Mỹ tiếp tục không kích ám sát thêm một chỉ huy Iran?

Cuộc tấn công tiếp theo do máy bay chiến đấu Mỹ thực hiện đã giết chết thêm một chỉ huy cao cấp của lực lượng vũ trang Iran.

Mỹ tiếp tục không kích ám sát thêm một chỉ huy Iran?
Vài giờ trước, Không lực Hoa Kỳ đã giáng một đòn mới vào khu vực thành phố Taji của Iraq, loại bỏ chỉ huy cấp cao tiếp theo của Iran, người có trách nhiệm điều phối hoạt động của Kataib Imam Ali (một phần của Khashd Al-Shaabi - Lực lượng huy động nhân dân) ở Iraq.
Theo thông tin của trang Avia.pro, chúng ta đang nói về chỉ huy Shabl al-Zaydi, một nhân vật rất có ý nghĩa đối với Iran. Tổng cộng, 6 người đã thiệt mạng sau cuộc không kích mới nhất của Không quân Mỹ, và hành động này của Washington đã bị coi là một sự leo thang trực tiếp nhằm vào Tehran.
My tiep tuc khong kich am sat them mot chi huy Iran?
Mỹ tiếp tục không kích tiêu diệt thêm chỉ huy cấp cao của Iran. Ảnh: Avia.pro.
Với thực tế là cuộc không kích một lần nữa được thực hiện mà không có sự đồng ý của chính quyền Iraq, các chính trị gia nổi tiếng ở Baghdad đã yêu cầu Washington rút ngay lập tức tất cả lực lượng vũ trang Mỹ khỏi đất nước họ, đe dọa làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng quân sự của Hoa Kỳ ở Trung Đông.
Theo dữ liệu hiện tại, việc loại bỏ Shabl Az-Zaydi được thực hiện theo cách tương tự như trong vụ ám sát Thiếu tướng Suleiman, khi máy bay không người lái MQ-9 Reaper và trực thăng tấn công AH-64 Apache đã tham gia vào hoạt động quân sự.
Hành động mới nhất của Mỹ rõ ràng đã đổ thêm dầu vào lửa, điều này có thể kích hoạt Iran sớm tiến hành biện pháp trả đũa thông qua các vụ phóng tên lửa đạn đạo hoặc sử dụng lực lượng ủy nhiệm ra đòn nhằm vào các lợi ích của Mỹ tại khu vực Trung Đông.

Chiến tranh Israel - Iran sẽ bùng phát tại Syria?

Với căng thẳng leo thang ở Syria như hiện tại nhiều nhà phân tích cho rằng, một cuộc chiến giữa Israel - Iran sẽ là điều không thể tranh khỏi khi giới hạn chịu đựng của các bên đã tới giới hạn.

Chiến tranh Israel - Iran sẽ bùng phát tại Syria?
Quân đội Israel hôm 10/5 cáo buộc Iran bắn rốc-két vào các vị trí đóng quân của nước này ở cao nguyên Golan, buộc Tel-Aviv không kích trả đũa. Cụ thể, theo báo Jerusalem Post, lực lượng Iran tại Syria đã bắn 20 rốc-két vào Israel nhưng 4 quả bị bắn hạ trong khi 16 quả rơi xuống lãnh thổ Syria.
Khoe chiến tích
Đây là lần đầu tiên Israel trực tiếp cáo buộc Iran tấn công mình từ lãnh thổ Syria kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011, theo đài al Jazeera.
Sau đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã đáp trả bằng cách không kích xuống khoảng 50 mục tiêu quân sự của Iran ở khắp Syria, trong đó có các cơ sở huấn luyện, thu thập thông tin tình báo và hậu cần, vị trí bắn rốc-két, kho chứa vũ khí… Phát ngôn viên quân đội Israel, trung tá Jonathan Conricus, cho biết đây là một trong những cuộc không kích lớn nhất của Israel trong mấy năm qua và Tehran cần nhiều thời gian để khôi phục khả năng quân sự ở Syria.
Tên lửa Israel bắn vào Syria rạng sáng 10/5. Ảnh: AP
Tên lửa Israel bắn vào Syria rạng sáng 10/5. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Liberman cũng khoe các cuộc không kích đánh trúng hầu hết các cơ sở hạ tầng của Iran ở Syria. Ông nói thêm vụ tấn công trên không gây bất kỳ thiệt hại gì cho Israel. Theo bộ trưởng này, Iran đã tiêu phí 13 tỉ USD trong cuộc nội chiến Syria và tiếp tục chi tiêu 2 tỉ USD/năm tại nước này.

