Nhiều người bất ngờ trước di nguyện cuối đời của Võ Tắc Thiên

Là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng trước khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã để lại di ngôn từ bỏ danh hiệu mà mình mất cả đời để đạt được.

Trong một xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, câu chuyện từ phi tần vươn lên làm nữ Hoàng đế của Võ Tắc Thiên vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ.

Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học.

Nhieu nguoi bat ngo truoc di nguyen cuoi doi cua Vo Tac Thien

Bà đã trải qua các vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí Hoàng hậu của nhà Đường.

Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ, nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

Năm 683, Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này đều không vừa lòng bà. Bà tìm cách phế truất, đầu độc Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự thiết triều với danh nghĩa Thái hậu. Cũng theo sử sách ghi chép lại, Võ Tắc Thiên được cho là đã lần lượt đầu độc, hãm hại các con của mình để nắm quyền và chiếm ngôi.

Tháng 9/690, Võ Tắc Thiên tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nhieu nguoi bat ngo truoc di nguyen cuoi doi cua Vo Tac Thien-Hinh-2

Từ ngày làm nữ hoàng, bà càng độc ác hơn, ai chống lại bà đồng nghĩa với việc chọn cái chết. Con cái bà cũng có thể diệt trừ nếu như họ làm ảnh hưởng tới triều chính và việc nắm quyền hành của bà. Bà không tin vào ai, ngay cả những người ruột thịt.

Theo KKNews, Võ Tắc Thiên phấn đấu cả đời chỉ vì muốn nói cho thế nhân biết rằng, phụ nữ hoàn toàn có thể làm đại sự, thậm chí là làm Hoàng đế chứ không hề yếu thế so với đàn ông.

Thế nhưng trước lúc qua đời, di nguyện của Võ Tắc Thiên không chỉ khiến triều đình khó xử mà còn làm cho hậu thế đời sau cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Theo đó, trước phút lâm chung, thụy hiệu mà Võ Tắc Thiên muốn dùng không phải là Hoàng đế mà là Đại thánh Hoàng hậu.

Nhieu nguoi bat ngo truoc di nguyen cuoi doi cua Vo Tac Thien-Hinh-3

Di ngôn này đã cho thấy bà muốn căn dặn hậu nhân bỏ đi ngai vị đế vương của mình để trở về với danh phận Hoàng hậu Đường triều, cũng về lại với thân phận con dâu của Hoàng tộc họ Lý, cùng Đường Cao Tông hợp táng tại Càn Lăng.

Bà đã vĩnh viễn được an nghỉ trong thái miếu của Lý Đường, được sự tôn kính của con cháu Lý thị. Tới tận triều đại của Đường Huyền Tông, nhà vua vẫn tôn bà là Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu.

Bật mí điều kiện để làm tình nhân của nữ hoàng Võ Tắc Thiên

Giống như tất cả những hoàng đế khác, có tam cung lục viện và dàn hậu cung toàn mỹ nữ, Võ Tắc Thiên cũng muốn có dàn nam sủng riêng của mình.

Trung Quốc từ thời Tần Thủy Hoàng xưng đế đến khi vua Phổ Nghi thoái vị tộng cộng có tới 422 vị hoàng đế, trong số này chỉ có duy nhất một người là nữ hoàng đế, đó chính là nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên không chỉ có tài năng chính trị xuất sắc, còn rất liêm chính, yêu dân. Trong khoảng 15 năm trị vì, quốc gia phát triển, dân chúng sung túc, thái bình thịnh trị. Tuy nhiên, chuyện đời tư của vị nữ hoàng Trung Quốc này, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều lời bàn ra tán vào.

Lăng mộ của Võ Tắc Thiên cất giấu bảo vật gì?

Tương truyền rằng, số cổ vật được hạ táng cùng Võ Tắc Thiên năm xưa có giá trị bằng 1/3 nguồn tài chính thu vào của cả Đường triều thời bấy giờ.

Là vị Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, mọi sự kiện, giai thoại lịch sử có liên quan tới Võ Tắc Thiên đều thu hút được sự chú ý của người đời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới