NASA công bố bức ảnh hậu quả đen tối của biến đổi khí hậu

Những bức ảnh chụp một hồ chứa nước tại Mỹ trong 20 năm, được công bố bởi NASA gần đây, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về biến đổi khí hậu và hạn hán nghiêm trọng.

NASA công bố bức ảnh hậu quả đen tối của biến đổi khí hậu

Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã công bố ảnh vệ tinh của hồ Mead - vốn là hồ chứa nước lớn nhất Mỹ, được tạo nên bởi việc xây dựng đập Hoover. Đáng chú ý, mức nước trong hồ đã sụt giảm nghiêm trọng đến nỗi chỉ còn 27% sức chứa chỉ trong vòng hơn 20 năm qua. Bức ảnh tiếp tục là minh họa sắc nét về biến đổi khí hậu và thảm họa hạn hán con người có thể đối mặt.

Trong bức ảnh ghép 3 tấm chụp từ vệ tinh các năm 2000, 2021 và 2022 của mình, NASA cho thấy một nhánh sông từng đầy nước, với mực nước sâu dần trở nên khô cạn, trơ cả đáy. Đặc biệt, chỉ trong 1 năm qua từ 2021 đến nay, mực nước đã giảm đáng kể.

Hồ Mead được dùng để cấp nước cho khoảng 25 triệu người dân miền Tây Hoa Kỳ, hiện đang có mức nước thấp kỷ lục kể từ khi nó được đổ đầy vào năm 1937. Vào ngày 18/7, người ta ghi nhận mức nước chỉ còn vào 27% sức chứa.

Michael Carlowicz, chủ bút của Đài quan sát Trái Đất Nasa, miêu tả bức ảnh trên là "minh họa trần trụi về biến đổi khí hậu và hạn hán dài lâu có thể là tệ nhất ở phía Tây Mỹ trong 12 thế kỷ".

NASA cong bo buc anh hau qua den toi cua bien doi khi hau

Ảnh minh họa.

Tình trạng nước rút đã khiến người ta đóng cửa các khu đi thuyền giải trí và đe dọa sản xuất thủy điện. Nó cũng đã tiết lộ những bí mật hàng chục năm từng được cất giấu dưới đáy sâu - bao gồm thi thể bị thanh toán bởi các băng đảng, hàng đống đồ tạo tác và rác bị bỏ lại bởi những người chơi thuyền qua hàng thập kỷ; hay thậm chí là xác một con tàu từ thời Thế chiến.

Nhưng những gì mà lớp bùn khô phơi bày một cách sinh động nhất là sự tàn phá của cuộc khủng hoảng khí hậu và sự tiến triển nhanh chóng của nó. Hồ Mead chỉ là một phần của Lưu vực sông Colorado trơ trọi, cung cấp nước cho khoảng 40 triệu người, 5 triệu mẫu (hơn 20.000km2) đất nông nghiệp và thực vật, cũng như hệ sinh thái ven sông với quần thể động vật. Toàn bộ hệ thống hiện ở mức 35% công suất sinh học.
Khai thác quá mức đã đẩy nhanh quá trình suy giảm của hệ thống thủy lợi này, chưa kể mức nhiệt cao càng làm mất độ ẩm. Hơn 1/3 miền Tây Hoa Kỳ hiện được Cơ quan Giám sát Hạn hán Hoa Kỳ xếp vào diện hạn hán cực đoan, với mối đe dọa của những ngày khô nóng kéo dài trong các mùa tới.

Khi các hồ chứa chính dọc theo sông Colorado đạt đến mức khô kỷ lục, bao gồm cả hồ Mead, chính phủ liên bang đã kêu gọi các bang phụ thuộc vào lưu vực này thực hiện cắt giảm mạnh việc sử dụng nước của họ. Nhưng các nhà khoa học khí hậu tin rằng thảm họa không phải là tình trạng tạm thời. Đó là một sự thay đổi mang tính hệ thống mà chúng ta cần chuẩn bị để thích nghi.

Có thể sẽ phải cắt giảm nước - nhưng cần thậm chí nhiều hành động hơn nữa để duy trì hệ thống khi các điều kiện khắc nghiệt và cực đoan ngày càng tăng.

Rhett Larson, giáo sư luật về nước tại Đại học bang Arizona, nói với Denver Post khi phản ánh về sự khô kiệt của sông Colorado: "Đây không phải là hạn hán, đây là sự khô cằn. Đây không phải là điều chúng ta có thể (ngồi im) mà đợi. Đây không phải là thứ mà chúng ta có thể sống qua nổi" - giáo sư cảnh báo, và cho biết đây là tương lai phía trước cho nhân loại. 

Kinh ngạc top phát minh đột phá cứu mạng người của NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) không chỉ làm những điều vĩ mô mà còn phát minh ra nhiều thiết bị có thể cứu mạng rất nhiều người trên thế giới.

Kinh ngạc top phát minh đột phá cứu mạng người của NASA
Kinh ngac top phat minh dot pha cuu mang nguoi cua NASA
Thiết bị MicroMed - DeBakery VAD được NASA phát minh từ thập niên 1980, nó giúp bệnh nhân sống sót trong lúc họ chờ đợi được cấy ghép tim bằng cách bơm máu truyền đi khắp cơ thể, giảm bớt căng thẳng cho tim.

NASA chụp được bằng chứng về hành tinh y hệt Trái Đất

Hình ảnh được ghi nhận của NASA cho thấy dấu tích về nước lỏng trên bề mặt hành tinh này ở thời kỳ mà trước đây người ta nghĩ nó đã khô cạn.

NASA chụp được bằng chứng về hành tinh y hệt Trái Đất

Phát hiện mới đã đánh đổ suy nghĩ lâu đời là Sao Hỏa chỉ có thời gian ngắn ngủi là "hành tinh xanh", sau đó đã chuyển sang khô cằn tận 3 tỉ năm trước. Kết quả phân tích dữ liệu từ máy đo quang phổ trên Tàu quỹ đạo Thăm dò Sao Hỏa (MRO) của NASA cho thấy nước lỏng vẫn tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa khoảng 2 tỉ năm trước.

NASA chup duoc bang chung ve hanh tinh y het Trai Dat

Dấu vết của muối trong một miệng hố va chạm bề ngang 1,5 km cho thấy nơi đây từng có một ao nước - Ảnh: NASA

Nóng: NASA phóng tàu săn sự sống lên hành tinh giống hệt Trái đất

Tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA sẽ được phóng lên mặt trăng băng giá Europa của Sao Mộc - nơi được mệnh danh là "bản sao của Trái Đất".

Nóng: NASA phóng tàu săn sự sống lên hành tinh giống hệt Trái đất
Nong: NASA phong tau san su song len hanh tinh giong het Trai dat
 Các thiết bị khoa học và các bộ phận chính của tàu vũ trụ Europa Clipper đang được NASA kết hợp với nhau trong công đoạn cuối cùng để chuẩn bị lên đường vào năm 2024.

Đọc nhiều nhất

Tin mới