Giai thoại kỳ lạ về lăng mộ phụ thân vua Gia Long

Giai thoại kỳ lạ về lăng mộ phụ thân vua Gia Long

Lăng Cơ Thánh không phải là một di tích được biết đến rộng rãi ở Huế. Với những ai muốn hiểu thêm về cuộc đời vua Gia Long và thăng trầm lịch sử của đất Cố đô, khu lăng mộ này là một điểm đến không nên bỏ qua.

Nằm xã Thuỷ Bằng, thành phố Huế,  lăng Cơ Thánh là nơi an nghỉ của Hưng Tổ Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Luân (1733 – 1765), cha đẻ của vua Gia Long. Khu lăng mộ này còn có tên dân gian là lăng Sọ, gắn với một giai thoại được lưu truyền trong sử sách.
Nằm xã Thuỷ Bằng, thành phố Huế, lăng Cơ Thánh là nơi an nghỉ của Hưng Tổ Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Luân (1733 – 1765), cha đẻ của vua Gia Long. Khu lăng mộ này còn có tên dân gian là lăng Sọ, gắn với một giai thoại được lưu truyền trong sử sách.
Theo Đại Nam Liệt Truyện, Nguyễn Phúc Luân là con thứ hai của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do anh là Nguyễn Phúc Hạo mất sớm, ông được chọn để kế vị. Là người thông minh và có tài thao lược, ông được phong chức Chưởng Dinh, thường tham dự phiên họp với các đại thần.
Theo Đại Nam Liệt Truyện, Nguyễn Phúc Luân là con thứ hai của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do anh là Nguyễn Phúc Hạo mất sớm, ông được chọn để kế vị. Là người thông minh và có tài thao lược, ông được phong chức Chưởng Dinh, thường tham dự phiên họp với các đại thần.
Khi chúa Nguyễn qua đời, do muốn thâu tóm quyền lực, quyền thần Trương Phúc Loan đã giả mạo di chiếu, lập Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi và bắt giam Nguyễn Phúc Luân. Sau khi được thả về nhà ông buồn rầu sinh bệnh mà mất ở Phú Xuân (Huế).
Khi chúa Nguyễn qua đời, do muốn thâu tóm quyền lực, quyền thần Trương Phúc Loan đã giả mạo di chiếu, lập Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi và bắt giam Nguyễn Phúc Luân. Sau khi được thả về nhà ông buồn rầu sinh bệnh mà mất ở Phú Xuân (Huế).
Sau khi quân Tây Sơn chiếm Phú Xuân năm 1790, tướng Nguyễn Văn Ngữ đã sai người đào mồ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt vứt xuống dòng sông Hương gần đó.
Sau khi quân Tây Sơn chiếm Phú Xuân năm 1790, tướng Nguyễn Văn Ngữ đã sai người đào mồ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt vứt xuống dòng sông Hương gần đó.
Khi đánh cá ở khúc sông này, ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên hoảng sợ khi một chiếc sọ người mắc vào vó của mình hai lần. Ông ném sọ đi và khấn "nếu đây là chiếc sọ của ngài nào có quyền lực linh thiêng thì xin trở lại trong vó của tôi". Khi sọ mắc vào vó lần thứ ba, ông tìm nơi chôn cất.
Khi đánh cá ở khúc sông này, ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên hoảng sợ khi một chiếc sọ người mắc vào vó của mình hai lần. Ông ném sọ đi và khấn "nếu đây là chiếc sọ của ngài nào có quyền lực linh thiêng thì xin trở lại trong vó của tôi". Khi sọ mắc vào vó lần thứ ba, ông tìm nơi chôn cất.
Sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long cho người đi tìm lại hài cốt của thân phụ. Nghe lời kể của dân địa phương về ngư dân tên Huyên và chiếc sọ người kỳ bí, vua yêu cầu đưa người này đến gặp và chỉ chỗ chôn hài cốt.
Sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long cho người đi tìm lại hài cốt của thân phụ. Nghe lời kể của dân địa phương về ngư dân tên Huyên và chiếc sọ người kỳ bí, vua yêu cầu đưa người này đến gặp và chỉ chỗ chôn hài cốt.
Khi sọ được đào lên theo chỉ dẫn của người ngư dân, vua chích máu ở tay mình và nhỏ vào sọ. Máu không sượt ra mà thấm vào xương sọ. Theo quan niệm dân gian, đây là cách để xác minh mối liên hệ máu mủ giữa hai người.
Khi sọ được đào lên theo chỉ dẫn của người ngư dân, vua chích máu ở tay mình và nhỏ vào sọ. Máu không sượt ra mà thấm vào xương sọ. Theo quan niệm dân gian, đây là cách để xác minh mối liên hệ máu mủ giữa hai người.
Tin rằng chiếc sọ này là của cha mình, vua Gia Long lệnh cho cải táng hài cốt tại nơi chôn cất cũ, đặt tên là lăng Cơ Thánh. Do lăng chỉ chôn hộp sọ của người đã khuất nên dân địa phương vẫn quen gọi là lăng Sọ.
Tin rằng chiếc sọ này là của cha mình, vua Gia Long lệnh cho cải táng hài cốt tại nơi chôn cất cũ, đặt tên là lăng Cơ Thánh. Do lăng chỉ chôn hộp sọ của người đã khuất nên dân địa phương vẫn quen gọi là lăng Sọ.
Khi ngư dân Nguyễn Ngọc Huyên mất, nhớ ơn ông đã giúp mình tìm lại di cốt thân phụ, vua Gia Long đã cho lập miếu thờ ông ngay bên cạnh lăng Cơ Thánh.
Khi ngư dân Nguyễn Ngọc Huyên mất, nhớ ơn ông đã giúp mình tìm lại di cốt thân phụ, vua Gia Long đã cho lập miếu thờ ông ngay bên cạnh lăng Cơ Thánh.
Ngày nay, lăng Cơ Thánh không phải là một di tích được biết đến rộng rãi ở Huế. Với những ai muốn hiểu thêm về cuộc đời vua Gia Long và thăng trầm lịch sử của đất Cố đô, khu lăng mộ này là một điểm đến không nên bỏ qua.
Ngày nay, lăng Cơ Thánh không phải là một di tích được biết đến rộng rãi ở Huế. Với những ai muốn hiểu thêm về cuộc đời vua Gia Long và thăng trầm lịch sử của đất Cố đô, khu lăng mộ này là một điểm đến không nên bỏ qua.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT