Năm loại vũ khí mới của Nga khiến Belarus khao khát sở hữu

Năm loại vũ khí mới của Nga khiến Belarus khao khát sở hữu

Những mẫu vũ khí mới của Nga, sẽ giúp Belarus rất nhiều trong bối cảnh NATO đang ngày càng áp sát biên giới. Tuy nhiên không phải loại vũ khí nào, Nga cũng dễ dàng xuất khẩu cho quốc gia đồng minh này.

Belarus được coi là khách hàng hàng đầu của  máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35, máy bay chiến đấu mới nhất được đưa vào biên chế trong Không quân Nga vào tháng 7/2019. Trụ cột của Không quân Belarus hiện bao gồm khoảng 38 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung MiG-29C, được kế thừa sau khi Liên Xô sụp đổ.
Belarus được coi là khách hàng hàng đầu của máy bay chiến đấu hạng trung MiG-35, máy bay chiến đấu mới nhất được đưa vào biên chế trong Không quân Nga vào tháng 7/2019. Trụ cột của Không quân Belarus hiện bao gồm khoảng 38 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung MiG-29C, được kế thừa sau khi Liên Xô sụp đổ.
Với những khung máy bay đã trải qua năm thứ 30, có khả năng Không quân Belarus sẽ tìm loại máy bay mới thay thế chúng. Có lẽ tiêm kích MiG-35 là máy bay kế nhiệm hợp lý nhất, khi hai mẫu máy bay sử dụng cơ sở hạ tầng và nhiều loại vũ khí giống nhau, điều này sẽ giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn và chi phí hoạt động của nó được cho là thấp hơn 80% so với MiG-29.
Với những khung máy bay đã trải qua năm thứ 30, có khả năng Không quân Belarus sẽ tìm loại máy bay mới thay thế chúng. Có lẽ tiêm kích MiG-35 là máy bay kế nhiệm hợp lý nhất, khi hai mẫu máy bay sử dụng cơ sở hạ tầng và nhiều loại vũ khí giống nhau, điều này sẽ giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn và chi phí hoạt động của nó được cho là thấp hơn 80% so với MiG-29.
Các động thái của nước láng giềng Ba Lan khi đang tích cực tìm mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, và việc triển khai ngày càng nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ như F-22 Raptor tới Đông Âu, đã khiến nhu cầu thay thế tiêm kích MiG-29 trở nên cấp thiết hơn.
Các động thái của nước láng giềng Ba Lan khi đang tích cực tìm mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35A, và việc triển khai ngày càng nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ như F-22 Raptor tới Đông Âu, đã khiến nhu cầu thay thế tiêm kích MiG-29 trở nên cấp thiết hơn.
Belarus hiện được cho là sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo lớn nhất thế giới, gồm các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-B và Tochka do Liên Xô chế tạo; đều sử dụng các bệ phóng di động và cho khả năng tấn công răn đe cao.
Belarus hiện được cho là sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo lớn nhất thế giới, gồm các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-B và Tochka do Liên Xô chế tạo; đều sử dụng các bệ phóng di động và cho khả năng tấn công răn đe cao.
Mặc dù có tính năng tương đối tốt, nhưng các đơn vị tên lửa Tochka cuối cùng, hiện đang bị loại bỏ dần khỏi biên chế ở nước láng giềng Nga, và tên lửa Scud-B đã bị loại biên từ lâu; cả hai đều được thay thế bằng hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander hiện đại.
Mặc dù có tính năng tương đối tốt, nhưng các đơn vị tên lửa Tochka cuối cùng, hiện đang bị loại bỏ dần khỏi biên chế ở nước láng giềng Nga, và tên lửa Scud-B đã bị loại biên từ lâu; cả hai đều được thay thế bằng hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander hiện đại.
Tên lửa Iskander có tầm bắn 500km, mức tối đa cho phép đối với tên lửa đất đối đất theo hiệp ước INF. Hiện Mỹ đã rút khỏi hiệp định này vào năm 2018, và rất có thể khiến Nga nhanh chóng đưa vào trang bị các biến thể, có tầm bắn xa hơn.
Tên lửa Iskander có tầm bắn 500km, mức tối đa cho phép đối với tên lửa đất đối đất theo hiệp ước INF. Hiện Mỹ đã rút khỏi hiệp định này vào năm 2018, và rất có thể khiến Nga nhanh chóng đưa vào trang bị các biến thể, có tầm bắn xa hơn.
Tên lửa Iskander được đánh giá cao nhờ độ chính xác và tốc độ siêu thanh, khả năng cơ động cao, thời gian phóng ngắn và mang được nhiều loại đầu đạn. Iskander sử dụng các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử tiên tiến và cực kỳ khó theo dõi đối với các hệ thống phòng không tiên tiến hơn của NATO, chứ chưa nói gì đến việc đánh chặn chúng.
Tên lửa Iskander được đánh giá cao nhờ độ chính xác và tốc độ siêu thanh, khả năng cơ động cao, thời gian phóng ngắn và mang được nhiều loại đầu đạn. Iskander sử dụng các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử tiên tiến và cực kỳ khó theo dõi đối với các hệ thống phòng không tiên tiến hơn của NATO, chứ chưa nói gì đến việc đánh chặn chúng.
Loại vũ khí tiếp theo mà Belarus muốn trang bị, đó là hệ thống phòng không tầm xa S-400. Theo một số nguồn tin, Belarus đã nhận hệ thống S-400 từ Nga theo đường viện trợ; do Moscow quan tâm nhiều đến việc đảm bảo không phận của nước láng giềng, trong trường hợp NATO có thể tấn công.
Loại vũ khí tiếp theo mà Belarus muốn trang bị, đó là hệ thống phòng không tầm xa S-400. Theo một số nguồn tin, Belarus đã nhận hệ thống S-400 từ Nga theo đường viện trợ; do Moscow quan tâm nhiều đến việc đảm bảo không phận của nước láng giềng, trong trường hợp NATO có thể tấn công.
Hiện vẫn chưa rõ, liệu hệ thống S-400 của Belarus có được tích hợp tên lửa siêu thanh tầm xa 40N6E vào tổ hợp tên lửa hay không. Tên lửa 40N6E có tầm bắn 400km; nếu không có tên lửa 40N6E, hệ thống chỉ hạn chế trong cự ly 250km và cho phép nó đánh chặn các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm thấp và ở độ cao từ 5 mét đến 30km.
Hiện vẫn chưa rõ, liệu hệ thống S-400 của Belarus có được tích hợp tên lửa siêu thanh tầm xa 40N6E vào tổ hợp tên lửa hay không. Tên lửa 40N6E có tầm bắn 400km; nếu không có tên lửa 40N6E, hệ thống chỉ hạn chế trong cự ly 250km và cho phép nó đánh chặn các mục tiêu bay ở tốc độ siêu âm thấp và ở độ cao từ 5 mét đến 30km.
S-400 được thiết kế để chống lại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Không quân Mỹ hay F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2; những máy bay này dự kiến sẽ được triển khai tới châu Âu với số lượng hàng trăm chiếc, bao gồm cả ở nước láng giềng Ba Lan; Do vậy S- 400 cung cấp cho Belarus phương tiện đối phó hiệu quả.
S-400 được thiết kế để chống lại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Không quân Mỹ hay F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2; những máy bay này dự kiến sẽ được triển khai tới châu Âu với số lượng hàng trăm chiếc, bao gồm cả ở nước láng giềng Ba Lan; Do vậy S- 400 cung cấp cho Belarus phương tiện đối phó hiệu quả.
Các đơn vị thiết giáp của Belarus hiện chủ yếu dựa vào xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, cũng được kế thừa từ Liên Xô. Một số xe tăng T-72 của Belarus đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn T-72B3.
Các đơn vị thiết giáp của Belarus hiện chủ yếu dựa vào xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, cũng được kế thừa từ Liên Xô. Một số xe tăng T-72 của Belarus đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn T-72B3.
Phiên bản T-72B3 của Belarus được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt mới nhất, pháo 2A46M-5, tên lửa phóng qua nòng pháo 9M119M Refleks và động cơ V-92S2F công suất 1.130 mã lực, mạnh hơn trong số những động cơ khác. Cho khả năng chiến đấu vượt trội so với T-72 chưa nâng cấp.
Phiên bản T-72B3 của Belarus được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt mới nhất, pháo 2A46M-5, tên lửa phóng qua nòng pháo 9M119M Refleks và động cơ V-92S2F công suất 1.130 mã lực, mạnh hơn trong số những động cơ khác. Cho khả năng chiến đấu vượt trội so với T-72 chưa nâng cấp.
T-72B3 có tính năng vượt trội PT-91 của Ba Lan và có thể đối đầu với xe tăng Leopard II của Đức và xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Nhưng việc triển khai các loại xe tăng tiên tiến hơn của NATO trong thập kỷ tới, sẽ khiến những loại xe tăng được chế tạo từ thời Liên Xô, dù được nâng cấp, cũng trở lên lạc hậu.
T-72B3 có tính năng vượt trội PT-91 của Ba Lan và có thể đối đầu với xe tăng Leopard II của Đức và xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Nhưng việc triển khai các loại xe tăng tiên tiến hơn của NATO trong thập kỷ tới, sẽ khiến những loại xe tăng được chế tạo từ thời Liên Xô, dù được nâng cấp, cũng trở lên lạc hậu.
Đáng chú ý nhất là việc Ba Lan xem xét mua xe tăng thế hệ thứ tư K2 Black Panther của Hàn Quốc; Black Panther có lớp giáp tiên tiến nhất và có thể được Ba Lan mua với số lượng lớn.
