Mỹ, Trung Quốc gia tăng số ca nhiễm loại nấm có nguy cơ gây tử vong

Sự gia tăng số ca nhiễm Candida auris ở Trung Quốc đòi hỏi việc giám sát chặt chẽ hơn nữa loại nấm có khả năng gây tử vong này, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Fudan và Đại học Tongji ở Thượng Hải (Trung Quốc), 182 ca nhập viện và ổ bệnh liên quan đến nấm Candida auris đã được báo cáo trên khắp cả nước vào năm 2023, cao hơn so với 33 ca trong năm 2022.

Trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở Trung Quốc thấp hơn so với những gì được báo cáo ở Mỹ, Nam Phi và Ấn Độ, thì sự lây lan của Candida auris đến ít nhất 18 bệnh viện ở 10 tỉnh đã gây ra không ít lo ngại vì những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Nghiên cứu - được công bố trên tạp chí Bệnh nhiễm trùng mới - chỉ ra rằng hầu hết các chủng nấm được phân tích ở Trung Quốc đều kháng thuốc fluconazole, và 2% đến 4% không thể điều trị bằng caspofungin hoặc amphotericin B.

Hầu hết các ca bệnh ở Trung Quốc được xác định ở phía đông, tại các tỉnh có nền kinh tế tương đối phát triển, nơi các phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng của bệnh viện có trang thiết bị tiên tiến và đội ngũ nhân viên lành nghề.

Nghiên cứu viết: "Với những khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác các trường hợp nhiễm C. auris, loại bệnh này có thể bị đánh giá thấp một cách đáng kể".

“Do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trên toàn thế giới và thực tế là một số đợt bùng phát gần đây đã xảy ra ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về mối đe dọa của C. auris đối với sức khỏe cộng đồng", nghiên cứu kết luận.

My, Trung Quoc gia tang so ca nhiem loai nam co nguy co gay tu vong

Nấm Candida auris. Ảnh: Getty

Hồi tháng 3/2023, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết số ca nhiễm nấm Candida auris đang lây lan nhanh chóng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của nước này, với số ca bệnh tăng gần gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2021.

Cụ thể, số ca nhiễm nấm năm 2018 là 330 ca. Năm 2019, con số này tăng 44% lên 476 ca. Năm 2020 là 756 ca, năm 2021 là 1.471 ca.

Báo cáo không bao gồm dữ liệu năm 2022, nhưng trang web của CDC cho thấy 2.377 trường hợp nhiễm Candida auris đã được xác nhận ở Mỹ.

Đáng lo ngại là trong năm 2021, số ca kháng echinocandin, loại thuốc thường được khuyên dùng để điều trị loại nấm này, tăng gấp 3 lần.

Theo hướng dẫn của CDC, các triệu chứng phổ biến nhất của Candida auris bao gồm sốt cao và ớn lạnh không cải thiện sau khi điều trị bằng kháng sinh đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng khác có thể phát triển nếu nhiễm trùng lây lan.

CDC Mỹ cho biết C. auris có thể gây nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong.

(*) Tiêu đề bài viết do báo Tri thức & Cuộc sống biên tập lại. 

Cảnh báo về chủng nấm men kháng thuốc có thể gây chết người

(Kiến Thức) - Một chủng nấm Candida mới có tên Candida auris đang bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong 60% ở người bệnh, đặc biệt là người đang nằm viện.

Cảnh báo về chủng nấm men kháng thuốc có thể gây chết người

Trung tâm phòng bệnh và kiểm soát bệnh dịch (CDC) của Mỹ mới đây đã đưa ra lời cảnh báo đối với các cơ sở y tế của Mỹ về một chủng nấm men có khả năng kháng thuốc cao có tên gọi Candida auris đang gây ra nguy cơ tử vong vì viêm nhiễm đối với các bệnh nhân đang nằm viện tại các cơ sở y tế khắp nơi trên thế giới.

Canh bao ve chung nam men khang thuoc co the gay chet nguoi
Nấm Candida auris thường được tìm thấy ở đường tiết niệu và đường hô hấp. 

Rơi nước mắt với hình ảnh y tá chia tay con tới Vũ Hán đối phó dịch corona

Giữa lúc virus corona đang hoành hành khắp Vũ Hán, đội ngũ y bác sĩ toàn Trung Quốc cũng đang nỗ lực quên mình để ứng phó với dịch bệnh ngày một lan nhanh.

Rơi nước mắt với hình ảnh y tá chia tay con tới Vũ Hán đối phó dịch corona
Từ ngày 27/1, đợt tình nguyện viên đầu tiên ở tỉnh An Huy đã khởi hành đến trung tâm ổ dịch tại Vũ Hán để hỗ trợ các y bác sĩ địa phương trong cuộc chiến không khoan nhượng với chủng virus mới. Tình hình khẩn cấp cùng thảm cảnh của đồng bào không cho phép những thiên thần áo trắng được chần chừ lấy một giây, họ phải lập tức lên đường ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bỏ lại gia đình lo lắng ngóng theo từng bước chân mình tiến vào vùng nguy hiểm.

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội chiều 25/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đang có nguy cơ trở thành ổ dịch khi đã phát hiện những trường hợp dương tính với Covid-19.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, đến nay, Bệnh viện Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính với Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo trong bệnh viện. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người qua lại hàng ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.