NATO: Lực lượng phản ứng nhanh VJTF vô dụng trước Nga

(Kiến Thức) - Đó là nhận định ngậm ngùi của nhiều tướng lĩnh cấp cao NATO khi được hỏi về khả năng phòng vệ của khối quân sự này.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời nhận định của các tướng lĩnh cấp cao của NATO cho rằng, lực lượng phản ứng nhanh này của khối quân sự này “quá dễ bị tổn thương” khi phải đối đầu với Nga ngay cả khi nó mới chỉ đang trong giai đoạn triển khai ban đầu.
Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 9/2014 tại xứ Wales các nước thành viên khối quân sự NATO đã quyết định thành lập một lực lượng phản ứng nhanh có tên gọi Very High Readiness Joint Task Force (VJTF) với quân số khoảng 5.000 và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu chỉ trong vòng 48 giờ.
Trả lời phỏng vấn với tờ The Financial Times một phát ngôn viên của NATO cho rằng, việc thành lập VJTF là cần thiết trước các mối đe dọa ngày càng lớn từ Nga bên cạnh đó lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga trong lòng Châu Âu là một thách thức lớn đối với NATO.
NATO: Luc luong phan ung nhanh VJTF vo dung truoc Nga
Lực lượng phản ứng nhanh của NATO cần được cải tổ lại trước khi nghĩ tới chuyện đối đầu với Nga.
Cũng theo giới tướng lĩnh NATO, các đơn vị bộ binh cơ giới Nga sẽ tràn qua biên giới Ba Lan và Lithuania trước khi VJTF kịp triển khai đến các khu vực này. Và việc Nga tăng cường triển khai thêm quân ở Kaliningrad luôn được NATO nhận thức một cách đầy đủ.
Cũng theo phát ngôn viên này, trong hội nghị thượng đỉnh của NATO vào tháng 7 tới diễn ra Warsaw 28 nước thành viên của khối quân sự này sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường tính răn đe và củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa tiềm năng.
Những thiếu sót của lực lượng phản ứng nhanh VJTF cũng sẽ được đưa ra tại hội nghị Warsaw cùng với đó là kế hoạch triển khai thêm bốn tiểu đoàn bộ binh tại Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. Một nhà ngoại giao Ba Lan cho rằng việc triển khai thêm quân số ở khu vực biên giới tiếp giáp với Nga chỉ nên ở mức cần thiết nhằm duy trì trạng thái hiện tại giữa hai bên.

Mục kích lính dù Mỹ nã đạn ở châu Âu

(Kiến Thức) - Lực lượng lính dù Mỹ thường xuyên có các cuộc tập trận chung quy mô nhỏ với từng quốc gia ở châu Âu.

Muc kich linh du My na dan o chau Au
 Theo Sina, Lữ đoàn dù 173 của Mỹ và một số đơn vị vũ trang của Slovenia vừa có đợt diễn tập chiến thuật chung tại quốc gia Nam Âu này. Được biết đợt diễn tập lần này không có sự tham gia của các đơn vị cơ giới hạng nặng của cả hai nước mà chủ yếu là các hoạt động diễn tập tác chiến và phòng thủ khu vực với các đơn vị bộ binh.

Tiêm kích Typhoon: Chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu

Tiêm kích Typhoon với thiết kế cánh tam giác độc đáo mang lại khả năng cơ động cao cùng hệ thống vũ khí mạnh được đánh giá là chiến đấu cơ hàng đầu châu Âu.

Tiem kich Typhoon: Chien dau co hang dau chau Au
 Eurofighter Typhoon là dự án chiến đấu cơ thế hệ 4 hợp tác giữa Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Máy bay cất cánh lần đầu vào tháng 3/1994, được đưa vào hoạt động trong Không quân Đức từ năm 2003. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) vận hành Typhoon từ tháng 8/2007. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới