Mỹ sơ tán tiêm kích F-22 tránh siêu bão Michael

Toàn bộ tiêm kích F-22 cùng những chiến đấu cơ khác sẽ sơ tán và các căn cứ quân sự Mỹ tại Florida sẽ đóng cửa trước khi siêu bão Michael đổ bộ vào khu vực này.
 

Các căn cứ quân sự tại bang Florida đang gấp rút chuẩn bị chống chọi với siêu bão Michael sắp đổ bộ. Những căn cứ quân sự nằm trên đường đi của bão sẽ đóng cửa, một số điểm xung yếu sẽ cho sơ tán trang thiết bị quân sự và binh sĩ để tránh thiệt hại.
Máy bay chiến đấu, gồm các tiêm kích F-22, F-15 và F-16 hoạt động tại căn cứ Tyndall, Eglin và Hurlburt bắt đầu sơ tán đến các sân bay nằm sâu trong nội địa ở Ohio và Arkansas. Không quân Mỹ đã ban hành chỉ thị sơ tán bắt buộc đối với căn cứ không quân Tyndall, chỉ những binh sĩ có phận sự mới ở lại trong thời gian bão đổ bộ.
Những căn cứ khác, các binh sĩ không có lịch trực trong thời gian bão đổ bộ có thể sơ tán nếu họ cảm thấy cần thiết, Air Force Times cho biết. Hải quân Mỹ cũng ban hành lệnh sơ tán đối với nhân viên và thiết bị quân sự trên địa bàn bang Florida. Căn cứ hàng không hải quân Pensacola, Florida, cơ sở đào tạo phi công chính của Hải quân Mỹ sẽ đóng cửa từ chiều ngày 10/10 đến ngày 12/10.
My so tan tiem kich F-22 tranh sieu bao Michael
Tiêm kích tàng hình F-22 bên trong một nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Tyndall, Florida. Ảnh: USAF. 
Phi đội bay biểu diễn Blue Angels của Hải quân Mỹ đóng quân tại căn cứ Pensacola đã sơ tán đến San Francisco, California, để tránh bão và chuẩn bị cho sự kiện vào cuối tuần.
Riêng căn cứ đào tạo thợ lặn của Hải quân Mỹ tại thành phố Panama, Florida đã ban hành lệnh sơ tán bắt buộc đối với binh sĩ và thiết bị quan trọng, quá trình sơ tán phải hoàn thành trước 16h ngày 10/10.
Theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, siêu bão Michael hiện ở cấp 3 trong thang đo sức gió 5 cấp Saffir-Simpson của Mỹ. Bão dự kiến đổ bộ vào bang Florida trong tối ngày 10/10 hoặc sáng 11/10. Sức gió ở vùng tâm bão từ 193-240 km/h.
Siêu bão Michael được dự báo sẽ gây ra sự tàn phá dữ dội trên quy mô lớn. Tháng trước, bão Florence tấn công hai bang South và North Carolina ở miền Đông nước Mỹ, khiến hàng chục người chết và gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Khổ không tả nổi việc bảo dưỡng tiêm kích tàng hình F-22

(Kiến Thức) - Việc bảo dưỡng một chiếc tiêm kích tàng hình F-22 đòi hỏi các kỹ sư phải hết sức cẩn thận và kỵ nhất là việc làm... xước máy bay.

Kho khong ta noi viec bao duong tiem kich tang hinh F-22
Bảo dưỡng máy bay chưa bao giờ là công việc đơn giản đối với các kỹ sư nhất là khi đó lại là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-22 hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Kho khong ta noi viec bao duong tiem kich tang hinh F-22-Hinh-2
 Việc bảo dưỡng chiếc tiêm kích này tỏ ra cực kỳ vất vả khi các kỹ sư phải tiếp cận với nhiều bộ phận, chi tiết rất nhỏ nằm sâu bên trong máy bay. Nguồn ảnh: Sina.

Bí ẩn việc Mỹ đem tiêm kích F-22 đánh IS ở Syria

Tại sao Mỹ dùng đến tiêm kích F-22 trong khi khủng bố IS không có không quân cũng như hệ thống phòng không?

Bi an viec My dem tiem kich F-22 danh IS o Syria
 Có thể nói chiến trường Syria hiện nay là nơi xuất hiện hầu hết các loại vũ khí hiện đại nhất thế giới, từ máy bay F-15E, F-18E/F, Su-35, Mi-28, S-400, Tu-160, B-1B. Tuy nhiên giành được nhiều sự quan tâm nhất chính là sự xuất hiện của tiêm kích F-22 Raptor.

Đọc nhiều nhất

Tin mới