Năm 2017: Nguy cơ chính trị đè nặng kinh tế thế giới

(Kiến Thức) - Các nhà kinh tế đều có chung mối quan ngại: nguy cơ chính trị sẽ đè nặng lên thế giới hơn bao giờ hết trong năm 2017.

Theo Le Figaro, năm 2016 trái ngược dự đoán của các nhà phân tích với hai sự kiện chấn động: người dân Anh bỏ phiếu cho Brexit và tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Nhiều câu hỏi đang được đặt ra: Những quyết định đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra là gì? Những quyết định đó sẽ có những tác động như thế nào lên các thị trường tài chính, thương mại quốc tế, lãi suất và giá dầu?
Còn tại Châu Âu, hai nền kinh tế hàng đầu là Pháp và Đức sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy.
Cho tới nay, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (ÌM) vẫn dự đoán sẽ có cải thiện về tăng trưởng thế giới và mậu dịch quốc tế, nhưng tình hình tại những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga khiến cho rất khó mà tiên liệu được những gì sẽ diễn ra trong năm 2017.
Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Theo Le Figaro, Bắc Kinh đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, vì trong thời gian tranh cử, ứng viên tổng thống Donald Trump đã kịch liệt đả kích Trung Quốc.
Nam 2017: Nguy co chinh tri de nang kinh te the gioi
Trong thời gian tranh cử, ứng viên tổng thống Donald Trump đã kịch liệt đả kích Trung Quốc.  Ảnh The Daily Beast
Nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới càng thêm rõ nét với việc Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump vừa bổ nhiệm Peter Navarro, một nhà kinh tế nổi tiếng chống Trung Quốc, làm Cố vấn thương mại của Nhà Trắng.
Theo dự báo của ông Sébastien Jean, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới (CEPII), ông Trump sẽ không thể thực hiện tất cả những gì mà ông nói trong thời gian tranh cử. Chẳng hạn, ông sẽ không thể đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vì đây là biện pháp sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.
Thế nhưng, chính quyền Trump có thể sẽ thi hành những biện pháp bảo hộ mậu dịch khác để bảo vệ ngành công nghiệp gang thép của Mỹ, hiện đang suy giảm do việc Trung Quốc sản xuất quá mức. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ ồ ạt chuyển lượng thép dư thừa sang thị trường Châu Âu, nơi mà ngành thép cũng đang khốn đốn.
Theo Le Figaro, Bắc Kinh cũng sẽ không khoanh tay đứng nhìn mà sẽ trả đũa Washington ngay lập tức, chẳng hạn như thay thế các đơn đặt hàng máy bay Boeing bằng máy bay Airbus, hạn chế bán điện thoại iPhone ở Trung Quốc hoặc đánh thuế vào đậu nành nhập từ Mỹ. Những biện pháp này sẽ tác hại nặng nề đến các lĩnh vực chủ chốt của kinh tế Mỹ.
Thế nhưng, theo nhận định của nhà kinh tế Julien Marcilly, trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại mới, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ.

Cuộc chiến Syria không sớm kết thúc

(Kiến Thức) - Bất chấp chiến thắng Aleppo "đảo ngược cục diện" và các động thái ngoại giao "đột phá" của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, cuộc chiến Syria sẽ không sớm kết thúc.

Ba sự kiện trọng gần đây sẽ định hình cuộc chiến Syria. Đó là chiến thắng của Quân đội Syria ở Aleppo, vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc họp ba bên giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Moscow vào ngày 20/12/2016. Cuộc gặp ba bên Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran chính là hậu quả của thay đổi trong cán cân quân sự ở Syria sau chiến thắng Aleppo.
Cuoc chien Syria khong som ket thuc
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Iran Mohamad Javad Zarif bước vào phòng họp ba bên ở Moscow. Ảnh Reuters 
Với việc tăng cường được sức mạnh quân sự, tính hợp pháp của chính phủ Syria ngày càng được củng cố. Nga, Iran và Syria dường như đang ở vào vị thế có thể áp đặt được lập trường của họ trong các cuộc đàm phán sắp tới. Các nước này muốn dùng các thắng lợi quân sự để có được những nhượng bộ chính trị. Quan trọng nhất là gạt vấn đề “thay đổi chế độ” ở Syria khỏi chương trình nghị sự, qua đó gia tăng sự chấp nhận quốc tế và tính hợp pháp của chế độ của Tổng thống Assad.

Ảnh: Chiến dịch giải phóng Mosul vào giai đoạn hai

(Kiến Thức) - Các lực lượng Iraq bắt đầu bước vào giai đoạn hai của chiến dịch giải phóng Mosul khỏi ách chiếm đóng của phiến quân IS.

Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai
Các lực lượng Iraq bắt đầu bước vào giai đoạn hai của chiến dịch giải phóng Mosul khỏi tay phiến quân IS. Ảnh: Các thành viên của lực lượng tình nguyện Iraq Hashid Shaabi nã pháo về phía căn cứ của IS ở phía tây thành phố Mosul ngày 28/12. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-2
Các lực lượng an ninh Iraq trong cuộc giao tranh với nhóm IS ở phía bắc Mosul. Được biết, lực lượng Iraq đã giành lại quyền kiểm soát 1/4 diện tích lãnh thổ Mosul, nơi được coi là thành trì lớn cuối cùng của nhóm khủng bố IS ở Iraq. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-3
Hơn 5.000 binh sĩ và cảnh sát liên bang Iraq, được tái triển khai tới các khu vực ngoại ô phía nam thành phố Mosul trước đó, đã tiến vào 6 quận ở đông nam Mosul. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-4
Quân đội Iraq nã pháo về phía các tay súng IS ở phía bắc Mosul. Được biết, các cố vấn quân sự Mỹ đang theo dõi sát sao chiến dịch này. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-5
Binh sĩ Iraq kiểm tra vũ khí, đạn dược trong cuộc giao tranh với IS ở phía bắc Mosul hôm 29/12. Hai mặt trận mới đã được mở trong thành phố Mosul. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-6
Trung tướng Ali Freiji cho biết: “Chiến dịch sẽ diễn ra trong hôm nay, ngày mai và cho tới khi cũng tôi giải phóng hoàn toàn Đông Mosul”. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-7
Lực lượng Iraq ở phía bắc Mosul ngày 29/12. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-8
Binh sĩ Iraq nã pháo về phía căn cứ của IS hôm 29/12. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-9
Trực thăng của Không quân Iraq nã tên lửa trong cuộc giao tranh với IS ở Mosul
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-10
Một thành viên của quân đội Iraq trên xe quân sự trong cuộc giao tranh với IS hôm 29/12. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-11
Khói bốc lên từ khu vực xảy ra giao tranh giữa lực lượng Iraq và nhóm IS ở phía bắc Mosul. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-12
Binh sĩ quân đội Iraq chuẩn bị vũ khí, đạn dược trong cuộc chiến ngày 29/12. 
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-13
Một binh sĩ Iraq cầu nguyện trên chiến trường Mosul
Anh: Chien dich giai phong Mosul buoc vao giai doan hai-Hinh-14
 Những người dân Iraq sơ tán khỏi Mosul hôm 29/12. (Nguồn ảnh: Reuters)

Toàn cảnh thành phố Aleppo sau giải phóng

(Kiến Thức) - Thành phố Aleppo là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc nội chiến Syria kéo dài hơn 5 năm qua.

Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong
Ngày 22/12, quân đội Syria tuyên bố giải phóng hoàn toàn thành phố Aleppo khi các tay súng nổi dậy cuối cùng đã rời khỏi Đông Aleppo. 
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-2
 Tuy nhiên, các cuộc giao tranh tại Aleppo bùng phát từ năm 2012 đã tàn phá nặng nề thành phố này.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-3
Aleppo là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc nội chiến Syria. 
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-4
 Một tòa nhà đổ nát ở Aleppo.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-5
Đống gạch vỡ ngổn ngang trên đường phố Aleppo sau giải phóng
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-6
Thành cổ Aleppo, một trung tâm lịch sử của thành phố lớn nhất Syria này, cũng đã được giải phóng. 
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-7
 Một tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-8
 Gạch vỡ ngổn ngang trong một tòa nhà ở Aleppo.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-9
Một người đàn ông Syria ghi lại cảnh tượng đổ nát ở Aleppo. 
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-10
 Chính quyền thành phố và người dân Aleppo sẽ cần phải mất nhiều thời gian để tái thiết thành phố Aleppo.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-11
Một con ngõ vắng vẻ ở thành phố Aleppo sau giải phóng. 
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-12
 Những chiếc ô tô đỗ trên một con đường đã được dọn dẹp sạch sẽ ở Aleppo.
Toan canh thanh pho Aleppo sau giai phong-Hinh-13
 Người đàn ông cầm lá cờ Syria đứng ở khu vực trước Thành cổ Aleppo. (Nguồn ảnh: Fars News Agency)

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.