Mỹ nhân bị bỏ đói 15 ngày trong lãnh cung và cái kết giật mình

Mỹ nhân bị bỏ đói 15 ngày trong lãnh cung và cái kết giật mình

Thành phi Lý thị là phi tần của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu. Bà bị hoàng đế 2 lần tống vào lãnh cung. Trong đó, bà từng bị bỏ đói 15 ngày nhưng không chết.

Hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng trăm, hàng ngàn  phi tần. Nếu phạm lỗi hoặc bị người khác ám hại thì phi tần sẽ có thể bị nhà vua trách phạt. Thành phi Lý thị là một trong số đó. Bà là phi tần của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu - hoàng đế thứ 16 của nhà Minh. Sau khi nhập cung, Thành phi Lý thị được nhà vua để mắt tới và sủng ái.
Hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng trăm, hàng ngàn phi tần. Nếu phạm lỗi hoặc bị người khác ám hại thì phi tần sẽ có thể bị nhà vua trách phạt. Thành phi Lý thị là một trong số đó. Bà là phi tần của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu - hoàng đế thứ 16 của nhà Minh. Sau khi nhập cung, Thành phi Lý thị được nhà vua để mắt tới và sủng ái.
Được vua ân sủng, Thành phi Lý thị có địa vị cao trong cung sau khi sinh được công chúa Hoài Ninh (tức con gái thứ hai của của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu). Không chỉ thông minh, xinh đẹp, Thành phi Lý thị còn có tính tình cởi mở, rộng lượng và chính trực. Dù là sủng phi của hoàng đế nhưng phi tần này không kiêu căng, hống hách, chèn ép các phi tần khác.
Được vua ân sủng, Thành phi Lý thị có địa vị cao trong cung sau khi sinh được công chúa Hoài Ninh (tức con gái thứ hai của của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu). Không chỉ thông minh, xinh đẹp, Thành phi Lý thị còn có tính tình cởi mở, rộng lượng và chính trực. Dù là sủng phi của hoàng đế nhưng phi tần này không kiêu căng, hống hách, chèn ép các phi tần khác.
Trong hậu cung, Thành phi Lý thị thân thiết với Phạm Huệ phi như chị em ruộ. Khi con trai của Huệ phi mất, Lý Thành phi đến trò chuyện, động viên để bà vơi bớt nỗi buồn mất con.
Trong hậu cung, Thành phi Lý thị thân thiết với Phạm Huệ phi như chị em ruộ. Khi con trai của Huệ phi mất, Lý Thành phi đến trò chuyện, động viên để bà vơi bớt nỗi buồn mất con.
Trong khi đó, Minh Hy Tông không hề quan tâm đến Phạm Huệ phi. Khi biết chuyện Thành phi Lý thị đến thăm Phạm Huệ phi, nhà vua vô cùng tức giận. Thậm chí, ông hoàng này hạ lệnh tống Phạm Huệ phi vào lãnh cung.
Trong khi đó, Minh Hy Tông không hề quan tâm đến Phạm Huệ phi. Khi biết chuyện Thành phi Lý thị đến thăm Phạm Huệ phi, nhà vua vô cùng tức giận. Thậm chí, ông hoàng này hạ lệnh tống Phạm Huệ phi vào lãnh cung.
Về sau, công chúa Hoài Ninh chết yểu khi mới vài tháng tuổi. Một ngày trước khi công chúa mất, một trận động đất xảy ra. Minh Hy Tông cho rằng Thành phi Lý thị mang đến điềm dữ nên tống giam bà vào lãnh cung.
Về sau, công chúa Hoài Ninh chết yểu khi mới vài tháng tuổi. Một ngày trước khi công chúa mất, một trận động đất xảy ra. Minh Hy Tông cho rằng Thành phi Lý thị mang đến điềm dữ nên tống giam bà vào lãnh cung.
Theo đó, Thành phi Lý thị vừa chịu nỗi đau mất con vừa bị chồng đẩy vào lãnh cung sống cô đơn trong suốt 4 năm. Về sau, Minh Hy Tông nhớ tới mỹ nhân này nên đón bà ra khỏi lãnh cung. Nhờ vậy, Thành phi Lý thị một lần nữa được vua sủng hạnh.
Theo đó, Thành phi Lý thị vừa chịu nỗi đau mất con vừa bị chồng đẩy vào lãnh cung sống cô đơn trong suốt 4 năm. Về sau, Minh Hy Tông nhớ tới mỹ nhân này nên đón bà ra khỏi lãnh cung. Nhờ vậy, Thành phi Lý thị một lần nữa được vua sủng hạnh.
Khi được vua ân sủng, Thành phi Lý thị khéo léo xin Minh Hy Tông thả Phạm Huệ phi ra khỏi lãnh cung. Ông hoàng này xuôi lòng định tha thứ cho Phạm Huệ phi. Thế nhưng, Khách bà bà - vú nuôi của Minh Hy Tông và Ngụy Trung Hiền hãm hại Thành phi Lý thị.
Khi được vua ân sủng, Thành phi Lý thị khéo léo xin Minh Hy Tông thả Phạm Huệ phi ra khỏi lãnh cung. Ông hoàng này xuôi lòng định tha thứ cho Phạm Huệ phi. Thế nhưng, Khách bà bà - vú nuôi của Minh Hy Tông và Ngụy Trung Hiền hãm hại Thành phi Lý thị.
Do đó, Minh Hy Tông một lần nữa tống Thành phi Lý thị vào lãnh cung lần 2 vì bị khép tội bất kính với vua. Khách bà bà muốn Thành phi Lý thị chết trong lãnh cung nên sai người không mang thức ăn vào cho phi tần này.
Do đó, Minh Hy Tông một lần nữa tống Thành phi Lý thị vào lãnh cung lần 2 vì bị khép tội bất kính với vua. Khách bà bà muốn Thành phi Lý thị chết trong lãnh cung nên sai người không mang thức ăn vào cho phi tần này.
Sau 15 ngày bỏ đói Thành phi Lý thị, thái giám vào trong kiểm tra và giật mình phát hiện phi tần này vẫn còn sống. Sở dĩ phi tần này thoát chết là nhờ đã sớm biết được thủ đoạn tàn ác của Khách bà bà là bỏ đói phi tần trong lãnh cung.
Sau 15 ngày bỏ đói Thành phi Lý thị, thái giám vào trong kiểm tra và giật mình phát hiện phi tần này vẫn còn sống. Sở dĩ phi tần này thoát chết là nhờ đã sớm biết được thủ đoạn tàn ác của Khách bà bà là bỏ đói phi tần trong lãnh cung.
Do vậy, Thành phi Lý thị sớm chuẩn bị kỹ lưỡng, giấu những thức ăn khô ở nhiều nơi trong lãnh cung. Nhờ vậy, sau 15 ngày bị Khách bà bà bỏ đói, Thành phi Lý thị vẫn sống sót. Về sau, phi tần này được trả tự do nhưng bị giáng xuống làm cung nữ. Khi hoàng đế Sùng Trinh lên ngôi, Thành phi Lý thị được phục hồi tước vị.
Do vậy, Thành phi Lý thị sớm chuẩn bị kỹ lưỡng, giấu những thức ăn khô ở nhiều nơi trong lãnh cung. Nhờ vậy, sau 15 ngày bị Khách bà bà bỏ đói, Thành phi Lý thị vẫn sống sót. Về sau, phi tần này được trả tự do nhưng bị giáng xuống làm cung nữ. Khi hoàng đế Sùng Trinh lên ngôi, Thành phi Lý thị được phục hồi tước vị.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.