Mỹ nhu nhược trước chiến lược “lát cắt xúc xích” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Những gì Trung Quốc thèm muốn ở châu Á và đang nỗ lực theo đuổi khiến Mỹ thấp thỏm, lo sợ nhưng lại chưa tìm ra cách để khống chế, đối phó.

Chiến lược "cướp đất" dần dần của Trung Quốc

Những gì Trung Quốc thèm muốn tại châu Á, chính là những gì Mỹ sở hữu ở châu Mỹ Latinh: Quyền bá chủ khu vực. "Muốn là lấy", Bắc Kinh đang nỗ lực để đoạt được từng chút một những gì họ thèm muốn – các vùng lãnh thổ ở vùng Biển Đông và Hoa Đông - thông qua chiến lược “lát cắt xúc xích”.
Đây là chiến lược cho phép Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ các nước láng giềng bằng các hành động nhỏ lẻ, nhưng sau một thời gian tích lũy sẽ tạo lợi thế cho Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp. Nói cách khác, Trung Quốc cắt chiếc "xúc xích" Tây Thái Bình Dương thành nhiều phần và sau đó tìm cách gặm nhấm dần từng phần hòng cuối cùng tất cả các lát cắt xúc xích đều thuộc về họ.
Chỉ cần có đủ thời gian cộng với việc Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực của cường quốc số 1 thế giới tỏ ra bối rối, bất lực trong việc tìm ra chiến lược đối phó hiệu quả, tương tự như suốt thời gian qua, Bắc Kinh cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu của họ.
Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, thực thi chiến lược "lát cắt xúc xích" của Bắc Kinh trong khu vực.
 Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, thực thi chiến lược "lát cắt xúc xích" của Bắc Kinh trong khu vực.
Có thể thấy, Trung Quốc trong vài năm qua đã tập trung thúc đẩy chiến lược "lát cắt xúc xích".
Tại Biển Đông, năm 2012, Trung Quốc đơn phương thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974. Trung Quốc đơn phương tuyên bố, "Tam Sa sẽ là trung tâm hành chính giúp đảm bảo mọi yêu sách của họ tại Biển Đông".
Quân đội Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm đóng vai trò củng cố và tăng cường các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tháng trước, Bắc Kinh còn triển khai một tàu tuần tra 5.000 tấn tới Phú Lâm.
"Lát cắt xúc xích" lãnh thổ Trung Quốc áp dụng với Philippines cũng đang chứng tỏ rất thuận lợi. Tháng 4/2012, Trung Quốc triển khai các tàu tuần tra tới bao vây, chiếm đóng bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines trên Biển Đông. Do nền tảng và tiềm lực quân sự yếu hơn, Philippines đành phải rút lui, mặc cho Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Scarborough.
Sau khi chiếm đóng thành công bãi cạn Scarborough, Trung Quốc quay sang áp dụng chiến lược tương tự để kiểm soát bãi Cỏ mây thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Philippines từ lâu duy trì một tàu căn cứ han gỉ, hư hỏng để khẳng định và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của họ.
Tàu đổ bộ han gỉ của Philippines tại bãi Cỏ mây.
 Tàu đổ bộ han gỉ của Philippines tại bãi Cỏ mây.
Mới đây nhất, ngay đầu năm 2014, chính quyền tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc lại ban hành quy định nghề cá mới, yêu cầu mọi tàu thuyền muốn đánh bắt trong vùng Biển Đông phải xin phép Bắc Kinh trước.
Ở biển Hoa Đông, tranh chấp Trung – Nhật liên quan đến chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng nóng lên trong vài năm gần đây. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các vụ xâm nhập của tàu và máy bay chính phủ Trung Quốc tại vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gia tăng đáng kể cuối năm 2012 và duy trì đều đặt 5 lượt xâm nhập/tháng trong đầu năm 2013.
Sử dụng các lực lượng bán vũ trang như Ngư chính, Hải giám (hiện đã thống nhất thành Cảnh sát biển), Trung Quốc thực hiện các chiến dịch tiêu hao lực lượng chống lại Nhật ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Chiến thuật của Trung Quốc đã thành công trong việc khiến thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật trên Biển Hoa Đông. Điều này khuyến khích Trung Quốc tăng tần xuất hoạt động tuần tra xung quanh Điếu Ngư/Senkaku.
Chưa hết, tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc lại tiếp tục đơn phương tuyên bố lập Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) tranh cãi trên Biển Hoa Đông bao gồm cả Senkaku/Điếu Ngư dấy lên phản ứng lên án mạnh mẽ của Mỹ, Nhật, Hàn.
Ngoài ra, một minh chứng khác chứng tỏ nỗ lực “cướp đất dần dần” của Trung Quốc là trên lĩnh vực kinh tế, Bắc Kinh ngang ngược cho phép Tổng công ty dầu khí ngoài khơi (CNOOC) của nước này chào hàng, mời các đối tác nước ngoài đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Tương tự, Trung Quốc và Philippines cũng có tranh chấp về quyền khai thác dầu khí gần đảo Palawan.
Phản ứng nhu nhược của Mỹ
Không lâu sau khi tuyên bố lập Khu vực Nhận dạng Phòng không trên Biển Hoa Đông dấy lên sự phản đối quyết liệt, mạnh mẽ của Mỹ, tàu chiến Trung Quốc suýt đâm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens của cường quốc số 1 thế giới tại Biển Đông.
Tuy nhiên, đáp lại, Mỹ lại cho rút tàu USS Cowpens khỏi các sứ mệnh trong khu vực. Điều này cho thấy, rõ ràng giới chức Mỹ không muốn liều lĩnh, mạo hiển lao vào cuộc đụng độ với Trung Quốc.
Trong các tuyên bố công khai về sự trỗi dậy của Trung Quốc, giới chức ở Washington lặp đi lặp lại rằng thông điệp ngoại giao kiểu cách rằng: “Chúng tôi hoan nghênh sự phát triển của Trung Quốc như là một cường quốc quân sự”.
Điển hình, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mới đây tái khẳng định Washington hoan nghênh Trung Quốc phát triển trở thành một cường quốc quân sự tại Thái Bình Dương. Ông Harry Harris nhấn mạnh: “Điều đó hoàn toàn không có gì sai".
Cuối năm ngoái, Trung Quốc đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông dấy lên sự phản đối quyết liệt từ Mỹ.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông dấy lên sự phản đối quyết liệt từ Mỹ.
Những tuyên bố của ông Harris được cho là phù hợp với chính sách hiện thời của chính phủ Mỹ, tránh căng thẳng với Trung Quốc. Với ngân sách quân sự đều đặn 9,7% mỗi năm, điều mà Đô đốc Harris nói riêng và Mỹ nói chung hoan nghênh Trung Quốc sẽ sớm thực hiện được.
Tương tự, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương, cấp trên trực tiếp của ông Harris cũng nhấn mạnh trong một bài phát biểu gần đây rằng, ông xem Trung Quốc là một quốc gia góp phần đảm bảo mạng lưới an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương, không phải là quốc gia dựa dẫm vào mạng lưới an ninh khu vực.
Tuyên bố của ông Locklear hàm ý, Trung Quốc sẽ chấp nhận trật tự quốc tế hiện có ở Đông Á đồng thời sẵn sàng ủng hộ và duy trì hiện trạng vốn đã được xác lập lâu nay cũng như các quy tắc quốc tế và tự do hàng hải.
Nói cách khác, Đô đốc Locklear xem Trung Quốc là "quốc gia nguyên trạng", không phải đang theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên, với những hành vi của Trung Quốc trong thời gian gần đây (như đã dẫn ở trên) giả định trên của Đô đốc Mỹ khó lòng thuyết phục bất cứ ai. Dễ nhận thấy, cả 2 Đô đốc Mỹ đều đang chọn cách lảng tránh công kích, lên án hay xung đột với Trung Quốc nhằm phù hợp với chính sách hiện thời của nước này.
Dù giới chức Mỹ trong đó bao gồm cả 2 Đô đốc Locklear và Harris đều lên án, phản đối việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang hoàn toàn không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào cho một loạt các động thái của họ.
Liên quan đến các tuyên bố lãnh thổ tại Biển Đông và Hoa Đông của Trung Quốc cũng như chiến lược "lát cắt xúc xích" mà họ đang áp dụng để giành được những gì họ thèm khát, Mỹ đều không đưa ra phản ứng rõ ràng, dứt khoát và quyết liệt. Chính sách chính thức hiện thời của Washington là, đây là việc riêng của Bắc Kinh cũng như các láng giềng của họ. Theo đó, Washington sẽ không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp dù phản đối việc cưỡng chế, ép buộc để giải quyết tranh chấp.
Về phía Trung Quốc, áp dụng chiến lược lát cắt xúc xích chính là phải điều chỉnh thận trọng các động thái sao cho chúng ở dưới ngưỡng bị cáo buộc công khai là hành vi ép buộc. Nếu không gặp bất cứ sự khánh cự, phản đối nào, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi chiến lược của họ và sẽ sớm giành được các mục tiêu mà họ đặt ra.

5 nguyên nhân khiến cuộc chiến Trung-Mỹ bùng nổ

(Kiến Thức) - Trong bài xã luận trên tờ New Strait Times ra ngày, biên tập viên Evan N Resnick đã nêu ra 5 nguyên nhân chính khiến cuộc chiến Trung-Mỹ bùng nổ.

Theo đó, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc kể từ sau thời kì mở cửa năm 1978 là mối quan ngại chính đối với Mỹ. Resnick nêu quan điểm: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có thể vượt qua nước Mỹ về GDP tính theo sức mưa tương đương trong vòng một thập kỉ tới. Thêm nữa, Trung Quốc có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ hơn để hiện đại hóa quân đội.
Đối với lý do thứ hai, Resnick cho hay, chính sách "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Obama hay chiến lược tái cân bằng có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng và một cuộc chiến tiềm tàng giữa Trung-Mỹ ở Đông Á.

2014: Trung - Mỹ trên bờ ranh giới xung đột vũ trang?

(Kiến Thức) - Năm 2013, Trung Quốc và Mỹ đều tiến hành các cuộc thăm dò những hoạt động được phép của hai nước trong khu vực. Sang năm 2014, xu thế này sẽ còn tăng thêm.

Đó là tuyên bố của ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, khi ông phát biểu trên đài “Tiếng nói nước Nga”.
Chuyên viên dự đoán về sự bùng phát cuộc chiến thông tin ẩn giấu giữa Bắc Kinh và Washington cũng như những mâu thuẫn lợi ích rõ ràng của họ ở nơi mà Trung Quốc đã sẵn có căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.