Mỹ tuyên bố "nghỉ chơi" với các quốc gia mua S-400 của Nga

Đạo luật CAATSA và những hậu quả liên quan đến nó được bà Heather Nauert- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đưa ra như một lời dằn mặt, cảnh báo đến Iraq và các nước có ý định mua vũ khí của Nga.

Mỹ tuyên bố "nghỉ chơi" với các quốc gia mua S-400 của Nga
Mới đây, khi bày tỏ ý kiến về hợp đồng tiềm năng giữa Iraq và Nga về việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - bà Heather Nauert đã cảnh báo Baghdad và các nước khác về những hậu quả có thể xảy ra liên quan đến Đạo luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang - Viktor Bondarev tiết lộ với tờ RIA Novosti rằng Syria, Iraq, Sudan và Ai Cập là ứng viên nhiều khả năng sẽ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đã trở thành "quân bài" chính trị của Moscow gây sức ép trực tiếp đối với chính sách của Washington.
 Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đã trở thành "quân bài" chính trị của Moscow gây sức ép trực tiếp đối với chính sách của Washington.
Về phần mình, Đại sứ Nga tại Baghdad Maxim Maximov cho biết đang nhận được những đơn hàng mới về việc mua vũ khí của các nhà sản xuất Nga từ phía Iraq, trong đó có thể có cả hệ thống phòng không S-400.
Như bà Nauert tuyên bố, Mỹ đang đề cập với các nước trên thế giới (trong đó Iraq) về đạo luật CAATSA, về "một phản ứng có thể xảy ra" nếu mua vũ khí Nga. "Chúng tôi đã nói rõ cho nhiều quốc gia mà chúng tôi đã làm việc cùng. Tôi không rõ liệu giao dịch mà các bạn đang nói đến đã được ký kết hay chưa", đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói thêm.
Bà Nauert trước đó tuyên bố rằng, theo ước tính của Washington, các biện pháp trừng phạt chống Nga trong khuôn khổ đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA) đã dẫn đến một thực tế là ngành công nghiệp quốc phòng Nga thiệt hại khoảng 3 tỷ USD.
Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Viktor Bondarev đáp trả rằng số liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về những thiệt hại của ngành công nghiệp quốc phòng Nga do bị cấm vận thực chất là "những con số trên trời".
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Ngày 2/8/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký đạo luật CAATSA chống lại Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên.
Vào mùa thu năm 2017, chính quyền Hoa Kỳ đã đưa ra một danh sách các cá nhân và tổ chức trong ngành quốc phòng và tình báo của Nga, có các giao dịch "đáng kể" có thể bị trừng phạt.
Việc thi hành luật này bắt đầu vào ngày 29/1/2018.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết tài liệu này sẽ trở thành một rào cản cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn ký kết các hợp đồng với các công ty từ Nga, nó đã dẫn đến thiệt hại hàng tỷ USD cho ngành quốc phòng Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi là các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại ngành công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga là cạnh tranh không lành mạnh và vô đạo đức - một nỗ lực để thay thế thị trường bằng phương pháp tống tiền, điều này giải thích rằng, song song với đó, Washington đang cố gắng thuyết phục các nước Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi phải từ bỏ việc mua thiết bị quân sự và vũ khí của Nga, và hứa hẹn bù đắp cho việc thiếu các thiết bị thích hợp với sản phẩm của mình.

Nga sẽ sử dụng sân bay Iran chống khủng bố ở Syria?

(Kiến Thức) - Không quân Nga sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của Iran trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, trong trường hợp cần thiết.

Nga sẽ sử dụng sân bay Iran chống khủng bố ở Syria?
TASS dẫn lời Đại sứ Nga ở Iran, Levan Dzhagaryan, ngày 9/2 cho biết Không quân Nga sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của Iran trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria nếu Moscow và Tehran nhận thấy điều này là cần thiết.
Trước đó, hồi tháng 8/2016, quân đội Nga đã sử dụng căn cứ không quân Shahid Nojed ở Iran để tiến hành những cuộc không kích nhằm vào các phần tử khủng bố ở Syria. Hồi tháng 12/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan cho hay Tehran sẵn sàng xem xét đề nghị của Nga về việc sử dụng căn cứ không quân này. Tuy nhiên, chưa có cuộc đàm phán nào giữa hai bên diễn ra.

Tướng Nga: Mỹ ngăn cản Quân đội Syria đánh bại IS

(Kiến Thức) - Nga sẽ cứng rắn hơn với Washington sau vụ bắn hạ Su-22 ở phía nam Raqqa, khi liên minh do Mỹ cầm đầu cố tình ngăn cản Quân đội Syria đánh bại IS.

Tướng Nga: Mỹ ngăn cản Quân đội Syria đánh bại IS
Nói với RIA Novosti, Thượng tướng Leonid Ivashov - Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị - cho rằng Moscow có thể sẽ đưa ra một lập trường cứng rắn hơn trong cuộc đối thoại Nga-Mỹ về Syria, sau khi Mỹ bắn hạ Su-22 của Quân đội Syria ở phía tây nam thành phố Raqqa ngày 18/6.
Tuong Nga: My ngan can Quan doi Syria danh bai IS
 Thượng tướng Leonid Ivashov: Mỹ cố tình ngăn cản Quân đội Syria đánh bại IS. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Putin: Người đàn ông thay đổi vận mệnh nước Nga

Ảnh hưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn có sức hút toàn cầu. Các nhà quan sát thậm chí còn gọi Tổng thống Nga là “ông chủ mới” ở Trung Đông.

Tổng thống Putin: Người đàn ông  thay đổi vận mệnh nước Nga
Tăng cường ảnh hưởng toàn cầu
Tuần trước, trong các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Sochi, Tổng thống Vladimir Putin đã khẳng định vai trò chủ lực về thúc đẩy ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột Syria cùng với sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.