh (38 tuổi), phụ trách đưa đón học sinh cùng về tội vô ý làm chết người. Hai giáo viên Nguyễn Thị Phương (26 tuổi) và Đoàn Thị Nhâm (58 tuổi) bị khởi tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cả 4 bị can trên đều bị khởi tố do có sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm dẫn đến bé Trần Gia Huy (5 tuổi), học lớp 4 tuổi Trường mầm non Hồng Nhung 2 bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón gần 11 tiếng, tử vong.

Kỳ vọng đại biểu chất vấn trúng, “nóng” vấn đề an toàn thực phẩm

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu kỳ vọng trong phiên chất vấn ngày mai sẽ có nhiều câu hỏi trúng những vấn đề nóng mà cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.

Các vấn đề được lựa chọn chất vấn thời sự, thiết thực
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày làm việc cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, bắt đầu từ sáng 04/6 đến hết sáng 06/6, tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Kiểm toán; Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.