Nâng cao vị thế phụ nữ trong gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc

Dù là thành viên mới tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014 nhưng Việt Nam đã có những nỗ lực, cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao vai trò và sự hiện diện của phụ nữ trong các hoạt động này.

Nâng cao vị thế phụ nữ trong gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế Phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hợp quốc (LHQ). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về Việt Nam tham gia GGHB LHQ và ngài Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký LHQ đồng chủ trì Hội nghị.
Nữ quân nhân Việt Nam đóng góp tích cực
Đến nay đã có 152 quốc gia thành viên ký kết, tham gia vào sáng kiến Hành động vì GGHB do Tổng Thư ký LHQ đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, trong đó các quốc gia được yêu cầu cam kết một cách cụ thể trong việc nâng cao vai trò và sự hiện diện của phụ nữ trong các hoạt động GGHB LHQ.
Trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực gia tăng một cách bền vững sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng GGHB LHQ, Việt Nam dù là thành viên mới tham gia từ năm 2014, song đã có những nỗ lực, cam kết mạnh mẽ về vấn đề này.
Nang cao vi the phu nu trong gin giu hoa binh Lien Hop quoc
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến giới thiệu với Phó Tổng Thư ký LHQ một số hình ảnh tại Triển lãm Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ.
Từ năm 2015 đến nay, các nữ quân nhân chuẩn bị triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị đều được tham gia các khóa huấn luyện cả trong nước và ngoài nước, nhất là các khóa chuyên biệt cho phụ nữ với sự hỗ trợ của LHQ và các nước đối tác giàu kinh nghiệm như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Pháp. Thông qua các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, các nữ quân nhân Việt Nam hiểu thêm về gìn giữ hòa bình, ý nghĩa, trách nhiệm và giá trị khi họ tham gia các hoạt động GGHB và duy trì an ninh.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết, từ tháng 6/2014 đến nay, hơn 70 nữ quân nhân trong tổng số 512 quân nhân Việt Nam đã được triển khai đến các phái bộ GGHB LHQ. Việt Nam hiện đạt tỷ lệ nữ quân nhân tham gia các hoạt động GGHB LHQ khá cao so với tỷ lệ chung của LHQ (Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 có 12 nữ trong tổng số 63 đồng chí, chiếm trên 19%, trong khi tỷ lệ khuyến khích của LHQ là 15%). 100% nữ cán bộ, sĩ quan của Việt Nam đều tình nguyện lên đường thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại các Phái bộ. Có nhiều nữ quân nhân sẵn sàng xung phong tiếp tục được triển khai tới địa bàn sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Tại các phái bộ, nữ quân nhân của Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau như quan sát viên quân sự, sĩ quan tham mưu tác chiến, sĩ quan tham mưu huấn luyện, bác sĩ, điều dưỡng…, đều được LHQ đánh giá hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Các nữ quân nhân Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam.
“Đây là tỷ lệ đáng khích lệ, song Việt Nam nhận thức rằng, để có sự tham gia bền vững của phụ nữ trong lực lượng GGHB, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của LHQ, Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức” - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết.
Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về triển khai phụ nữ tham gia GGHB LHQ
Hai chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị là: Các chính sách của LHQ về phụ nữ và kinh nghiệm của các quốc gia (trong đó có Việt Nam) về việc triển khai phụ nữ tham gia GGHB LHQ; Các sáng kiến khả thi (các chương trình hỗ trợ của LHQ và các sáng kiến của một số nước) nhằm thúc đẩy dự tham gia bền vững của phụ nữ trong sứ mệnh GGHB LHQ.
Tại Hội nghị, các đại biểu trong nước và quốc tế đã chia sẻ những sáng kiến, kiến nghị mang tính khả thi nhằm tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động GGHB LHQ, qua đó góp phần thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh của LHQ. Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm việc triển khai lực lượng nữ tham gia GGHB và các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc triển khai lực lượng nữ, nâng cao năng lực cho nữ giới, xây dựng môi trường bình đẳng cho nữ giới trong tham gia hoạt động GGHB LHQ…
Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị Phụ nữ với hoạt động GGHB LHQ, góp phần thúc đẩy chương trình nghị sự của LHQ về Phụ nữ, Hòa bình, An ninh.
Ngài Phó Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh: “Hội nghị là minh chứng cho cam kết kiên định của Việt Nam trong tham gia hoạt động GGHB. Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong thực hiện Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh của LHQ. Sự hiện diện của các nữ quân nhân Việt Nam tại Nam Sudan không chỉ góp phần thúc đẩy lòng tin đối với Lực lượng GGHB LHQ mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động hỗ trợ người dân bản địa”.
Chiến lược Bình đẳng giới trong lực lượng quân sự và cảnh sát GGHB LHQ giai đoạn 2018 - 2028 xác định, đến năm 2028, tỷ lệ nữ trong đơn vị quân sự cần đạt 15%, trong lực lượng quan sát viên quân sự là 25%, trong khi con số này đối với đơn vị cảnh sát và lực lượng cảnh sát cá nhân lần lượt là 20% và 30%.
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam cho biết, Việt Nam cam kết, duy trì tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ như hiện nay (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của LHQ là dưới 10%) và phấn đấu đáp ứng các tiêu chí của LHQ đến năm 2028 (Quân đội triển khai dưới hình thức đơn vị 20%, 25% với hình thức cá nhân; Công an triển khai với hình thức đơn vị 25% và 30% cá nhân).
Nhân dịp tới Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị quốc tế về Phụ nữ với hoạt động GGHB LHQ, Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix đã tới thăm trụ sở Cục GGHB Việt Nam.
Nghe giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Cục, kết quả hoạt động tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam, Phó Tổng Thư ký LHQ đánh giá tích cực việc Cục GGHB Việt Nam đã chủ trì và phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức thành công các khóa huấn luyện quốc tế về gìn giữ hòa bình và hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm huấn luyện tầm cỡ khu vực về GGHB. Trung tâm đã xây dựng các mối quan hệ đối tác với LHQ và các đối tác trong các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực, huấn luyện tiền triển khai, chia sẻ kinh nghiệm và làm việc cùng nhau trong lĩnh vực GGHB.

