Mỹ nhận tàu đổ bộ tấn công giá 1,2 tỷ USD

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ đã nhận bàn giao chiếc tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn lớp San Antonio thứ 9 mang tên USS Somerset.

Theo tạp chí Sea Power, ngày 18/10 hãng Huntington Ingalls chính thức tuyên bố nhà máy Avondale đã bàn giao tàu đổ bộ tấn công USS Somerset (LPD 25) cho Hải quân Mỹ. Đây là chiếc thứ 9 thuộc lớp tàu San Antonio được bàn giao, đơn giá một chiếc khoảng 1,2 tỷ USD.
Tên của tàu được đặt theo tên quận Somerset, bang Pennsylvania, đây là nơi mà chiếc máy bay chở khách United Airlines 93 bị không tặc ngày 11/9/2001 và đâm xuống khu vực này khi hành khách chống trả bọn không tặc.
Hiện nay vẫn còn có 2 chiếc thuộc lớp này gồm tàu USS USS John P. Murtha dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016 và tàu USS Portland sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Tàu đổ bộ tấn công USS Somerset.
 Tàu đổ bộ tấn công USS Somerset.
Lớp tàu đổ bộ San Antonio có chiều dài khoảng 208m, rộng khoảng 32m, lượng giãn nước khoảng 25.000 tấn, chủ yếu dùng để vận chuyển lực lượng tác chiến đổ bộ và trang thiết bị tác chiến, cũng như thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ.
Tàu này có thể chở được hơn 800 lính thủy đánh bộ, có thể vận chuyển được tàu đệm khí cỡ nhỏ LCAC. Diện tích boong phóng máy bay San Antonio khoảng 2.173m2 có thể đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của máy bay MV-22 Osprey.
Lớp tàu này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như hỗ trợ Hải quân Mỹ tấn công đổ bộ, tác chiến đặc biệt và tác chiến xa trong thế kỷ 21.
Các tàu đổ bộ lớp San Antonio sẽ thay thế hơn 41 chiếc tàu đổ bộ đang trong biên chế của Hải quân Mỹ bao gồm các tàu đổ bộ lớp Austin (LPD 4), lớp Anchorage (LSD 36), lớp Charleston (LKA 113) và lớp Newport (LST 1179).

Cận cảnh tàu chiến Mỹ bị “xẻ thịt”

Ngày 17/1, tàu quét mìn USS Guardian (MCM-5) của Hải quân Mỹ đã bị mắc cạn tại rặng san hô Tubbataha, cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 640km. Vụ việc làm chính quyền Philippines hết sức lo lắng về mức độ thiệt hại đối với các rặng san hộ quý. Sau khi xem xét nhiều phương án, phía Mỹ đã quyết định sẽ tháo gỡ con tàu thành nhiều phần thay vì kéo nó ra khỏi rặng san hô. Trong ảnh là tàu kéo của Malaysia làm nhiệm vụ loại bỏ chất độc hại trên tàu Mỹ ở rặng san hô Tubbataha.
Ngày 17/1, tàu quét mìn USS Guardian (MCM-5) của Hải quân Mỹ đã bị mắc cạn tại rặng san hô Tubbataha, cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 640km. Vụ việc làm chính quyền Philippines hết sức lo lắng về mức độ thiệt hại đối với các rặng san hộ quý. Sau khi xem xét nhiều phương án, phía Mỹ đã quyết định sẽ tháo gỡ con tàu thành nhiều phần thay vì kéo nó ra khỏi rặng san hô. Trong ảnh là tàu kéo của Malaysia làm nhiệm vụ loại bỏ chất độc hại trên tàu Mỹ ở rặng san hô Tubbataha.

Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với công ty của Malaysia để tháo gỡ USS Guardian thành nhiều phần.
Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng với công ty của Malaysia để tháo gỡ USS Guardian thành nhiều phần.

Nhân viên kỹ thuật dùng mỏ hàn cắt đứt tấm thép trong phòng động cơ của tàu USS Guardian.
Nhân viên kỹ thuật dùng mỏ hàn cắt đứt tấm thép trong phòng động cơ của tàu USS Guardian.

Nhân viên kỹ thuật đang kéo phần động cơ USS Guardian ra khỏi con tàu. Tuy cách làm này mất rất nhiều thời gian, nhưng sẽ giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra đối với rặng san hô.
Nhân viên kỹ thuật đang kéo phần động cơ USS Guardian ra khỏi con tàu. Tuy cách làm này mất rất nhiều thời gian, nhưng sẽ giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra đối với rặng san hô.

Thợ lặn thuộc Hải quân Mỹ tháo rời các thiết bị từ tàu quét mìn USS Guardian.
Thợ lặn thuộc Hải quân Mỹ tháo rời các thiết bị từ tàu quét mìn USS Guardian.

Một phần của tàu USS Guardian được tháo dỡ và cẩu lên tàu cứu hộ M/V Jascon 25.
 Một phần của tàu USS Guardian được tháo dỡ và cẩu lên tàu cứu hộ M/V Jascon 25.

Nhân viên kỹ thuật sử dụng cưa điện để cắt một chiếc cột thép trong phòng động cơ.
Nhân viên kỹ thuật sử dụng cưa điện để cắt một chiếc cột thép trong phòng động cơ.

Tàu M/V Jascon 25 dùng cần trục kéo một phần tàu phá mìn USS Guardian lên trên sau khi hoàn tất việc tháo gỡ nó.
Tàu M/V Jascon 25 dùng cần trục kéo một phần tàu phá mìn USS Guardian lên trên sau khi hoàn tất việc tháo gỡ nó.

Nhân viên Mỹ và Malaysia khẩn trương tháo gỡ từng phần tàu USS Guardian.
 Nhân viên Mỹ và Malaysia khẩn trương tháo gỡ từng phần tàu USS Guardian.

Phần còn lại của tàu phá mìn USS Guardian sau nhiều tuần tháo gỡ.
 Phần còn lại của tàu phá mìn USS Guardian sau nhiều tuần tháo gỡ.

Tàu chiến Mỹ suýt mang tên thành phố Đà Nẵng

Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.
Năm 1970, Hải quân Mỹ ký hợp đồng với hãng đóng tàu Ingalls Shipbuilding đóng chiếc tàu đổ bộ thứ 5 thuộc lớp Tarawa. Ban đầu, Hải quân Mỹ có ý định đặt cho chiếc tàu này cái tên USS Khe Sanh. Đây là địa danh ở tỉnh Quảng Trị, từng được biết đến diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân đội ta và quân Mỹ trong chiến tranh.

Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.
Sau đó, Hải quân Mỹ lại thay đổi tên gọi của chiếc tàu này thành USS Da Nang (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). Tuy nhiên, sau cùng khi con tàu khởi đóng họ quyết định lấy tên là USS Peleliu (LHA-5). Đây là tên của hòn đảo trên biển Thái Bình Dương từng diễn ra trận đánh giữa quân Mỹ và Nhật trong Thế chiến thứ 2.

Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.
Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu thuộc lớp Tarawa có lượng giãn nước toàn tải tới 39.438 tấn, dài 250m, rộng 32,5m và mớn nước 8,2m.

Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.
Tàu được trang bị 2 nồi hơi và 2 tua bin khí sinh công suất 70.000 mã lực cho phép tàu di chuyển với tốc độ 44km/h, tầm hoạt động tới 19.000km.

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).
Tàu thiết kế với boong phóng máy bay cùng khoang chứa rộng cho phép chở tới hơn 40 máy bay các loại (trực thăng và tiêm kích phản lực).

USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.
USS Peleliu có thể chở tối đa 6 tiêm kích phản lực cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier.

Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.
Trong ảnh là 2 chiếc AV-8B Harrier hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.

Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.
Con tàu có thể chở 12 trực thăng vận tải hạng trung CH-46 và 9 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-53. Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải CH-53 cất cánh từ boong tàu USS Peleliu.

Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).
Con tàu còn chở được tối đa 4 trực thăng chiến đấu AH-1W Super Cobra (trong ảnh).

Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).
Tàu có thể chở 1.703 lính thủy đánh bộ, xe bọc thép lội nước (trong ảnh) và tàu đổ bộ cỡ nhỏ (chở phương tiện cơ giới và binh lính).

Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.
Trong ảnh là tàu đổ bộ đệm khí chuẩn bị di chuyển vào trong “bụng” tàu USS Peleliu.

Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.
 Hiện nay, tàu đổ bộ USS Peleliu là chiếc duy nhất thuộc lớp Tarawa còn hoạt động.

Đọc nhiều nhất

Tin mới