Nàng công chúa thảm nhất lịch sử Trung Quốc

Trải qua rất nhiều thăng trầm đau đớn, đến tận lúc chết, công chúa Trường Bình vẫn không hết thương tâm. Cuộc đời của nàng truyền cảm hứng cho văn hóa dân gian, đại chúng, khiến hậu thế thương xót khôn nguôi.

Nàng công chúa thảm nhất lịch sử Trung Quốc

Có lẽ mọi người đã từng nghe về công chúa Trường Bình, một trong những vị công chúa số khổ nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, ít người biết chi tiết, ngọn nguồn về cuộc đời của nàng công chúa này. 

Có thể nói, cùng là thân phận công chúa nhưng Trường Bình không được hưởng phúc giống như các vị mỹ nhân khác, ngược lại nàng ống cực kỳ thê thảm, đặc biệt trong những năm cuối đời.

Câu nói mà hoàng đế Sùng Trinh nói với công chúa Trường Bình cũng là một câu nói nổi tiếng bi thảm trong lịch sử: "Tại sao con lại sinh ra trong gia tộc của ta?"

Nang cong chua tham nhat lich su Trung Quoc

Theo sử chép, thời khắc bị quân thù bao vây, hoàng hậu đã tự sát, công chúa Trường Bình nghe tin tức tốc chạy tới, quỳ trên mặt đất khóc thất thanh rồi bò đến ôm lấy đầu gối của cha mình là Sùng Trinh hoàng đế.

Công chúa bị vua cha "giận cá chém thớt"

Thế nhưng Sùng Trinh hoàng đế lúc này đã gần như phát điên. Ông đá bật công chúa Trường Bình ngã lăn ra đất và thê thảm nói: "Vì cớ gì con lại sinh ra trong hoàng tộc chứ? Tại sao con lại sinh ra trong gia tộc ta?". Nói rồi, Sùng Trinh giơ kiếm lên ý đồ muốn chém chết công chúa Trường Bình, phòng khi con gái bị quân thù dày vò.

Theo bản năng, công chúa Trường Bình vô thức nâng cánh tay trái đỡ. Thanh kiếm lướt qua má của nàng, cắt đứt cánh tay trái của công chúa Trường Bình.

Quá đau đớn và hoảng loạn, công chúa Trường Bình kêu lên một tiếng rồi ngã xuống đất hôn mê. Hoàng đế Sùng Trinh tiến thêm một bước muốn chặt đầu công chúa nhưng hai tay run rẩy dữ dội, cầm kiếm không nổi nên đành thôi. Đây cũng là một trong những cảnh tượng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nang cong chua tham nhat lich su Trung Quoc-Hinh-2

Sau khi bị chém đứt cánh tay, ai cũng nghĩ rằng công chúa Trường Bình sẽ chết vì chảy máu quá nhiều nhưng may mắn thay, nàng được cứu giúp và đưa đến phủ của ông ngoại là Chu Khuê.

Chu Khuê vì sợ liên lụy liền cho để công chúa Trường Bình trong một gian nhà trống và tự sinh tự diệt, không ai quan tâm đến nàng.

Công chúa Trường Bình thực sự là mệnh lớn, sau 6 ngày hôn mê, nàng tỉnh dậy và vượt qua nhiều cơn nguy kịch để sống tiếp. Thế nhưng công chúa không hề biết, có lẽ lúc đó chết đi còn sung sướng hơn, sống sót lại càng thêm bất hạnh.

Nhà Thanh sau đó công khai ban thưởng cho việc truy tìm tung tích các hậu duệ của hoàng đế Sùng Trinh. Hoàng tử thì sẽ bị giết, công chúa sẽ được "ưu đãi.

Công chúa Trường Bình sau đó bị nhà Thanh tìm thấy. Chính quyền nhà Thanh cung cấp cho công chúa phí sinh hoạt rất cao. Ông ngoại Chu Khuê được lệnh phải đối xử tử tế với Trường Bình để rêu rao "lòng tốt" của nhà Thanh.

Nang cong chua tham nhat lich su Trung Quoc-Hinh-3

Dù kết hôn công chúa vẫn "ngậm hờn" mà chết

Mất tất cả nhưng vì phận nữ nhi yếu đuối, công chúa Trường Bình không còn cách nào khác là nghe theo số phận. Mỗi ngày, nàng đều lấy nước mắt rửa mắt, đọc kinh Phật để cân bằng cảm xúc, tâm hồn, hy vọng các huynh đệ của mình có thể trốn thoát, ngày nào đó khôi phục Đại Minh, trả lại cuộc sống êm đềm, sung sướng cho nàng.

Trường Bình coi đó là hy vọng và mục tiêu sống duy nhất của nàng. Ngoài sức tưởng tượng của mọi người, thái tử của Hoàng đế Sùng Trinh là Chu Từ Lãng không xuống phía nam mà lại theo loạn quân quay về kinh thành, ăn xin suốt dọc đường rồi tìm được đến phủ của ông ngoại Chu Khuê. Mới đầu, Chu Khuê đối xử rất tốt với Thái tử thế nhưng sau đó sợ tội, ông lén báo cáo lên Thuận Trị đế.

Nhà Thanh không ngờ vị Thái tử kia lại tự chui đầu vào lưới nhanh như vậy. Muốn muốn chặt đứt gốc rễ của nhà Minh nhưng vì đã giả vờ ban chính sách đãi ngộ với hoàng tộc tiền triều nên Thuận Trị đế chuẩn bị một màn kịch đặc sắc. Vị hoàng đế này yêu cầu Chu Khuê ép công chúa Trường Bình phải nói rằng Thái tử Chu Từ Lãng là kẻ giả mạo.

Trường Bình công chúa không chịu liền bị ông ngoại tra tấn dã man, đành phải nói ra lời trái với lòng. Cứ như vậy, Thái tử tiền triều Chu Từ Lãng bị gắn cho tội giả mạo rồi đem giết, chặt đứt hy vọng phục quốc của nhà Minh.

Lúc này công chúa Trường Bình mới 16 tuổi, tuyệt vọng đến mức không thể chịu đựng nổi, công chúa xin Thuận Trị đế được xuất gia đi tu. Tất nhiên triều đình nhà Thanh đã từ chối yêu cầu của nàng không chút do dự vì vẫn muốn làm "hình ảnh" cho mình.

Nang cong chua tham nhat lich su Trung Quoc-Hinh-4

Đáng nói, sau đó Thuận Trị đế còn nối lại tình xưa cho công chúa Trường Bình và Châu Thế Hiển - phò mã được Sùng Trinh hoàng đế lựa chọn trước đây. Nhận được thánh chỉ ban hôn, công chúa Trường Bình như rơi xuống vực sâu. Mặc dù đám cưới sau đó được tổ chức vô cùng xa hoa, tiền thưởng cũng cực kỳ nhiều nhưng nàng công chúa số khổ với trái tim tan nát không thể cảm thấy gì ngoài sự nhục nhã và đau đớn, nàng thực sự không chịu nổi kiểu ân sủng này của Thanh triều.

Vài tháng sau hôn lễ, quân Thanh chiếm được Nam Kinh, giết sạch những người trung thành với nhà Minh còn sót lại. Điều này giánh thêm cho Trường Bình một đòn đả kích nặng nề.

Tháng 10 năm Thuận Trị thứ ba, công chúa Trường Bình lúc này đang mang thai vì quá đau đớn mà lâm bệnh nặng. Hi vọng phục quốc đã bị dập tắt, nàng qua đời khi chưa tròn 18 tuổi, mang theo cả đứa con mới được 5 tháng trong bụng rời xa cõi trần.

Lúc này, triều đình nhà Thanh mới buông tha, cho nàng an táng ở ngoài Quảng Ninh Môn.

Cuộc đời bi thảm của công chúa Trường Bình là chất liệu làm nên nhiều tiểu thuyết, vở kịch, bộ phim trong văn hóa đại chúng. Có nhiều thuyết cho rằng công chúa xuất gia làm ni cô, bí mật luyện tập võ nghệ và trở thành thủ lĩnh của phong trào Phản Thanh phục Minh với võ nghê cao cường. Tuy vậy, các thuyết này đều không hợp lý với dòng thời gian trong lịch sử.

Nhiều người bất ngờ trước di nguyện cuối đời của Võ Tắc Thiên

Là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã để lại di ngôn từ bỏ danh hiệu mà mình mất cả đời để đạt được.

Nhiều người bất ngờ trước di nguyện cuối đời của Võ Tắc Thiên

Trong một xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, câu chuyện từ phi tần vươn lên làm nữ Hoàng đế của Võ Tắc Thiên vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ.

Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học.

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc,bà "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối 

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Trong lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

  Goc khuat it ai biet cua hoang hau cuoi cung nha Thanh
Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.

Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậuThanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo. 

Các thái giám sau khi xuất cung: Chật vật tìm chốn dung thân

Cùng là nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc trong cung, nhưng cung nữ có thể rời cung trước 25 tuổi, còn thái giám phải bán mạng làm việc đến khi già yếu, không còn sức lao động rồi bị đuổi khỏi cung.

Các thái giám sau khi xuất cung: Chật vật tìm chốn dung thân

Thời phong kiến ở Trung Quốc, việc trở thành thái giám được coi là điều xấu hổ, có lỗi với tổ tiên, và gia đình thường không muốn chấp nhận họ. Bởi vậy khi qua đời, họ cũng không được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.

Đối với những thái giám có tên tuổi như Lý Liên Anh (thái giám triều đại nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hi Thái hậu) sẽ không phải đau đầu vì việc dưỡng già. Bởi họ có nhiều cơ hội kiếm được tiền, xây vương phủ tráng lệ như 1 cung điện cho riêng mình ở Bắc Kinh, sống 1 cuộc sống xa hoa, ăn chơi sa đọa.

Cac thai giam sau khi xuat cung: Chat vat tim chon dung than

Chân dung Lý Liên Anh - tâm phúc của Từ Hi Thái hậu và cũng được biết tới là 1 trong những thái giám quyền lực, giàu có nhất Thanh triều

Nhưng những nhân vật như vậy không có nhiều, phần lớn thái giám sẽ gặp khó khăn trong việc dưỡng lão khi về già. Sau khi "nghỉ hưu" thường thì họ sẽ chọn ở chùa, bởi chỉ có ở nơi đó họ mới được chấp nhận.

Các thái giám sau khi rời cung cũng thành lập 1 tổ chức tương trợ, gọi là "Hiệp hội dưỡng lão", có thể coi là 1 nhóm dành cho các thái giám cao tuổi. Họ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà chùa bằng cách quyên góp tiền bạc, để có cơ hội có chốn dung thân sau khi nghỉ hưu.

Ngoài ra, Hiệp hội dưỡng lão còn đầu tư mua đất, xây dựng đình chùa làm nơi trú ngụ cho các thái giám, gọi là "miếu thái giám". Theo thống kê, vào cuối triều đại nhà Thanh, có 26 ngôi miếu thái giám trong và ngoài thành phố Bắc Kinh.

Cac thai giam sau khi xuat cung: Chat vat tim chon dung than-Hinh-2

Tiểu thái giám ở Di Hòa Viên

Các hoạn quan thời nhà Thanh khi còn trẻ đã phải chuẩn bị cho việc dưỡng lão. Đầu tiên, họ cần tích lũy tài sản, sau đó đi quyên góp cho Hiệp hội dưỡng lão thì mới có đủ tư cách tham gia hiệp hội này, và khi về già có thể yên tâm rời khỏi chốn cung đình.

Chẳng hạn như Thôi Ngọc Quý, đại thái giám thân cận của Từ Hi Thái hậu đã hiến 680 mẫu đất. Sau khi nghỉ hưu vào năm 1908, ông sống trong đền và mất tại đó.

Ngoài ra, những thái giám nghèo không tiết kiệm được tiền bạc thì chỉ có thể sống lang thang, ăn xin sống tạm bợ qua ngày cho đến khi chết vì đói.

Cac thai giam sau khi xuat cung: Chat vat tim chon dung than-Hinh-3

Thái giám Lý Liên Anh (hàng đầu bên phải ảnh) và thái giám Thôi Ngọc Quý (hàng đầu bên trái ảnh) cùng Từ Hi Thái hậu và các tiểu thái giám trong cung

Bên cạnh đó, thái giám nên đến chùa khi còn trẻ để bái kiến các nhà sư, đạo sĩ làm thầy, quyên góp tiền tu sửa chùa, để sau khi rời cung có thể chuyển về đó. Tiêu biểu nhất trong việc trên là thái giám Lưu Đa Sinh (thái giám thân cận của Hàm Phong Đế).

Thái giám Lưu Đa Sinh về sau quyên góp để sửa chữa và xây dựng 20 ngôi đền cho thái giám, đồng thời còn mua hơn 2.600 mẫu đất.

Thời phong kiến, thái giám là những người tuy phục vụ trong cung mấy chục năm nhưng về già lại không được coi trọng. Do đó, thời trẻ họ phải tích lũy tài sản, mua nhà tậu đất, thăm nom sư thầy để có chốn nương thân khi nghỉ hưu. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới