Năm học 2023-2024, nhiều trường công bố mức học phí dự kiến tăng cao

Áp dụng các quy định của Nghị định 81 của Chính phủ về quản lý học phí, trong mùa tuyển sinh 2023 - 2024, nhiều trường công bố mức học phí dự kiến tăng cao

Năm học 2023-2024, nhiều trường công bố mức học phí dự kiến tăng cao

Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn. Học phí với chương trình chất lượng cao tăng lên 48 - 50 triệu đồng, mức học phí đối với diện tuyển sinh theo đặt hàng từ 42 - 44 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Đồng loạt tăng học phí

Một trường khối kinh tế khác là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm học 2022 - 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 - 20 triệu đồng/năm học. Năm học tới, học phí được nhà trường dự kiến từ 16 - 22 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội dự kiến tăng trung bình 2 triệu đồng học phí tùy theo từng ngành học. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên thành hơn 500.000 đồng/tín chỉ với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng mỗi tín chỉ, so với mức cũ 1,3 triệu. Trường ĐH Điện lực cũng dự kiến tăng học phí 14% so với năm trước, mức học phí năm tới 16 - 18 triệu đồng/năm học.

Nam hoc 2023-2024, nhieu truong cong bo muc hoc phi du kien tang cao

Sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi các trường tăng học phí trong năm học tới

Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế TP HCM cũng đã công bố học phí tăng lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn cho sinh viên năm thứ nhất. Năm ngoái, học phí của trường dao động 715.000 đồng/tín chỉ (tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm).

Trường ĐH Công nghệ TPHCM tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16 - 18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành dược học, sinh viên phải đóng 6 - 6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18 - 20 triệu đồng/học kỳ.

Năm học tới, học phí các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, dược học của Khoa Y, ĐHQG TP HCM là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Riêng ngành điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước)…

Tăng học phí cần tính đến người học và chất lượng

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng vừa muốn mức học phí thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học không tăng, vừa muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao là điều không thể. Thực hiện tự chủ đại học mà nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, tăng học phí như thế nào và các chính sách kèm theo ra sao để bảo đảm cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người dân là điều cần phải tính toán, xem xét.

"Nguồn thu trong bối cảnh tự chủ đại học là một bài toán khó, cần phải gắn liền với cơ chế quản trị đại học về tài chính. Các cơ sở giáo dục phải quản trị hiệu quả, tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, cuối cùng chất lượng giáo dục không bảo đảm, nhà trường cũng không thể phát triển nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm mới. Vấn đề ở đây cơ sở giáo dục đại học cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó chi phí sẽ giảm. Trước mắt các trường cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường, từ đó giảm học phí cho người học" - ông Hoàng Ngọc Vinh phân tích. Chuyên gia này cũng cho rằng, dù tự chủ, nhà nước vẫn cần đầu tư và tiếp tục chi ngân sách cho giáo dục đại học.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đặt vấn đề các trường tăng học phí cần tính đến khả năng tài chính của người học, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Việc các trường đồng loạt tăng học phí có thể gây ra nhiều áp lực cho người học. Trên thực tế, học phí là một trong các yếu tố quan trọng khi thí sinh đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường. Đã có không ít thí sinh đỗ đại học phải chọn con đường khác vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn.

Trên thực tế, như Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay, tổng chi cho một sinh viên đại học ở Việt Nam còn rất thấp so với thế giới, kể cả khi tính theo tỉ lệ GDP. Như vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo bắt buộc chúng ta phải tăng suất đầu tư trên sinh viên. Điều này phục vụ việc mở rộng, tăng cường cơ sở vật chất để có thể thu hút được đội ngũ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên giỏi hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Mấy năm qua không tăng...

Kinh phí đào tạo của các trường đại học chủ yếu đến từ hai nguồn, một là từ hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hai là từ các nguồn đóng góp khác, như thu học phí, doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ, nghiên cứu khoa học. Khi thực hiện theo cơ chế tự chủ và không còn ngân sách nhà nước, nhiều trường lên tiếng gặp khó khăn nếu không tăng học phí. Theo quy định hiện hành, học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp để tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỉ lệ tăng không quá 15%/năm.

Lý giải về việc tăng học phí, lãnh đạo nhiều trường đại học cho hay vì mấy năm qua không được tăng học phí, trong khi không nhận được nhiều khoản đầu tư từ ngân sách do đã tự chủ, trường gặp nhiều khó khăn, phải cắt giảm nhiều khoản chi. Một lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng cần cần chia sẻ khó khăn với các trường bởi không có đầu tư trở lại thì các trường rất khó nâng cao chất lượng đào tạo.

Chàng trai từ bảo vệ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin

Trước khi trở thành kỹ sư phần mềm tại Nhật Bản, Dũng nói, mình từng phải trải qua giai đoạn “đầy bão tố”, khiến anh trở nên già trước tuổi.

Chàng trai từ bảo vệ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin

Sinh ra trong gia đình nghèo, từ nhỏ lại đau ốm liên miên, những gì hằn sâu trong tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Dũng (1991) đều là sự cơ cực.

“Từ nhỏ, kinh tế gia đình mình đã rất khó khăn. Ba mẹ phải vay nợ nhiều nên lúc nào cũng bị áp lực bủa vây bởi các khoản nợ lãi. Nhưng khi ấy, mình lại không nhận thức được vấn đề đó”.

Những năm cấp 2, Dũng nghiện chơi game, thậm chí thường xuyên trốn học để được ngồi “nét”. Cũng vì nghiện game, cậu từng lấy trộm tiền học phí 3 tháng ở trường chỉ để đốt vào tiệm “nét”.

Nhưng đến giữa những năm cấp 3, Dũng bắt đầu nhận thức được điều bản thân đang làm đã gây ra đau khổ cho những người xung quanh thế nào. Đó cũng là lúc cậu nghĩ về gia đình mình nhiều hơn.

Chang trai tu bao ve tro thanh ky su cong nghe thong tin

Từ bảo vệ đến kỹ sư IT bằng giỏi

Cho rằng, chỉ có một cách duy nhất để thay đổi cuộc đời, đó chính là phải học, nhưng phải lựa chọn học cái gì thì Dũng lại chưa trả lời được.

“Mình đã tham khảo rất nhiều bạn trong lớp. Hầu hết trong số đó đều chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh, nhưng lại không biết cụ thể sau này ra trường sẽ làm gì.

Mình nghĩ về điều bản thân có thể làm giỏi nhất, có lẽ là chơi game. Vì vậy, mình đã chọn theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin, bởi chí ít ngành học này cho mình hướng đi rõ ràng, rằng mình có thể sẽ làm gì tiếp theo” – Dũng nhớ lại.

Khao khát được đi học trong Dũng càng trở nên mãnh liệt. Xác định được hướng đi, nhưng để đỗ được đại học thì vẫn cần sự đầu tư ôn luyện.

Một buổi sáng mùa hè, Dũng đứng trước cửa nhà cô giáo dạy Hóa suốt 1 tiếng đồng hồ với ý định trình bày hoàn cảnh và mong cô cho mình học thêm. Nhưng khi chưa kịp xin cô, với một suy nghĩ nào đó, Dũng quyết định quay lưng bỏ về.

Cũng khoảng thời gian đó, Dũng được một người bạn dẫn đi học thêm Toán. Sau 1 tuần, Dũng vô cùng hứng thú. Dũng muốn học tiếp, nhưng khi hỏi về học phí, Dũng choáng váng vì câu trả lời của bạn: “Khá đắt đó”.

“Thời điểm đó là mùa hè, môn Toán nhiều tiết hơn nên học phí là 420.000đ/tháng, còn môn Lý và Hóa là 250.000đ/tháng” - Dũng nhớ lại.

Trong lúc chán nản gần như muốn buông xuôi thì ánh sáng lại hiện lên ở cuối con đường. Dũng được bố tìm cho một công việc vào lúc 3 – 5 giờ sáng (sau này, khi vào năm học, Dũng xin đổi ca làm từ 11h đêm - 1h sáng). Đó là làm bảo vệ trên phường với mức lương 450.000đ/tháng.

“Khoảnh khắc đó hạnh phúc thật sự, nó kiểu là cú chuyển mình. Nếu không có cú đó thì tôi sẽ không được như bây giờ” – Dũng nhớ lại.

Chang trai tu bao ve tro thanh ky su cong nghe thong tin-Hinh-2

Từ đó, Dũng bắt đầu chuỗi ngày sáng đi học, tối đi làm. Công việc bảo vệ đêm cũng rất nguy hiểm, những khi phải đuổi theo bắt cướp, có thể gặp rủi ro khi bị chống trả. Nếu không phải đi tuần tra đêm, cậu lại lôi sách ra ngồi học, mệt quá thì nằm nghỉ trên ghế đá.

