Nền văn minh lâu đời nhất thế giới ở đâu?

Vô số nền văn minh đã trỗi dậy và suy tàn trong nhiều thiên niên kỷ. Nhưng nền văn minh nào là lâu đời nhất được ghi nhận?

Nền văn minh lâu đời nhất thế giới ở đâu?

Nen van minh lau doi nhat the gioi o dau?

Một ngôi đền đã được trùng tu, được gọi là ziggurat, từ Ur cổ đại ở, nơi ngày nay là Iraq.

Khoảng 30 năm trước, câu hỏi này dường như đã tìm được câu trả lời. Vào khoảng năm 4.000 trước Công nguyên, giai đoạn sớm nhất của nền văn hóa Sumer đã phát sinh như một nền văn minh lâu đời nhất ở vùng Lưỡng Hà, nơi mà ngày nay chủ yếu là Iraq. Người Sumer được đặt tên theo thành phố cổ Sumer, cách thành phố Kut hiện đại ở miền đông Iraq vài km về phía nam. Các nhà khảo cổ gọi giai đoạn sớm nhất của người Sumer là giai đoạn Uruk, sau thành phố Uruk cổ kính khoảng 80 km về phía tây nam, nơi có nhiều đồ tạo tác cổ nhất của người Sumer được tìm thấy.

Tuy nhiên, bằng chứng được phát hiện trong vài thập kỷ qua cho thấy rằng, người Sumer có một số ứng cử viên, bao gồm cả Ai Cập cổ đại, cho danh hiệu "nền văn minh lâu đời nhất".

Định nghĩa về những gì tạo nên một nền văn minh là mơ hồ, nhưng nhìn chung một nền văn hóa phải đạt được một số điểm nổi bật, đặc biệt là thành thị - tức là các thành phố - thủy lợi và chữ viết; và người Sumer có cả ba yếu tố này.

Sau khoảng 2000 năm trước Công nguyên, nền văn minh Sumer dẫn trực tiếp đến nền văn minh Babylon ở Lưỡng Hà, nơi được ghi nhận là đã khám phá ra chân lý toán học như lượng giác và số nguyên tố, hình vuông và hình lập phương - những khái niệm được người Hy Lạp cổ đại phát triển hơn 1.000 năm sau đó.

Người Sumer có thể cũng đã phát minh ra tôn giáo bằng cách xây dựng những ngôi đền cao chót vót được gọi là ziggurat trong thành phố của họ và thiết lập các lâu đài tư tế dành cho nghi lễ thờ cúng các vị thần cụ thể, theo nhà sử học người Mỹ Samuel Noah Kramer.

Vị thần nào là mạnh nhất trong quần thể Sumer rộng lớn phụ thuộc vào địa điểm và thời gian: ví dụ như thần bầu trời Anu, được phổ biến vào thời kỳ đầu Uruk, trong khi thần bão Enlil được thờ ở Sumer. Inanna - "Nữ hoàng của Thiên đàng" - có thể ban đầu là một nữ thần sinh sản ở Uruk; sự tôn thờ của bà lan rộng đến các thành phố Lưỡng Hà khác, nơi bà được gọi là Ishtar, và có thể đã ảnh hưởng đến các nữ thần của các nền văn minh sau này, chẳng hạn như Astarte trong số những người Hittite và Aphrodite của Hy Lạp.

Chuyện về Noah và Sử thi Gilgamesh

Một câu chuyện tương tự như Noah trong Kinh thánh tiếng Do Thái, người đã đóng một chiếc thuyền chứa đầy động vật để bảo vệ gia đình mình trong trận lụt lớn do cơn thịnh nộ của thần thánh gây ra, có liên quan đến Sử thi Gilgamesh. Các nhà khảo cổ nghĩ ban đầu nó là một câu chuyện của người Sumer từ khoảng năm 2150 trước Công nguyên - nhiều thế kỷ trước khi phiên bản tiếng Do Thái được viết ra.

Một số học giả cho rằng, các nền văn minh khác có thể lâu đời hoặc thậm chí lâu đời hơn nền văn minh của người Sumer. Philip Jones, người phụ trách và lưu giữ các bộ sưu tập tại khu Babylon của Bảo tàng Penn ở Philadelphia, Mỹ cho biết: “Ai Cập và Sumer về cơ bản là đương đại trong thời kỳ xuất hiện của họ”.

