2014: Trung - Mỹ trên bờ ranh giới xung đột vũ trang?

(Kiến Thức) - Năm 2013, Trung Quốc và Mỹ đều tiến hành các cuộc thăm dò những hoạt động được phép của hai nước trong khu vực. Sang năm 2014, xu thế này sẽ còn tăng thêm.

2014: Trung - Mỹ trên bờ ranh giới xung đột vũ trang?
Đó là tuyên bố của ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, khi ông phát biểu trên đài “Tiếng nói nước Nga”.
Chuyên viên dự đoán về sự bùng phát cuộc chiến thông tin ẩn giấu giữa Bắc Kinh và Washington cũng như những mâu thuẫn lợi ích rõ ràng của họ ở nơi mà Trung Quốc đã sẵn có căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng.
"Cuộc xuất quân thứ nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc“Liêu Ninh”, và những chuyến bay của lực lượng hàng không chiến lược Mỹ vào khu vực mà Bắc Kinh đã công bố là hạn chế với máy bay nước ngoài. Đó là những sự kiện mang tính chất dấu hiệu trong quan hệ Trung-Mỹ năm 2013", chuyên viên Pavel Zolotarev nhận xét.
“Trung Quốc bắt đầu thăm dò tình hình địa bàn và ranh giới hoạt động cho phép của họ tại khu vực. Bởi Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh chính trị, nên người ta cho rằng, thế mạnh quân sự và kinh tế của đất nước cho họ quyền hành xử kiên quyết hơn nữa. Và đó là thực tế mà chúng ta đang thấy", vị phó giám đốc nói.
Ngoài ra, ông Pavel cũng cho biết. "Người Mỹ cũng tuyên bố hoàn toàn rõ ràng rằng, nhân danh lợi ích quốc gia ở châu Á, họ sẵn sàng điều động sức mạnh quân sự của mình tới. Cả hai bên đều tìm kiếm những khả năng vượt qua giới hạn hành động được phép. Như vậy, có thể rất tai hại – có nguy cơ hoàn toàn thực tế phát sinh xung đột vũ trang khi các bên cố gắng thăm dò ranh giới hành xử".
Quan hệ Trung-Mỹ sẽ đầy chông gai trong năm 2014?
Quan hệ Trung-Mỹ sẽ đầy chông gai trong năm 2014?
Chuyên viên Pavel Zolotarev tin chắc rằng, những cáo buộc lẫn nhau về hoạt động gián điệp mạng năm 2013 đã đạt tới cấp độ chính sách quốc gia cả của Trung Quốc lẫn Mỹ. Washington cũng phát động chiến dịch chưa từng có về qui mô khi liên tục cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp công nghệ và những bí mật khác. Điều này chính là những tác nhân kích động làm ảm đạm quan hệ Trung-Mỹ trong năm tới. 
“Căng thẳng hơn cả sẽ chính là trong lĩnh vực thông tin. Hiện diễn ra cuộc chiến thông tin chưa công nhiên, nhưng nó sẽ leo thang và bùng phát. Sẽ bộc lộ những mâu thuẫn có thể nhìn thấy và nghe thấy đối lập với lĩnh vực quân sự truyền thống. Ở đây cũng có khả năng căng thẳng trong bang giao. Nhưng cuộc đụng độ quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ, chủ yếu sẽ bột phát tại không gian mà Trung Quốc đã sẵn có tranh chấp với những quốc gia khác của khu vực. Trước hết, hiển nhiên, là chuyện nói về quan hệ Trung-Nhật”.
Dù thế nào chăng nữa, Trung Quốc và Mỹ vẫn có ràng buộc chặt chẽ với nhau về kinh tế. Do vậy, đó sẽ là "tuyến đường đỏ" để kiềm chế tham vọng quân sự của cả hai bên.
Dòng tài chính, đầu tư cơ bản của Trung Quốc vẫn hướng tới Mỹ. Từ đó, Trung Quốc sẽ nhận được những công nghệ tiên tiến của Mỹ thông qua chu trình sản xuất. Cộng thêm,  Mỹ là nơi đào tạo nhân sự kỹ thuật dành cho Trung Quốc. Đây chính là lợi ích quan trọng để phát triển kinh tế, buộc Bắc Kinh cần căn nhắc. Do vậy, có thể đoán rằng Trung Quốc sẽ không vượt quá ranh giới cho phép.
Thêm vào nữa, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cập Bình đã nêu ra đường hướng chỉ đạo trong quan hệ Trung-Mỹ, đó là không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi.
Tuy nhiên, trở ngại chính trên con đường này trong điểu kiện Trung Quốc ngày càng mở rộng tiềm lực quân sự, còn Mỹ cố gắng phát huy sức mạnh thống lĩnh của Washington ở châu Á.

Cựu Chủ tịch TQ bàn về quan hệ Trung-Mỹ

(Kiến Thức) - Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân bất ngờ tái xuất và nhấn mạnh rằng  Bắc Kinh không cần lo ngại tranh chấp với Washington.

Cựu Chủ tịch TQ bàn về quan hệ Trung-Mỹ
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
 Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng với hàng loạt bất đồng, tranh cãi.

Vì sao dễ xảy ra chiến tranh Trung–Nhật?

(Kiến Thức) - Quan hệ Trung–Nhật là mối quan hệ đối xứng, thực lực tương đương...  tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn quan hệ Trung-Mỹ.

Vì sao dễ xảy ra chiến tranh Trung–Nhật?
 
Tờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) vừa đăng bài bình luận có tựa đề 'Trung-Nhật buộc phải nổ ra chiến tranh?', chỉ ra tâm lý đố kỵ và dò đoán là nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, trong khi hai bên không có một cơ chế và diễn đàn đối thoại hay trao đổi nào để xóa bỏ tâm lý này. Đây chính là nguyên nhân khiến quan hệ Trung – Nhật nguy hiểm hơn quan hệ Trung–Mỹ.

Toàn cảnh vụ thanh trừng chấn động bậc nhất Triều Tiên

(Kiến Thức) - Sự kiện ông Jang Song-thaek bị xử tử gây chấn động trở thành biến động chính trị lớn nhất ở Triều Tiên, kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lên cầm quyền.

Toàn cảnh vụ thanh trừng chấn động bậc nhất Triều Tiên
Ngày 3/12, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt dẫn các nguồn tin của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) cho biết, chú rể của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là ông Jang Song-thaek bị cách chức nhưng chưa rõ nguyên nhân ông này bị thất sủng. Ông Jang vốn là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Triều Tiên và được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Bình Nhưỡng.
 Ngày 3/12, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt dẫn các nguồn tin của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) cho biết, chú rể của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là ông Jang Song-thaek bị cách chức nhưng chưa rõ nguyên nhân ông này bị thất sủng. Ông Jang vốn là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Triều Tiên và được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Bình Nhưỡng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.