Với công việc đó, Dũng cũng chỉ có thể trả được chi phí học thêm của môn Toán trong dịp hè. Tiếp tục nhịn ăn sáng, và do số tiết học thêm giảm khi vào năm học chính thức, Dũng đủ tiền đóng học thêm môn Hóa. Với môn Lý, Dũng mạnh dạn gặp thầy và xin được đóng tiền vào cuối tháng thay vì đầu tháng cho học phí của tháng trước đó.

Song, dù đã rất nỗ lực, Dũng vẫn không đỗ được vào ngôi trường mình mơ ước – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Thất vọng vì tưởng chừng “không còn đường đi”, Dũng từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc.

May mắn thay, trường lại tuyển hệ cao đẳng, đúng ngành công nghệ thông tin yêu thích và có thể được liên thông đại học nếu có kết quả tốt. Dũng ngay lập tức chớp lấy cơ hội.

Trong 3 năm sau đó, 9X nỗ lực học hỏi để bắt kịp với chương trình, vượt qua kì thi sát hạch 6 môn để trở thành sinh viên đại học. Đồng thời, duy trì công việc làm bảo vệ đêm và làm thêm nhiều công việc khác, chi tiêu căn cơ để lo đủ chi phí cho việc ăn học cho bản thân và em trai.

Tuy nhiên, khi chỉ còn 1 tháng nữa là bảo vệ luận văn thì mẹ Dũng nhập viện.

“Tôi lo lắm, mẹ tôi làm việc cật lực cho 2 anh em đi học, nên không có tiền tiết kiệm. Có lần tôi vào thăm mẹ, nhìn thấy mẹ bệnh mà còn lo chuyện tiền bạc, tôi cảm thấy bất lực. Tối đó về tôi chỉ biết nằm khóc thầm” – Dũng nhớ lại.

Một lần nữa, ý định bỏ cuộc xuất hiện trong đầu Dũng. Định bỏ học đi làm, nhưng mẹ Dũng ra sức khuyên can. Sức khỏe của bà cũng dần khá hơn và xuất viện.

Dũng, cuối cùng đã hoàn thành buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp loại giỏi, chính thức cầm trên tay tấm bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin.

“Khó khăn cũng là may mắn”

Trong năm đầu đi làm, mỗi ngày Dũng chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng, vì ngoài công việc ở công ty, Dũng còn nhận dự án thêm ở ngoài. Dù phấn khởi vì thu nhập tăng so với trước, nhưng Dũng vẫn sống khá chật vật do vừa chi trả các chi phí sinh hoạt vừa trả các khoản vay mượn của gia đình. Thậm chí, chiếc máy tính cọc cạch làm ‘cần câu cơm’ của Dũng lúc này cũng là đồ mượn được.

Với nỗ lực liên tục, sau 2 năm, Dũng trúng tuyển vào một công ty tốt hơn, đồng thời trả hết mọi khoản nợ của gia đình.

Cũng trong thời gian này, vào khoảng cuối năm 2015, Dũng "apply" viết bài cho một tạp chí công nghệ khá lớn của Úc.

“Wow, họ trả lời luôn và thảo luận về chủ đề tôi sẽ viết. Tôi dành hơn 1 tháng để viết bài với sự hỗ trợ của một biên tập viên. Tết 2016, họ đăng bài của tôi, và tôi được nhận 150 USD”.

Nhận thấy để có thể đi xa, phải tìm cách “vươn ra ngoài thế giới”, Dũng biết tiếng Anh là hành trang quan trọng và cần phải được đầu tư nghiêm túc.

“Trước đây, cũng vì hoàn cảnh khó khăn, mình không có tiền theo học trung tâm như các bạn trong lớp dù rất thích. Một lần, tình cờ xem trên kênh Star Movies, HBO, vô tình mình lặp lại được câu nói của một nhân vật. Điều đó khiến mình cảm thấy vô cùng thích thú.

Cũng từ ấy, mình bắt đầu tự đặt câu hỏi, tự trả lời những đoạn hội thoại đơn giản. Mỗi buổi tối, mình thường dành ra khoảng 10 phút để tự thuật lại những gì đã xảy ra trong ngày. Nhờ vậy, mình cũng dần quen với việc nói tiếng Anh”.