Đáng chú ý nhất là việc Ba Lan xem xét mua xe tăng thế hệ thứ tư K2 Black Panther của Hàn Quốc; Black Panther có lớp giáp tiên tiến nhất và có thể được Ba Lan mua với số lượng lớn.
Một loại xe tăng thế hệ thứ tư của Đức và Pháp đang phát triển mang tên Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ yếu (MGCS), một chương trình mới nhằm tạo ra loại xe tăng thế hệ mới cho châu Âu, để đối đầu với xe tăng T-14 Armata của Nga. Đây sẽ là những loại xe tăng thách thức an ninh của Belarus.
Một loại xe tăng thế hệ thứ tư của Đức và Pháp đang phát triển mang tên Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ yếu (MGCS), một chương trình mới nhằm tạo ra loại xe tăng thế hệ mới cho châu Âu, để đối đầu với xe tăng T-14 Armata của Nga. Đây sẽ là những loại xe tăng thách thức an ninh của Belarus.
Do đó, Belarus có thể sẽ tìm cách trang bị một biến thể xe tăng có khả năng hơn T-72, có thể là nền tảng T-90M mới được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 2020, hoặc T-14 Armata thế hệ tiếp theo của Nga. Nếu tên lựa chọn những loại xe tăng mới này, Belarus sẽ trang bị khoảng 550 chiếc.
Do đó, Belarus có thể sẽ tìm cách trang bị một biến thể xe tăng có khả năng hơn T-72, có thể là nền tảng T-90M mới được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 2020, hoặc T-14 Armata thế hệ tiếp theo của Nga. Nếu tên lựa chọn những loại xe tăng mới này, Belarus sẽ trang bị khoảng 550 chiếc.
Về máy bay trực thăng vận tải và vũ trang, hiện nay Belarus sở hữu những máy bay Mi-8 và 12 chiếc trực thăng tấn công Mi-24P. Biến thể Mi-24P đã thay thế súng máy 12,7mm tiêu chuẩn, bằng một pháo hàng không tự động hai nòng 30mm GSh-30-2K, gắn bên hông cố định.
Về máy bay trực thăng vận tải và vũ trang, hiện nay Belarus sở hữu những máy bay Mi-8 và 12 chiếc trực thăng tấn công Mi-24P. Biến thể Mi-24P đã thay thế súng máy 12,7mm tiêu chuẩn, bằng một pháo hàng không tự động hai nòng 30mm GSh-30-2K, gắn bên hông cố định.
Nhưng so với trực thăng tấn công của Nga hoặc AH-64E của Mỹ và một số quốc gia NATO, số trực thăng vũ trang của Belarus được coi là lạc hậu. Vì vậy Quân đội Belarus muốn có trực thăng vũ trang Mi-35 và Ka-52 để tăng cường hỏa lực hỗ trợ đường không.
Nhưng so với trực thăng tấn công của Nga hoặc AH-64E của Mỹ và một số quốc gia NATO, số trực thăng vũ trang của Belarus được coi là lạc hậu. Vì vậy Quân đội Belarus muốn có trực thăng vũ trang Mi-35 và Ka-52 để tăng cường hỏa lực hỗ trợ đường không.
Nếu Mi-35 là một phiên bản cải tiến của cùng một thiết kế, và sẽ bị coi là lạc hậu vào giữa những thập niên 2030, thì Ka-52 là một thiết kế mới hơn và đắt tiền hơn nhiều, và được coi là trực thăng tấn công có khả năng nhất thế giới, được trang bị vũ khí nặng nhất và tầm xa nhất.
Nếu Mi-35 là một phiên bản cải tiến của cùng một thiết kế, và sẽ bị coi là lạc hậu vào giữa những thập niên 2030, thì Ka-52 là một thiết kế mới hơn và đắt tiền hơn nhiều, và được coi là trực thăng tấn công có khả năng nhất thế giới, được trang bị vũ khí nặng nhất và tầm xa nhất.
Nếu sở hữu trực thăng vũ trang Ka-52, Lục quân Belarus đủ khả năng đương đầu với lực lượng chiến đấu của khối NATO; đồng thời sẽ không bị lạc hậu ít nhất là trong khoảng 20 năm tới về hỏa lực hỗ trợ trực tiếp mặt đất từ trên không. Nguồn: Topwar.
Nếu sở hữu trực thăng vũ trang Ka-52, Lục quân Belarus đủ khả năng đương đầu với lực lượng chiến đấu của khối NATO; đồng thời sẽ không bị lạc hậu ít nhất là trong khoảng 20 năm tới về hỏa lực hỗ trợ trực tiếp mặt đất từ trên không. Nguồn: Topwar.
Belarus vẫn âm thầm nâng cấp những loại thiết giáp cũ từ thời Liên Xô. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.