Mỹ- Nga vượt qua một số bất đồng về Syria

(Kiến Thức) - Mỹ-Nga đã vượt qua một số bất đồng, với việc Moscow ủng hộ đàm phán ở New York để thảo luận về tiến trình chuyển đổi chính trị ở Syria.

Mỹ- Nga vượt qua một số bất đồng về Syria
Các giới chức Mỹ-Nga đều cho biết rằng cuộc khủng hoảng tại Syria, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và bất ổn tại Ukraine là những trọng điểm của cuộc gặp cấp ngoại trưởng Mỹ-Nga tại Moscow. Theo VOA, đây là chuyến đi thứ hai của Ngoại trưởng Kerry đến Nga trong năm nay.
Các nhìn nhận vấn đề Syria của Mỹ-Nga "cơ bản là tương tự"
Sau các cuộc hội đàm ở Moscow, Ngoại trưởng John Kerry nói: "Mặc dù chúng tôi không đồng ý về mọi khía cạnh của vấn đề Syria, nhưng cách nhìn nhận Syria của chúng tôi về cơ bản là tương tự”.
Phía Nga tuyên bố ủng hộ kế hoạch tổ chức vòng đàm phán ở New York vào 18/12 để thảo luận về tiến trình chuyển đổi chính trị cuối ngày 15/12, sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại Moscow.
My- Nga vuot qua mot so bat dong ve Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại điện Kremlin. 
Theo đài Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại điện Kremlin. Hai vị ngoại trưởng Nga-Mỹ thông báo với Tổng thống Putin về kết quả cuộc thảo luận vừa đạt được.
Tổng thống Putin nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Bộ trưởng (Sergei) Lavrov vừa mới báo cáo chi tiết về các đề nghị của Ngài và một số vấn đề cần bàn bạc thêm. Tôi rất vui mừng gặp và thảo luận với Ngài tất cả các vấn đề này".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow và Washington nhất trí tăng cường những nỗ lực chống khủng bố, phối hợp chặt chẽ hơn về hoạt động quân sự và tiếp tục lập danh sách những tổ chức khủng bố ở Syria.
Ông Lavrov nói rằng sau khi các cuộc đàm phán diễn ra tại New York vào ngày 18/12, Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG) hy vọng sẽ đệ trình một dự thảo nghị quyết lên Liên Hợp Quốc với những điều khoản cho tiến trình chuyển tiếp ở Syria.
Bộ Ngoại giao Nga phát biểu khá dè dặt về chuyến viếng thăm Moscow của Ngoại trưởng John Kerry: “Tình hình xung quanh quan hệ Nga-Mỹ vẫn còn phức tạp. Nga vẫn cương quyết cho rằng cần phải tuân thủ những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Kế hoạch chuyển tiếp chính trị ở Syria
Vào giữa tháng 11/2015, ISSG đã tổ chức vòng đàm phán thứ hai ở Vienna và nhất trí một kế hoạch tổng quát cho tiến trình chuyển tiếp. Đại diện các nhóm đối lập ở Syria cũng đã tổ chức những cuộc đàm phán tương tự vào tuần trước ở Riyadh.
ISSG đã đồng ý sẽ cố gắng đưa những đại diện của phe đối lập và của chính phủ Syria tham gia các cuộc đàm phán được Liên Hợp Quốc làm trung gian hòa giải trước tháng 1/2016. ISSG cũng ủng hộ một lệnh ngừng bắn và việc thành lập một cơ chế quản trị đáng tin cậy, đa thành phần ở Syria trong vòng 6 tháng và bầu cử tự do công bằng trong vòng 18 tháng.
Ông Kerry cho biết ISSG và phe đối lập |”ôn hòa” ở Syria đồng ý rằng điều này không có nghĩa là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức vào thời điểm đầu của tiến trình chuyển đổi chính trị.
Hiện chưa rõ liệu Tổng thốngAssad có hợp tác với kế hoạch này hay không?

Mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria

(Kiến Thức) - Phát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trước Đại hội đồng LHQ ngày 28/9 đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria.

Mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria
Những bài phát biểu của hai vị tổng thống trước kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng sau rất nhiều cảnh đổ máu và tàn sát, Syria không thể quay trở lại hiện trạng trước chiến tranh được nữa. Ông kêu gọi một "quá trình chuyển tiếp có kiểm soát" để lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống Obama lên án ông Assad là nhà lãnh đạo đã "ném bom thùng xuống người dân của mình” và  "thảm họa như ở Syria không diễn ra ở các nước nơi có nền dân chủ chân chính”.

Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria

(Kiến Thức) - Mỹ phải mời Iran tham gia đàm phán ở Vienna và gửi lực lượng đặc biệt hỗ trợ người Kurd chủ yếu là do tình hình Syria đang thay đổi hàng ngày.

Đằng sau việc Mỹ thay đổi lập trường ở Syria
Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đang được thể hiện đầy đủ trong tuần qua về hai vấn đề liên quan đến Syria.
Dang sau viec My thay doi lap truong o Syria
Những chính khách thế giới quan trọng liên quan đến giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Thứ nhất, Mỹ mời Iran tham gia đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna, bất chấp nhiều năm phản đối vai trò ngoại giao của Tehran trong nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến Syria.

Ả-rập Xê-út "chơi rắn” trong các cuộc xung đột khu vực

(Kiến Thức) - Trong 11 tháng Vua Salman chèo lái con thuyền Ả-rập Xê-út, vương quốc dầu mỏ này đã theo đuổi "cách tiếp cận cứng rắn" đối với vấn đề an ninh khu vực.

Ả-rập Xê-út "chơi rắn” trong các cuộc xung đột khu vực
Đó là nhận định của học giả Ahmad al-Obeid Mansoori trong một bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest.
A-rap Xe-ut
Dưới sự cai trị của Vua Salman, Ả-rập Xê-út thoe đuổi chính sách
"bảo thủ về đối nội và năng nổ về đối ngoại”. 
Theo tác giả Ahmad al-Obeid Mansoori,  sự cai trị của  Vua Ả-rập Xê-út Salman được đặc trưng bởi phương châm  "bảo thủ về đối nội và năng nổ về đối ngoại”, trong đó ban lãnh đạo ở Riyadh khá rạch ròi trong việc phân định “bạn thù”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.