Mỹ sa thải 9 chỉ huy không quân vì gian lận

(Kiến Thức) - 9 sĩ quan chỉ huy của Không quân Mỹ đã bị cách chức liên quan đến vụ bê bối tại căn cứ tên lửa đạn đạo ở Malmstrom.

Mỹ sa thải 9 chỉ huy không quân vì gian lận
Đây được xem là vụ cách chức tồi tệ nhất lịch sử của Không quân Mỹ, 10 cán bổ chỉ huy khác đã từ chức hoặc bị cho thôi việc tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana sau cuộc điều tra kéo dài liên quan đến gian lận và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các nhân viên vận hành tên lửa đạn đạo liên lục địa ở đây.

Đại tá  Robert Stanley - chỉ huy của căn cứ không quân Malmstrom đã từ chức hôm thứ 5 (27/3), 9 sĩ quan khác bao gồm các đại tá, trung tá và một thiếu tá - những người phục vụ với tư cách là chỉ huy phi đội và chỉ huy nhóm hoạt động đã bị cách chức theo sắc lệnh của Thiếu tướng Jack Weinstein - Tư lệnh lực lượng Không quân số 20.

Khoảng 100 nhân viên vận hành tên lửa hạt nhân của Mỹ đã bị điều tra liên quan đến việc gian lận trong thi cử cũng như sự xuống cấp về tinh thần. Ảnh minh họa
Khoảng 100 nhân viên vận hành tên lửa hạt nhân của Mỹ đã bị điều tra liên quan đến việc gian lận trong thi cử cũng như sự xuống cấp về tinh thần. Ảnh minh họa

Mặc dù những sĩ quan chỉ huy này không trực tiếp liên quan đến vụ bê bối gian lận của khoảng 100 sĩ quan và quân nhân khác, nhưng họ phải chịu trách nhiệm về những sự việc liên quan đến phạm vi quyền hạn được giao.

Trung tướng Stephen Wilson - Tư lệnh lực lượng tấn công toàn cầu của Mỹ cho biết: "Các quân nhân đã phải chịu các xử phạt hành chính chẳng hạn như khiển trách hay cảnh cáo".

Trong số 100 nhân viên liên quan đến vụ bê bối, 9 trường hợp đã bị xử lý bởi các hành vi vi phạm. Các sĩ quan khác có thể phải đối mặt với các hình phạt khác nhau như cảnh cáo hoặc phải ra tòa án binh. Cuộc điều tra tập trung vào 4 nhân viên không quân liên quan đến việc nắm giữ thông tin và hình ảnh liên quan đến các bài kiểm tra.

Các điều tra viên đã tìm thấy các bằng chứng về gian lận trong thi cử của binh sĩ vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo (Không quân Mỹ) từ tháng 11/2011 và gần đây là tháng 11/2013. Các thông báo được đưa ra sau khi lực lượng không quân khép lại cuộc điều tra liên quan đến 2 nhân viên vận hành tên lửa. Một cuộc điều tra khác cũng được tiến hành liên quan đến hệ thống kiểm soát dẫn hướng và chương trình cải tiến lực lượng tại cơ sở răn đe hạt nhân của Mỹ.

Không quân Mỹ đã thông báo cho Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel về những phát hiện của họ vào đầu tuần này. Không quân sẽ tiến hành thay đổi các nhân viên đã được kiểm tra có gian lận, cải thiện cơ sở hạ tầng và tìm kiếm động lực mới giúp thúc đẩy tinh thần của các nhân viên vận hành tên lửa đạn đạo.

Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?

Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?
Tập đoàn Raytheon vừa đạt một dấu mốc quan trọng khi thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3), sử dụng kết nối dữ liệu non-Aegis (không cần dữ liệu điều khiển từ tàu phóng). Đây là một bước quan trọng trong nỗ lực trang bị thêm cho các tàu chiến toàn bộ tên lửa thuộc “đại gia đình” Standard Missile.

Ảnh đẹp tên lửa đạn đạo Mỹ rời bệ phóng

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Quân đội Mỹ vạch một đường lửa chói lòa khi rời bệ phóng giữa bầu trời đêm.

Ảnh đẹp tên lửa đạn đạo Mỹ rời bệ phóng
Quân đội Mỹ đã thực hiện cuộc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III vào ngày 17/12. Trong ảnh là tên lửa Minuteman III rời bệ phóng đặt ở căn cứ Vandenberg.
 Quân đội Mỹ đã thực hiện cuộc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III vào ngày 17/12. Trong ảnh là tên lửa Minuteman III rời bệ phóng đặt ở căn cứ Vandenberg. 

Những bức ảnh thú vị nhất về Không quân Mỹ (2)

(Kiến Thức) - Siêu vận tải cơ C-17 nổi bật trong mưa bọt cứu hỏa, nghĩa địa chiến đấu cơ F-4...là một trong các bức ảnh thú vị tiếp theo về Không quân Mỹ.

Những bức ảnh thú vị nhất về Không quân Mỹ (2)
Trung sĩ Andrew Gravett đi trên một chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster III để kiểm tra bảo dưỡng định kỳ chiếc máy bay này, tại căn cứ liên hợp Charleston. Chiếc C-17 đầu tiên đã gia nhập Không quân vào tháng 6/1993, cũng tại căn cứ không quân Charleston vào tháng 6/1993. Gravett là một thành viên của Phi đoàn Bảo dưỡng máy bay 437 (Hạ sĩ nhất Dennis Sloan/USAF chụp ảnh)
  Trung sĩ Andrew Gravett đi trên một chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster III để kiểm tra bảo dưỡng định kỳ chiếc máy bay này, tại căn cứ liên hợp Charleston. Chiếc C-17 đầu tiên đã gia nhập Không quân vào tháng 6/1993, cũng tại căn cứ không quân Charleston vào tháng 6/1993. Gravett là một thành viên của Phi đoàn Bảo dưỡng máy bay 437 (Hạ sĩ nhất Dennis Sloan/USAF chụp ảnh)

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.