Nhưng để có thể sử dụng tiếng Anh thuần thục trong công việc, Dũng quyết định dành ra một khoản tiền, chỉ để thuê một người ngồi giao tiếp tiếng Anh và chỉnh sửa cho mình. Nhờ vậy, khả năng nói của cậu được cải thiện hơn sau 3 tháng.

Cuối năm 2019, nhờ kinh nghiệm 4 năm làm kỹ sư tại Việt Nam, cùng khả năng tiếng Anh thuần thục, Dũng trúng tuyển vào vị trí kỹ sư phần mềm tại Rakuten, bộ phận Japan e-commerce. Tại đây, Dũng góp phần xây dựng lại sản phẩm và cải thiện các công cụ cho các kỹ sư để tăng hiệu quả công việc.

Năm 2021, Dũng tiếp tục trúng tuyển DoorDash - công ty điều hành nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến của Mỹ, trụ sở ở Nhật Bản.

Chang trai tu bao ve tro thanh ky su cong nghe thong tin-Hinh-3

Nhìn lại chặng đường đã qua, Dũng nói, khó khăn cũng là sự may mắn, vì nó đã giúp cho bản thân nhận về nhiều thứ.

“Ví dụ trước đây, khi làm bảo vệ, dù rất mệt nhưng cũng khiến mình nhận ra nhiều điều. Ở thời điểm đó, mình chỉ muốn đậu đại học thôi. Mình cứ tưởng tượng, sáng hôm sau khi ngủ dậy, nếu không còn được đi học nữa thì mình sẽ làm gì. Bởi, khi đi làm bảo vệ, một tiếng trôi qua mình ngỡ dài như một ngày. Mình cứ đếm từng phút để được đi về, và thời gian cứ thế trôi qua vô nghĩa.

Hay khoảnh khắc mình thấy chú bảo vệ rất già phải dắt chiếc xe rất nặng, mình hình dung nếu không đi học, bản thân cũng sẽ phải làm công việc bảo vệ đó cả đời. Đó chính là động lực thôi thúc mình cố gắng phải học để được làm những công việc mình yêu thích hơn”.

Một điều nữa, Dũng cũng cảm thấy may mắn vì ba mẹ tuy không học nhiều, nhưng cả hai luôn nhận thức được con cái cần cái gì và sẵn sàng hỗ trợ.

“Giống như lúc mình nói với mẹ về tiền học phí, cả hai mẹ con từng có ý định bỏ cuộc vì không biết cách nào để kiếm ra tiền cả. Nhưng khi nghe thấy, ba đã tìm cách để giúp mình có được một công việc. Nhờ đó, mình mới có tiền để trang trải học phí. Dù ba không nói bằng lời, nhưng luôn âm thầm tìm cách hỗ trợ. Với mình, đó là một điều rất may mắn và hạnh phúc”.

Nhức nhối giá sách giáo khoa: Thủ tướng yêu cầu giảm chi phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, đối với vấn đề học phí và giá sách giáo khoa, tinh thần chung là giảm chi phí, không gây khó khăn hơn cho học sinh và phụ huynh.

Nhức nhối giá sách giáo khoa: Thủ tướng yêu cầu giảm chi phí
Kết luận Hội nghị giữa Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất nặng nề. Do đó, các cơ quan đơn vị tuyệt đối không chủ quan, lơ là, luôn giữ vững nguyên tắc cơ bản nhưng chủ động, linh hoạt, sáng tạo, biến nguy thành cơ, tận dụng tốt cơ hội để phát triển bền vững.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung tổ chức tốt kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; hoàn thiện phương án đối với môn Lịch sử ở cấp THPT; ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Với vấn đề học phí và giá sách giáo khoa, tinh thần chung là giảm chi phí, không gây khó khăn hơn cho học sinh và phụ huynh.

Loạn giá học bằng lái ôtô tại TP HCM

Người có nhu cầu học bằng lái ôtô hạng B1 và B2 đang bối rối khi học phí niêm yết tại các trung tâm đào tạo có sự chênh lệch lớn.

Loạn giá học bằng lái ôtô tại TP HCM

Thông tư 4/2022 do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành đã đưa ra nhiều thay đổi về việc học bằng lái xe ôtô kể từ ngày 15/6.

Cụ thể, chương trình đào tạo tạo lái xe các hạng B1, B2 và C đều được điều chỉnh tăng thời gian học thực hành trên đường giao thông. Đồng thời thời gian lái thử trên sân tập cũng được giảm bớt để đảm bảo duy trì tổng số giờ học như trước đây.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.