Sĩ quan tốt nghiệp chuyên ngành biệt động lên đường làm nhiệm vụ tại LHQ

Trước nụ cười hiền khô và dáng vẻ điềm đạm, ít ai biết Trung tá Trần Đức Hưởng đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động, từng có hai nhiệm kỳ công tác tại "điểm nóng" Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.

Sĩ quan tốt nghiệp chuyên ngành biệt động lên đường làm nhiệm vụ tại LHQ
Ngày 12/3 vừa qua, Trung tá Trần Đức Hưởng (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) đã nhận quyết định của Chủ tịch nước đi thực hiện nhiệm vụ là Sĩ quan Tham mưu kế hoạch thuộc Phòng Kế hoạch quân sự, Văn phòng các Vấn đề quân sự, Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ).
Si quan tot nghiep chuyen nganh biet dong len duong lam nhiem vu tai LHQ

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, trao quyết định của Chủ tịch nước cho trung tá Trần Đức Hưởng sáng 12-3. Ảnh: TTXVN 

Gặp Trung tá Trần Đức Hưởng, trước nụ cười hiền khô và dáng vẻ điềm đạm, ít ai biết anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động, từng có hai nhiệm kỳ công tác tại "điểm nóng" Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.

Trung tá Trần Đức Hưởng sinh năm 1983, quê quán tại xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Từ năm 2001-2006, anh là học viên Trường Sĩ quan Đặc công, Binh chủng Đặc công. Anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động.

Sau khi tốt nghiệp, từ năm 2006-2015, anh công tác tại Lữ đoàn Đặc công 5, Khoa Biệt động, Trường Sĩ quan Đặc công. Trong quá trình này, vào tháng 12-2014, anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Lữ-Sư đoàn, Trường Học viện Lục quân Mỹ và Thạc sỹ Khoa học Quân sự về Nghiên cứu Chiến lược tại Mỹ

Từ năm 2016-nay, anh công tác tại Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Anh từng 2 lần được Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cử làm nhiệm vụ tại phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Si quan tot nghiep chuyen nganh biet dong len duong lam nhiem vu tai LHQ-Hinh-2

Trung tá Trần Đức Hưởng cùng các em học sinh bản địa trong nhiệm kỳ công tác tại Cộng hòa Trung Phi.

Trong đó, từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017, anh làm Sĩ quan Tham mưu Huấn luyện tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA). Từ tháng 11-2018 đến tháng 12-2019, anh làm Quan sát viên Quân sự tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan.

Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trước khi lên đường, Trung tá Trần Đức Hưởng bày tỏ niềm hạnh phúc, vinh dự, tự hào và biết ơn. Vinh dự, tự hào vì đây là lần thứ 3 được nhận quyết định của Chủ tịch nước trong vòng 7 năm qua. Vinh dự vì sắp được công tác trên cương vị hoàn toàn mới tai một môi trường làm việc mới. Anh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thủ trưởng các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để ứng thi vào Trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Trung tá Trần Đức Hưởng khẳng định, ở vị trí công tác mới trong môi trường làm việc mới sẽ luôn giữ gìn, phát huy phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, quyết tâm khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp quốc tế, đồng thời ý thức sâu sắc nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

Trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai của Việt Nam trúng tuyển làm việc tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Hồ sơ ứng thi từ các quốc gia thành viên cho một vị trí dao động từ 150-200 hồ sơ. Để được trúng tuyển, anh đã trải qua quy trình ứng thi gồm 4 vòng: Sơ tuyển hồ sơ, thi viết, thi phỏng vấn, thông báo kết quả. Trong đí, vòng thi phỏng vấn là "gay cấn" và khó khăn nhất. Ban phỏng vấn gồm 5 thành viên sẽ thay nhau hỏi ứng viên về các nội dung, khía cạnh khác nhau. Ứng viên hoàn thành nội dung phỏng vấn tốt nhất sẽ được lựa chọn.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho rằng, việc Trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai trúng tuyển đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước trong cộng đồng quốc tế. Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Trung tá Trần Đức Hưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Trung tá Hưởng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ; đề nghị Trung tá Trần Đức Hưởng tận dụng tối đa vị trí công tác mới của mình để góp phần tham mưu hiệu quả cho quá trình Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.

Những bông hoa của lực lượng gìn giữ hòa bình

 Trẻ, nhiệt huyết, tài năng, xinh đẹp và khát khao cống hiến là hành trang mà các nữ chiến sĩ mang theo khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Những bông hoa của lực lượng gìn giữ hòa bình
Trẻ, nhiệt huyết, tài năng, xinh đẹp và khát khao cống hiến là hành trang mà các nữ chiến sĩ của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 Số 3 mang theo, chuẩn bị lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Bộ Công an đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Ngày 14/4, Ban Chỉ đạo triển khai Đề án Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tổ chức họp tổng kết Đề án 05.

Bộ Công an đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Thượng tướng Lương Tam Quang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 05 dự và chỉ đạo cuộc họp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.