Cuộc đụng độ trên cũng khiến Lebanon lo ngại sau khi quân đội nước này cáo buộc chiến đấu cơ Israel xâm phạm không phận của họ. Israel không ít lần cáo buộc chính phủ Syria đang dọn đường để Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở cao nguyên Golan, giáp biên giới với Israel. Theo kênh al Jazeera, bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Israel và Iran đều có thể khiến Hezbollah có phản ứng, đẩy cả khu vực vào tình thế bất ổn hơn khi các trận chiến khác nhau xảy ra cùng lúc.

Trong nỗ lực ngăn chặn kịch bản tồi tệ này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 10-5 cùng lên tiếng kêu gọi xuống thang căng thẳng trong khu vực Trung Đông.

Mỹ, Israel khiêu khích?

Cuộc không kích mới nhất của Israel kể trên đã khiến ít nhất 5 binh sĩ Syria và 18 tay súng thiệt mạng, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR). Trong khi đó, quân đội Syria cho biết có 3 người chết, 2 người bị thương. Cả 2 nguồn tin không nói rõ trong số thương vong có công dân Iran hay không.

Israel triển khai lực lượng ở cao nguyên Golan hôm 9-5 Ảnh: REUTERS
Israel triển khai lực lượng ở cao nguyên Golan hôm 9-5 Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, cả quân đội Syria và phía Nga đều khẳng định các hệ thống phòng không của Syria đã chặn đứng "phần lớn" tên lửa Israel. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 28 chiến đấu cơ F-15 và F-16 của Israel đã phóng khoảng 60 tên lửa không đối đất suốt 2 giờ rạng sáng 10-5 (giờ địa phương), cộng thêm 10 tên lửa đất đối đất chiến thuật. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số đó bị hệ thống phòng không Syria bắn hạ.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia Nga Leonid Slutsky gắn kết cuộc không kích của Israel nhằm vào các vị trí quân sự của Iran ở Syria với sự kiện Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran trước đó 2 ngày. Ông Slutsky nhận định đó là hành động được hoạch định ngay sau khi tuyên bố của Mỹ, là mắt xích tiếp theo trong chuỗi hành động khiêu khích của Mỹ và Israel chống lại Iran. Theo ông, với cuộc không kích này, Tel Aviv gia tăng đe dọa đối đầu quân sự với Tehran.
Ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố ý định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8-5, IDF cho biết đã phát hiện "những hoạt động bất thường của lực lượng Iran ở Syria" nên mở cửa các hầm trú bom ở Golan. Ngoài ra, lực lượng này còn triển khai các hệ thống phòng thủ và đặt binh sĩ trong tình trạng báo động cao. Theo đó, IDF đã chuẩn bị nhiều phương án và cảnh báo bất kỳ sự gây hấn nào chống lại Israel đều sẽ bị đáp trả dữ dội.
Vài giờ sau thông báo của ông Trump, truyền thông Syria đưa tin hệ thống phòng không nước này đã bắn hạ 2 tên lửa Israel. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở ở Anh) cho biết 15 người thiệt mạng trong vụ tấn công trên, trong đó có 8 người Iran. Trong khi đó, Israel không bình luận về vụ không kích.

Truyền thông nhà nước Syria phủ nhận tin Damascus bị không kích

Hãng thông tấn Syria SANA vừa trích dẫn một nguồn tin quân sự phủ nhận việc căn cứ không quân Mazzeh ở gần thủ đô Damascus của nước này bị tập kích sáng nay, 2/9.

Truyền thông nhà nước Syria phủ nhận tin Damascus bị không kích

Mời độc giả xem video: Căn cứ không quân Mazzeh ở gần thủ đô Damascus phát nổ kho đạn trong đêm.

Nguồn tin của SANA có tuyên bố trái ngược với thông tin do các hãng thông tấn nước ngoài đăng tải.

Vì sao Đức đổi ý, có thể cùng Mỹ không kích Syria?

(Kiến Thức) - Giới chức Berlin tuyên bố không loại trừ khả năng tham gia liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích Syria trong trường hợp một cuộc tấn công hóa học xảy ra. Quyết định này có thể đi ngược lại lập trường cứng rắn trước kia của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Vì sao Đức đổi ý, có thể cùng Mỹ không kích Syria?
Báo Bild ngày 9/9 đưa tin, Bộ Quốc phòng Đức đang cân nhắc tham gia chiến dịch không kích nhằm vào Syria của liên minh Mỹ-Anh-Pháp nếu Quân chính phủ Damascus sử dụng vũ khí hóa học trong chiến dịch giải phóng Idlib, căn cứ địa cuối cùng của quân nổi dậy ở miền Bắc Syria.
Theo tờ báo này, Bộ Quốc phòng Đức được cho là đang thảo luận với đối tác Mỹ để đưa ra kế hoạch chi tiết cho lực lượng Bundeswehr của Quân đội Đức để tham gia cùng liên quân Mỹ-Anh-Pháp trong cuộc không kích nhằm vào Syria có thể sắp diễn ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.