Tổng thống Putin: Người đàn ông thay đổi vận mệnh nước Nga

Ảnh hưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn có sức hút toàn cầu. Các nhà quan sát thậm chí còn gọi Tổng thống Nga là “ông chủ mới” ở Trung Đông.

Tổng thống Putin: Người đàn ông  thay đổi vận mệnh nước Nga
Tăng cường ảnh hưởng toàn cầu
Tuần trước, trong các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Sochi, Tổng thống Vladimir Putin đã khẳng định vai trò chủ lực về thúc đẩy ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột Syria cùng với sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Reuters
 Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:Reuters
Hội nghị Sochi không có sự tham gia của đại diện Mỹ và Liên minh châu Âu. Và trong khi ván bài chủ lực là ở Trung Đông, ông Putin liên tục mở rộng ảnh hưởng quanh khu vực. Tại châu Âu, Tổng thống Nga cũng tiến tới sáp nhập Crimea vào Nga và hỗ trợ phe ly khai tại khu vực Donbass. Tại châu Á, Nga liên tục phát triển mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Tại Mỹ, các cáo buộc về việc liên can của Nga trong bầu cử 2016 đã phần nào giảm đi quan hệ giữa Washington và Moscow.
Tuy nhiên, theo Reuters, các thành công của ông Putin cũng không thể tránh được các thất bại.
Đối với vấn đề Ukraine, Nga luôn mong muốn tìm cách để thống trị nước láng giềng phía Nam và ông Putin vẫn tỏ ra không hề muốn để Nga ra khỏi quỹ đạo hoàn toàn để tham gia vào phương Tây. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Kremlin hi vọng có thể kết hợp các bên liên quan nhằm hòng chiếm lại toàn bộ miền nam và một nửa phía đông của Ukraine. Từ khi quân đội Ukraine chỉ có khoảng 6.000 lính, giấc mơ của ông Putin đã mong muốn tăng ảnh hưởng về “một nước Nga mới”.
Nhưng điều không may mắn cho Tổng thống Putin, kế hoạch đã không diễn ra như mong đợi. Trong khi Ukraine có thể bị chia cắt về văn hóa và ngôn ngữ bởi có sự hội tụ của những người nói tiếng Ukraine, một nửa người dân phương Tây, nhóm người thân Nga và khu vực phía Đông nói tiếng Nga thì ảnh hưởng của ông Putin lại giúp Ukraine thúc đẩy tinh hoa bản sắc dân tộc.
Các tiểu đoàn quân sự cùng với các tình nguyện viên đã hỗ trợ quân đội đánh bại nhóm ly khai do Nga hậu thuẫn. Phương Tây bao gồm liên minh châu Âu EU và NATO cũng nhảy vào cuộc chiến nhằm đồi phó với tham vọng bành trướng của Nga.
Kremlin có thể hi vọng mọi thứ có thể đảo ngược khi các nhà lãnh đạo thân Nga giống như cựu Tổng thống Viktor Yanukovych có thể trở lại nắm giữ quyền lực và mang đến nhiều kỳ vọng. Việc sáp nhập Crimea và chiến tranh Đông Ukraine đã khiến cho hàng triệu cử tri thân thiết với Nga chống đối lại NATO và EU nhưng lại mang Ukraine đến gần với phương Tây hơn. Ông Putin có thể có Crimea nhưng thực sự đã mất phần còn lại của Ukraine.
Trung Đông là mảnh đất béo bở nhất
Tầm ảnh hưởng của nước Nga mà cụ thể hơn là uy tín của Tổng thống Putin không còn nằm trong không gian các nước hậu Xô viết. Ảnh: Oil Price.
 Tầm ảnh hưởng của nước Nga mà cụ thể hơn là uy tín của Tổng thống Putin không còn nằm trong không gian các nước hậu Xô viết. Ảnh: Oil Price.
Sự can thiệp của ông Putin trong bầu cử Mỹ cũng không có thành công như kế hoạch. Điện Kremlin hi vọng, việc có ảnh hưởng trong bầu cử Mỹ sẽ mang đến chính sách thân thiện hơn cho Nga. Tuy nhiên, trái lại, điều này đã không theo ý muốn. Đề xuất bí mật của ông Putin vào tháng Tư nhằm thiết lập lại quan hệ Nga Mỹ và thúc đẩy hợp tác nhằm chung tay đối phó với các vấn đề toàn cầu từ Afghanistan đến Triều Tiên , bao gồm vấn đề an ninh mạng. Vào tháng 8, Quốc hội đã thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế mới đối phó với Nga trong khi tiếp tục ngăn cản Tổng thống Trump về việc nới lỏng trừng phạt đối với Moscow. Các nhà quan sát cho rằng, ông Putin từng hi vọng rằng, kết quả bầu cử Tổng thống của ông Trump có thể làm suy yếu NATO, tuy nhiên, ông Trump lại tái khẳng định rằng, Washngton luôn muốn bảo vệ các đồng minh NATO. Ông Trump vẫn tiếp tục triển khai binh lính Mỹ tại biển Baltic trong khi tiếp tục gửi lính bổ sung tại biên giới Nga và Ba Lan.
Trong khi điện Kremlin vẫn kỳ vọng ông Trump có thể có động thái tiếp tục nhằm cải thiện quan hệ với Moscow thì các quan chức trong nội bộ Mỹ luôn bác bỏ điều này. Các thành viên trong nội các của Tổng thống Trump bao gồm Bộ trưởng quốc phòng Jame Mattis, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Mike Pompeo, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haleu và cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster vẫn có cái nhìn có phần hà khắc đối với Nga, Reuters nhận định. Điều này sẽ ngăn cản phần nào nỗ lực của Tổng thống Trump hàn gắn quan hệ Nga Mỹ. Quan trọng hơn, mặc dù Tổng thống Trump muốn hàn gắn quan hệ thì các cố vấn thân thiết của ông vẫn hoài nghi về các cáo buộc tình báo liên can của Nga trong bầu cử Mỹ và có ảnh hưởng không tốt đến chính trị Washington. Thực tế, các điều tra về ảnh hưởng của Nga tại bầu của Mỹ liên tục là manh mối gây bất lợi cho Moscow 
Thêm vào đó, Tổng thống Putin gần đây lại thiết lập quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ có phần bất lợi.
Mời độc giả xem video: Sự khác nhau trong phong cách của Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thống Mỹ Obama. (Nguồn Cars For You)
Việc hợp tác quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh cũng có phần cải thiện. Các cuộc diễn tập quân sự chung giữa hai nước liên tục tăng cường. Thậm chí, việc Moscow sẵn sàng bán vũ khí tối tân nhất cho Bắc Kinh có thể làm suy yếu vị trí địa chính trị lâu dài của Nga.
Rõ ràng, ông Putin có thể đang mang đến nhiều thành tựu chính trị cho Nga. Bởi những thành tích cao về ngoại giao đối với Syria, các quốc gia Trung Đông khác cũng vẫn ủng hộ Nga. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu liên tục có chuyến thăm Nga và gặp gỡ Tổng thống Putin nhiều lần với mong muốn Nga tôn trọng lợi ích của Israel tại Syria. Các nhà quan sát đang cân nhắc về quá trình phát triển lịch sử, Quốc vương Salman bin Abdulaziz cũng vừa có chuyến thăm Moscow.. Hai nước đã ký thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400.
Theo các chuyên gia, Tổng thống Putin liên tục có ảnh hưởng chủ chốt trong vai trò trung gian tại Trung Đông nhưng lại “được cho là cơ hội mong manh” ở các quốc gia khác. Trung Đông có lẽ vẫn là vùng đất “béo bở” mang đến nhiều lợi ích nhất cho nước Nga và cả Tổng thống Putin, Reuters nhận định.

Chuyên gia CIA: Ông Putin sẽ tái tranh cử tổng thống

Nhà phân tích CIA dự đoán Tổng thống Putin sẽ tái tranh cử trong bối cảnh các cơ quan an ninh Nga có thể được cải tổ mạnh.

Chuyên gia CIA: Ông Putin sẽ tái tranh cử tổng thống
Nhà phân tích hàng đầu về Nga của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hôm 20/9 cho biết Tổng thống Putin có khả năng sẽ ra ứng cử Tổng thống một lần nữa vào năm 2018.
Chuyen gia CIA: Ong Putin se tai tranh cu tong thong
Nhà phân tích CIA: Tổng thống Nga Vladimir Putin có khả năng sẽ ra ứng cử Tổng thống một lần nữa vào năm 2018. Ảnh Washington Post

Pháp lấy làm tiếc về việc ông Putin hủy chuyến thăm Paris

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Eyraud lấy làm tiếc về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối đến Paris để thảo luận về tình hình Syria.

Pháp lấy làm tiếc về việc ông Putin hủy chuyến thăm Paris
Ngày 12/10, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Eyraud tuyên bố trên đài Europe1: "Chúng tôi muốn thảo luận với Tổng thống Putin tình hình ở Syria. Đó là đề xuất đưa ra với ông. Ông Putin đã chuẩn bị đến Paris, kể cả để dự khai trương nhà thờ Chính thống giáo. Vladimir Putin từ chối đến để thảo luận về Syria. Đó là điều đáng chú ý. Và đó là điều tôi lấy làm tiếc - chúng tôi muốn nói về tình hình ở Syria với Nga".

Giải mã bí ẩn TT Putin: Ðâu là cách của người quyền lực?

Tổng thống Nga Putin là người hiếm hoi có tới 4 lần được bầu là nhân vật quyền lực nhất thế giới.

Giải mã bí ẩn TT Putin: Ðâu là cách của người quyền lực?
Lần thứ tư ông vào top 10 do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn. Lý do lại chọn Putin, như Forbes giải thích hôm 14/12/2016: Tổng thống Nga 64 tuổi biết cách dùng ảnh hưởng nước mình để tham gia hiệu quả vào gần như tất cả vấn đề trên thế giới và tiếp tục đạt được những gì ông muốn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.