Jones nói thêm, hàng thập kỷ chiến tranh và bất ổn khiến các nhà khảo cổ học không thể tiếp cận nhiều địa điểm Lưỡng Hà, nhưng các nhà Ai Cập học vẫn tiếp tục đào bới. Kết quả là các nhà khảo cổ học ở Ai Cập hiện đã phát hiện ra các văn tự ngay từ những tác phẩm đầu tiên của Sumer, cho thấy giai đoạn lâu đời nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại xuất hiện gần giống với giai đoạn sớm nhất của nền văn minh Sumer: khoảng 4000 năm trước Công nguyên.

Vẫn còn một khả năng khác là nền văn minh Thung lũng Indus, phát sinh ở những nơi ngày nay là Afghanistan, Pakistan và tây bắc Ấn Độ, và có niên đại ít nhất là năm 3300 trước Công nguyên, theo những đồ tạo tác sớm nhất được tìm thấy ở đó. Nhưng "chúng ta có thể tìm thấy những thứ rất sớm ở Thung lũng Indus," Jones nói. "Sẽ không làm tôi ngạc nhiên nếu chúng tôi đào được thứ gì đó sớm như vậy."

Jones nghi ngờ rằng, thương mại ban đầu dọc theo các vùng rìa của Ấn Độ Dương đã giúp những nền văn minh sớm nhất này - người Ai Cập bên cạnh Biển Đỏ, người Sumer ở cuối phía bắc của Vịnh Ba Tư, và nền văn minh Thung lũng Indus xa hơn về phía đông - phát triển từ những người tiền văn minh. người đã sống ở đó trước họ, bằng cách mang lại cho họ nguồn lực và ý tưởng từ những nơi xa hơn.

Những bí ẩn lịch sử lớn nhất không bao giờ có lời giải

Vua Arthur có thật không, Lăng mộ của Cleopatra ở đâu, Ai đã giết tổng thống Mỹ Kennedy, Chúa Giê-su ra đời khi nào, Vườn treo Babylon có tồn tại hay không.

Những bí ẩn lịch sử lớn nhất không bao giờ có lời giải

Có một vị Vua Arthur thật không?

Tượng vua Arthur

Quốc gia nào cổ xưa nhất thế giới, lãnh thổ nằm trên 2 châu lục

Theo sách “Lịch sử văn minh thế giới”, Ai Cập là quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới. Nhà nước ở Ai Cập đã xuất hiện từ khoảng 5.000 năm TCN.

Quốc gia nào cổ xưa nhất thế giới, lãnh thổ nằm trên 2 châu lục

Quoc gia nao co xua nhat the gioi, lanh tho nam tren 2 chau luc

Sau Ai Cập, nhà nước mới từng bước hình thành ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

Quoc gia nao co xua nhat the gioi, lanh tho nam tren 2 chau luc-Hinh-2

Theo World Atlas, Ai Cập là một trong những quốc gia có vị trí khá đặc biệt trên thế giới. Lãnh thổ của nước này trải dài trên 2 châu lục khác nhau (châu Phi và châu Á). Phần lớn lãnh thổ Ai Cập thuộc khu vực Bắc Phi nhưng phần lãnh thổ phía Đông Bắc của nước này lại thuộc khu vực Trung Đông (Tây Á).

Pháo đài khổng lồ ở sa mạc: Kỳ quan đáng kinh ngạc

Tàn tích này là một dấu ấn nổi tiếng của Bahawalpur, nằm kiêu hãnh giữa sa mạc Cholistan.

Pháo đài khổng lồ ở sa mạc: Kỳ quan đáng kinh ngạc

Pháo đài Derawar là một di sản độc đáo, là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng giữa sa mạc Cholistan nằm ở tỉnh Punjab của đất nước Pakistan xinh đẹp. Kiến trúc tuyệt vời của pháo đài Derawar được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và đã tồn tại giữa vùng hoang vu của sa mạc đến ngày nay.

Pháo đài Derawar.

Đọc nhiều nhất

Tin mới