Năm 2018, sự kiện thiên văn nào được mong đợi nhất?

(Kiến Thức) - Trong năm 2018, nhiều hiện tượng thiên văn thú vị sẽ diễn ra trên bầu trời, đâu sẽ là sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất?

Năm 2018, sự kiện thiên văn nào được mong đợi nhất?
1. Nguyệt thực toàn phần kết hợp siêu trăng vào ngày 31/1. Trăng tròn đêm 31/1 cũng đồng thời là siêu trăng, do đó, Mặt Trăng sẽ lớn hơn và sáng hơn so với bình thường. Hiện tượng thiên văn "song kiếm hợp bích" siêu kì diệu này chắc chắn sẽ khiến những người yêu thiên văn vô cùng phấn khích. 

2. Các hành tinh thẳng hàng vào ngày 7-8/3. Các hành tinh bao gồm Sao Thổ, Sao Hỏa và Sao Mộc sẽ xếp thẳng hàng trên bầu trời phía đông nam.

3. Mặt Trăng giao hội Sao Kim ngày 15/7. Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện gần sát Sao Kim trên bầu trời. Hai hành tinh sẽ nằm gần nhau trên bầu trời, chứ trên thực tế thì chúng vẫn cách nhau.


4. Nguyệt thực toàn phần lần 2 ngày 27/7. Hiện tượng bắt đầu lúc 15h30 (giờ miền đông), tức 3h30 sáng 28/7 theo giờ Việt Nam. Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt trời trước khi đến được Mặt trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái đất và bị khí quyển Trái đất khúc xạ. 


5. Cũng trong ngày 27/7, sao Hỏa sẽ tỏa sáng nhất. Sao Hỏa sẽ lướt gần Mặt trăng và hiển thị rõ nhất trên bầu trời.

6. Nhật thực 1 phần ngày 11/8. Quan sát nhật thực một phần cần những dụng cụ bảo hộ mắt hoặc quan sát theo phương pháp gián tiếp để tránh hỏng mắt.  

Mời quý độc giả xem video: những hình ảnh đẹp về mưa sao băng

7. Mưa sao băng Perseid diễn ra ngày 12-13/8.  Mưa sao băng Anh Tiên (Perseid) là một trong những trận mưa sao băng đáng để chờ đợi, với tần suất lên đến 60 sao băng một giờ tại cực đỉnh.

8. Có khả năng sao chổi 46P/ Wirtanen sẽ đủ sáng trong tháng 12 để quan sát bằng mắt thường. Ngày 12/12, sao chổi băng giá sẽ tới gần Mặt Trời nhất và đi qua Chòm sao Kim ngưu. Bốn ngày sau, sao chổi sẽ tiến gần Trái Đất ở khoảng cách 11,5 triệu km trên đường ra khỏi Hệ Mặt Trời.

Những sự kiện thiên văn học cực hiếm từng quan sát được

(Kiến Thức) - Quan sát vũ trụ thường xuyên giúp các nhà thiên văn học từng được chứng kiến những sự kiện thiên văn học cực hiếm hoi.

Những sự kiện thiên văn học cực hiếm từng quan sát được
Nhung su kien thien van hoc cuc hiem tung quan sat duoc
 Những sự kiện thiên văn học cực hiếm từng được con người quan sát. Đài quan sát Keck từng phát hiện 47 thiên hà siêu khuếch tán không có chứa bất kỳ ngôi sao nào. Các nhà khoa học không thể khẳng định những thiên hà này được hình thành như thế nào.

Mãn nhãn bộ ảnh thiên văn ấn tượng do Space bình chọn

(Kiến Thức) - Trang Space.com vừa công bố tới cộng đồng yêu thiên văn những bức ảnh được đánh giá là ấn tượng đẹp nhất.

Mãn nhãn bộ ảnh thiên văn ấn tượng do Space bình chọn
Man nhan bo anh thien van an tuong do Space binh chon
Mở đầu cho bộ ảnh thiên văn này là bức ảnh mô tả hai miệng núi lửa ấn tượng trên sao Hỏa. Phía trên góc trái là miệng núi lửa Worcester Crater, góc phải bên dưới là một miệng núi lửa chưa xác định tên. Nhiều chuyên gia NASA nhận định rằng, cả hai miệng núi lửa này từng bị nước lũ tràn vào khoảng từ 3,4 đến 3,6 tỷ năm trước, gây bào mòn tạo ra hình dạng miệng núi lửa kỳ lạ mãi cho tới bây giờ. Nguồn ảnh: Space. 

Những tin tức vũ trụ mới gây sốt nhất

(Kiến Thức) - Đây là những câu chuyện về vũ trụ ấn tượng gây xôn xao trong thời gian gần đây.

Những tin tức vũ trụ mới gây sốt nhất
Nhung tin tuc vu tru moi gay sot nhat
Một dự án gọi điện thoại lên mặt trăng trong chiến dịch quảng cáo mới cho cuộc sống người ngoài hành tinh trong tương lai vừa được công bố gây xôn xao. Nguồn ảnh: Space. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới