Năm 2020: Trung Quốc “đào đâu” 1.500 chiếc đấu cơ hệ 4?

(Kiến Thức) - Các báo cáo dự đoán rằng từ nay tới năm 2020, Trung Quốc giảm dần sản xuất J-11B, tăng cường chế tạo J-15, J-16, J-10B, JH-7…

Tạp chí Jane's Defence Weekly có bài viết “Dự đoán đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có 1.500 máy bay chiến đấu thế hệ 4”. Theo nguồn tin chính phủ các nước châu Á tiết lộ với tờ tạp chí uy tin này, về quy mô và tổ chức của lực lượng máy bay chiến đấu trong tương lai của Trung Quốc sẽ lớn hơn và cụ thể hơn so với báo cáo thực lực quân sự thường niên Trung Quốc do Bộ ngoại giao Mỹ công bố trước đó.
Báo cáo mới nhất về thực lực của Không quân Trung Quốc mà Lầu Năm góc công bố hồi tháng 6 đã đưa ra cảnh báo cho rằng, nước này “đang thực hiện việc hiện đại hóa với quy mô chưa từng có và sẽ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với không quân phương Tây trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, chỉ huy và kiểm soát, tác chiến điện tử và truyền dữ liệu”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Báo cáo đánh giá phát triển lực lượng quân sự Trung Quốc năm 2013 của Lầu Năm góc chỉ ra, mặc dù Trung Quốc vẫn sử dụng “lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ 2 và 3”, nhưng trong số 1.900 chiếc chiến đấu cơ hiện có của Trung Quốc thì có tới 600 chiếc được hiện đại hóa. Báo cáo cho rằng, trong mấy năm tới sẽ xảy ra nhiều sự thay đổi rõ rệt, vì Trung Quốc sẽ “lấy máy bay chiến đấu thế hệ 4 làm nền tảng”.
Mặc dù số liệu dự đoán của chính phủ các nước châu Á có sự chênh lệch so với số liệu của Lầu Năm góc, nhưng nói chung đều nhấn mạnh xu hướng mở rộng quy mô lực lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Nguồn tin này còn liệt kê chi tiết cụ thể số lượng máy bay chiến đấu mà Trung Quốc sản xuất từ nay tới năm 2020.
Theo đó, hiện nay Trung Quốc có 946 máy bay chiến đấu hiện đại hóa nhiều hơn 300 chiếc so với số lượng đánh giá của Mỹ năm 2013. Đến năm 2020, số lượng máy bay chiến đấu được hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ tăng lên 1.562 chiếc.
Trung Quốc cắt giảm dần số Su-27SK mua của Nga xuống quy mô một trung đoàn tính tới năm 2020.
 Trung Quốc cắt giảm dần số Su-27SK mua của Nga xuống quy mô một trung đoàn tính tới năm 2020.
Trong đó, số lượng loại Su-27SK do Nga chế tạo cho Trung Quốc sẽ được cắt giảm xuống 70 chiếc vào năm 2014 và 28 chiếc vào năm 2020, chỉ tương đương với quy mô một trung đoàn. Nhưng đến trước năm 2020, Trung Quốc sẽ mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 hiện đại.
Máy bay chiến đấu J-11A/B (sao chép Su-27SK) do công ty công nghiệp máy bay Thẩm Dương chế tạo có thể tăng từ 230 lên 390 chiếc đến trước năm 2020. Một số nguồn tin Trung Quốc cho rằng, việc sản xuất máy bay J-11B đang có xu hướng giảm để hỗ trợ cho việc sản xuất máy bay chiến đấu J-15 và máy bay tấn công 2 ghế ngồi J-16 kiểu mới. Dự kiến đến trước năm 2020 máy bay chiến đấu J-16 sẽ tăng lên 100 máy bay và trở thành mẫu máy bay quan trọng của Không quân Trung Quốc.
Về loại J-10, dự kiến đến năm 2020 số lượng máy bay này do Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô sẽ là 180 chiếc, nâng tổng số lên 400 chiếc, bình quân mỗi năm sản xuất 30 máy bay. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ chuyển dần việc sản xuất J-10A sang mẫu J-10B với các sửa đổi đáng kể về khí động học, hệ thống điện tử.
J-10 sẽ tăng lên tới quy mô 400 chiếc vào năm 2020.
 J-10 sẽ tăng lên tới quy mô 400 chiếc vào năm 2020.
Cũng theo nguồn tin này, đến trước năm 2020, Trung Quốc sẽ sản xuất 24 máy bay chiến đấu J-20 thế hệ 5.
Dự kiến đến năm 2020, Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sẽ chế tạo 120 máy bay JH-7, nâng tổng số lên 320 chiếc, bình quân mỗi năm sản xuất 20 máy bay.
Về phần oanh tạc cơ chiến lược H-6, Tập đoàn Tây An sẽ tăng từ 130 lên 180 chiếc, bình quân mỗi chế tạo khoảng 8 máy bay. Đặc biệt, có lẽ Tây An sẽ chỉ tập trung chế tạo loại H-6K hiện đại hơn với động cơ phản lực mới D-30KP-2, đầu máy bay được thiết kế lại, tăng giá treo vũ khí ngoài cánh lên 6 (mang được tên lửa hành trình CJ-10).

H-6K: oanh tạc cơ mạnh nhất Không quân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Được trang bị tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A, oanh tạc cơ chiến lược H-6K có khả năng thực hiện tấn công vào đảo Guam, thuộc Mỹ.

Chưa đủ khả năng phát triển thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới, Trung Quốc với sự giúp đỡ từ Nga tiếp tục cải tiến dòng máy bay ném bom H-6 (sao chép Tu-16 của Nga) tới biển thể tốt nhất hiện nay, mang tên H-6K với biệt danh là “thần chiến”. Theo một số nguồn tin, H-6K chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc từ tháng 5/2011.
  Chưa đủ khả năng phát triển thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới, Trung Quốc với sự giúp đỡ từ Nga tiếp tục cải tiến dòng máy bay ném bom H-6 (sao chép Tu-16 của Nga) tới biển thể tốt nhất hiện nay, mang tên H-6K với biệt danh là “thần chiến”. Theo một số nguồn tin, H-6K chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc từ tháng 5/2011.
Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử.
 Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử.

Tiết lộ nơi Trung Quốc bố trí 200 cường kích JH-7

(Kiến Thức) - JH-7 là cường kích tiên tiến, mạnh mẽ của Trung Quốc được nước này bố trí trang bị cho cả Không quân và Không quân Hải quân.

Theo Tạp chí Khán Hòa, những bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 5/2013 cho thấy Công ty máy bay Tây An (XAC), Trung Quốc đã sản xuất thêm 9 máy bay cường kích JH-7A mới. Vậy, lực lượng nào sẽ được trang bị lô máy bay cường kích JH-7A mới?
Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc rất thích JH-7A, vì loại máy bay này có tải trọng lớn nhất trong các loại máy bay cường kích được sản xuất trong nước, tầm bay xa, bảo dưỡng dễ dàng, giá thành thấp. Máy bay JH-7 an toàn hơn so với một loạt máy bay tác chiến khác, mà loại máy bay này cũng đã 2 lần tham gia tập trận tại nước ngoài thành công.

Tin mới