Mỹ nhân đặc biệt nào khiến Vua Gia Long mang tiếng lấy “vợ thừa"?

Mỹ nhân đặc biệt nào khiến Vua Gia Long mang tiếng lấy “vợ thừa"?

Mặc các cận thần phản đối vì lấy thừa vợ của giặc, vua Gia Long trả lời: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?". Người phụ nữ đó là công chúa Lê Ngọc Bình. 

Công chúa Lê Ngọc Bình sinh năm 1783 là con út của vua Lê Hiển Tông, em gái công chúa Ngọc Hân. Dân gian lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng xinh đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương vô cùng cuốn hút. Ảnh minh họa.
Công chúa Lê Ngọc Bình sinh năm 1783 là con út của vua Lê Hiển Tông, em gái công chúa Ngọc Hân. Dân gian lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng xinh đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương vô cùng cuốn hút. Ảnh minh họa.



Đáng tiếc, công chúa Lê Ngọc Bình sinh ra ở thế kỷ thứ 18, giai đoạn đầy hỗn loạn của lịch sử dân tộc. Vì thế, dù là lá ngọc cành vàng, bà vẫn không thể chống lại được số mệnh đau khổ của đời mình. Ảnh minh họa.
Đáng tiếc, công chúa Lê Ngọc Bình sinh ra ở thế kỷ thứ 18, giai đoạn đầy hỗn loạn của lịch sử dân tộc. Vì thế, dù là lá ngọc cành vàng, bà vẫn không thể chống lại được số mệnh đau khổ của đời mình. Ảnh minh họa.

Khi mới 12, tuổi, do mai mối của chị gái Ngọc Hân, bà kết hôn với vua Cảnh Thịnh. Từ đó, công chúa Lê Ngọc Bình trở thành chính cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn. Ảnh minh họa.
Khi mới 12, tuổi, do mai mối của chị gái Ngọc Hân, bà kết hôn với vua Cảnh Thịnh. Từ đó, công chúa Lê Ngọc Bình trở thành chính cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn. Ảnh minh họa.
Lấy chồng khi tuổi còn bé thơ đã là một thiệt thòi cho công chúa. Điều đáng nói, chẳng bao lâu sau, sóng gió lại ập đến. Ảnh minh họa.
Lấy chồng khi tuổi còn bé thơ đã là một thiệt thòi cho công chúa. Điều đáng nói, chẳng bao lâu sau, sóng gió lại ập đến. Ảnh minh họa.
Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh- Gia Long đưa quân đánh chiếm Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh bỏ chạy ra Bắc Hà thoát thân, Hoàng hậu Ngọc Bình bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu của kẻ thù xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, Nguyễn Ánh động lòng yêu thương liền đưa vào cung. Ảnh minh họa.
Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh- Gia Long đưa quân đánh chiếm Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh bỏ chạy ra Bắc Hà thoát thân, Hoàng hậu Ngọc Bình bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu của kẻ thù xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, Nguyễn Ánh động lòng yêu thương liền đưa vào cung. Ảnh minh họa.
Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?".
Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?".
Sau này Ngọc Bình sinh cho vua Gia Long được 4 người con. Tiếc thay, bà qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được vua Gia Long truy ban thụy hiệu Cung Thận Đức phi và cho an táng tại làng Trúc Lâm.
Sau này Ngọc Bình sinh cho vua Gia Long được 4 người con. Tiếc thay, bà qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được vua Gia Long truy ban thụy hiệu Cung Thận Đức phi và cho an táng tại làng Trúc Lâm.
Khác xa với người chị Ngọc Hân được sử sách ghi chép và ca ngợi, công chúa Ngọc Bình rất ít được sử sách. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, dù không để lại nhiều dấu ấn nhưng công chúa Ngọc Bình là một phần lịch sử đặc biệt của 3 triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Ảnh minh họa.
Khác xa với người chị Ngọc Hân được sử sách ghi chép và ca ngợi, công chúa Ngọc Bình rất ít được sử sách. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, dù không để lại nhiều dấu ấn nhưng công chúa Ngọc Bình là một phần lịch sử đặc biệt của 3 triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Ảnh minh họa.
Bà là con vua Lê, lại lấy hai đời chồng là vua của 2 vương triều đối nghịch nhau là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Gia Long triều Nguyễn. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về công chúa Lê Ngọc Bình: "Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua". Ảnh minh họa.
Bà là con vua Lê, lại lấy hai đời chồng là vua của 2 vương triều đối nghịch nhau là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Gia Long triều Nguyễn. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về công chúa Lê Ngọc Bình: "Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua". Ảnh minh họa.
Chuyện rằng sau khi mất, bà Lê Ngọc Bình được táng tại làng Trúc Lâm (P.Hương Long, TX.Hương Trà). Mãi đến năm 2008, để mở đường, người ta di dời ngôi tẩm mộ của bà đến táng ở đồi Mâm Xôi (P.Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ảnh minh họa.
Chuyện rằng sau khi mất, bà Lê Ngọc Bình được táng tại làng Trúc Lâm (P.Hương Long, TX.Hương Trà). Mãi đến năm 2008, để mở đường, người ta di dời ngôi tẩm mộ của bà đến táng ở đồi Mâm Xôi (P.Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ảnh minh họa.
Mặc dù được di dời đến nơi mới nhưng mộ bà vẫn còn nền lát xi măng; chưa có tường thành, bình phong trước, sau, cổng vòm…. Theo nhiều người ngôi mộ đơn so kém xa so với quy mô mộ của một bậc thứ phi của triều Nguyễn.
Mặc dù được di dời đến nơi mới nhưng mộ bà vẫn còn nền lát xi măng; chưa có tường thành, bình phong trước, sau, cổng vòm…. Theo nhiều người ngôi mộ đơn so kém xa so với quy mô mộ của một bậc thứ phi của triều Nguyễn.
Mời độc giả xem video:Làm sao để xử lý những hành vi phản cảm nơi công cộng. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT